Chùa Phổ Minh Ở Đâu? Tìm Hiểu Lịch Sử Và Kiến Trúc Chùa Phổ Minh

5/5 - (1 bình chọn)

Nam Định là vùng đất quê hương của các đời vua nhà Trần. Dưới thời Trần, nhiều ngôi đền, miếu, chùa được xây dựng tại đây. Trong đó, nổi bật là di tích chùa tháp Phổ Minh. Cùng Địa Điểm Việt Nam khám phá lịch sử, kiến trúc ngôi chùa Phổ Minh cổ kính với bảo vật hơn 700 năm tuổi nhé!

Chùa Phổ Minh
Chùa Phổ Minh

Chùa Phổ Minh ở đâu?

Cách thành phố Nam Định khoảng 4km về phía tây bắc, chùa Phổ Minh tọa lạc trên một khoảng đất khá rộng (xấp xỉ 2ha) thuộc địa phận thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Đi từ xa, ta đã có thể nhìn thấy tháp Phổ Minh ẩn hiện giữa màu xanh của cây lá và mây trời, với cảnh quan khu vực lân cận vẫn giữ được những nét xưa của làng quê Bắc Việt truyền th Bản đồ di chuyển tới chùa Phổ Minh ống, không có các xóm làng hiện đại bao quanh.

Bản đồ di chuyển tới chùa Phổ Minh


Xem thêm: Top 12 Làng Nghề Truyền Thống Lâu Đời Tại Hà Nội

Quá trình hình thành và phát triển của chùa Bảo Minh

Theo biên niên sử, chùa do vua Trần Thái Tông ban lệnh xây dựng vào năm 1262 ở phía Tây cung Trùng Quang của các vị vua nhà Trần. Nhưng theo các bản văn khắc trên bia tại chùa cho biết, chùa có từ thời Lý và được mở rộng quy mô vào thời Trần.

Chùa Phổ Minh cũng từng là nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông tu hành khi mới xuất gia. Nói về Trần Nhân Tông, đây không chỉ là một vị vua hiền có công trong kháng chiến chống Nguyên Mông lần 2 và 3 mà còn là vị tổ đã sáng lập ra một dòng thiền của riêng Việt Nam, đó là thiền phái Trúc Lâm.

Xem thêm: Làng Gốm Bát Tràng Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Gốm Truyền Thống

Tháp chùa Phổ Minh – Dấu tích Hào khí Đông A nước Đại Việt

Điểm nổi bật gây sự chú ý nhất trong khuôn viên sân chùa Phổ Minh chính là tháp Phổ Minh và 2 nhà bia đá. Trong đó, tháp Phổ Minh được đặt giữa sân chùa, trước Tiền đường ngôi chùa; còn 2 nhà bia đá đặt ở 2 bên tháp, cách nhau khoảng 4m.

Bia đá bên phải là Phổ Minh thiền tự bi khắc năm 1668 nói về việc xây dựng và trùng tu chùa. Bia đá bên trái là Bảo tháp từ bi khắc năm 1916 nói về tháp Phổ Minh. Cả 2 bia đá được đặt trên lưng rùa đá.

Theo sử sách ghi chép lại, tháp Phổ Minh được xây dựng từ năm 1308 theo lối truyền thống phổ biến thời văn hóa nhà Trần với kiểu dáng hình vuông; gồm 14 tầng; cao 19,5m. Ở các tầng đều trổ 4 cửa vòm cuốn, giữa các tầng là gờ mái…

Tháp Phổ Minh
Tháp Phổ Minh

Xem thêm: Làng Rèn Đa Sỹ Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Rèn Dao Kéo

Kiến trúc tháp Phổ Minh

Tháp Phổ Minh gồm 3 thành phần chính: Đế tháp, thân tháp và đỉnh tháp.

Đế tháp

Đế tháp Phổ Minh được làm toàn bộ bằng đá, các tảng đá có nhiều kích thước khác nhau, được chạm khắc hoa văn cánh sen, hoa văn sóng nước và toàn bộ đế mang hình ảnh của 1 cỗ kiệu.

Xem thêm: Làng Nón Chuông Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Nón Truyền Thống

Thân tháp

Thân tháp có 14 tầng, các tầng tháp mang dáng dấp chung, nhưng có khác nhau một số chi tiết. Tầng 1 được xây hoàn toàn bằng đá xanh, từ tầng 2 trở lên được xây bằng gạch, trát vữa kín. Mỗi đầu viên gạch có dòng chữ “Hưng Long thập tam niên” và khắc họa con rồng nổi thời Trần.

Bảo vật 700 tuổi
Bảo vật 700 tuổi

Đỉnh tháp

Đỉnh tháp là một khối đá tạo dáng hình bông sen bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau như: Đỉnh búp sen thuôn mập, gồm 5 lớp cánh sen ngửa, chụm; trong đó lớp cuối cùng có viền kép và có đường sống nổi ở giữa. Toàn bộ búp sen được đặt trên một khối đất nung, dáng thuôn phình hai tầng màu đỏ.

Xung quanh tháp có tường bao quanh, ở các điểm trụ đều có đèn lồng. Chính giữa các tường có để 4 cửa ra vào tháp, ở trước có các đôi rồng đá.

Dưới chân tháp Phổ Minh là 2 cây hương lớn (hay còn gọi là cột kinh) được làm bằng đá, tạo tác vào thế kỷ 17. Trước 2 cột kinh lớn là 2 cột kinh nhỏ, được tạo tác tinh xảo, theo hình hoa sen; trên đỉnh chạm cánh sen, bên trong có hình ảnh Phật ngồi trên tòa hoa sen.

Đặc biệt, xung quanh các cột kinh và bát hương còn có 12 chân tảng đá hoa cánh sen có dáng dấp và kích thước khá gần nhau.

Xem thêm: Cốm Làng Vòng – Đặc Sản Bậc Nhất Của Người Hà Thành

Kiến trúc chùa Phổ Minh

Dù trải qua nhiều lần tu tạo qua các thời đại, đến nay quần thể di tích lịch sử chùa tháp Phổ Minh vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần. Kết cấu chùa bao gồm các hạng mục chính là Tam quan, Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện, Hậu điện, nhà tổ, nhà tăng, nhà bia, hành lang, phủ Mẫu, ao sen.

Kiến trúc chùa Phổ Minh
Kiến trúc chùa Phổ Minh

Tam quan

Tam quan dẫn vào chùa có kết cấu 3 gian làm bằng khung gỗ, tường gạch. Mặt ngoài có bức hoành phong đề 4 chữ “Đại hùng bảo điện”. Bậc thềm ở chính giữa có chạm đôi sóc đá theo kiến trúc thời Trần. Hai bên cổng là hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối.

Từ cổng tam quan đi qua hai ao sen, ta sẽ thấy hai nhà bia của chùa nằm đối diện nhau. Hai nhà bia có mặt bằng hình vuông, rộng 4m theo kiểu theo kiểu 2 tầng 8 mái. Nhà bia phía bên phải khắc năm Cảnh Trị 6 (1668), đề dòng chữ “Phổ Minh Thiền Tự”. Nhà bia bên trái khắc năm Duy Tân 1 (1907), đề dòng chữ “Phổ Minh Bảo Tháp Từ Bi”.

Xem thêm: Nhà Thờ Lớn Hà Nội Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Lịch Sử Của Nhà Thờ Lớn

Tiền đường

Tiền đường
Tiền đường

Tiền đường gồm 9 gian. Bộ cửa gian giữa làm bằng 4 cánh bằng gỗ lim chắc chắn, được chạm khắc hình sóng nước, hoa lá tinh xảo. Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu Mặt Trời trong khuôn hình lá đề.

Thiêu hương

Thiêu hương gồm 3 gian với chiều dài 9m và chiều rộng 8,23m, được xây quay dọc và giao mái với tiền đường theo hình chữ “Đinh”.

Thượng điện

Thượng điện gồm 3 gian, chiều dài 12,8m và chiều rộng 8,50m. Kết cấu Thượng điện cùng Tiền đường và Thiêu hương được bố trí xếp theo hình chữ “công” tạo thành khu chùa chính.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Nhà Tù Hỏa Lò: Thời Gian, Lịch Trình, Chi Phí

Hậu điện

Hậu điện thờ Trúc Lâm Tam Tổ (tổ tiên của thiền phái Trúc Lâm). Chính giữa là tượng Trần Nhân Tông viên tịch theo kiểu nằm (nhập Niết bàn) được đánh giá là tác phẩm có giá trị cao cả về mỹ thuật, sử học lẫn tư tưởng. Bên phải là tượng tổ Pháp Loa, bên trái là tượng Huyền Quang.

Nhà tổ chùa Phổ Minh

Nhà tổ chùa Phổ Minh
Nhà tổ chùa Phổ Minh

Phía sau thượng điện là ngôi nhà dài gồm 11 gian gồm 5 gian nhà tổ ở giữa, bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ.

Tiền đường ở phía trước và ngôi nhà 11 gian ở phía sau được nối với nhau bởi hai dãy hành lang dài làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc chùa.

Ngoài ra, nằm rải rác trong khu vực chùa còn có 96 chân tảng đá chạm hoa sen cổ kính lâu đời.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Làng Cổ Đường Lâm Từ A – Z

Liên hệ

Trên đây là thông tin về tháp chùa Phổ Minh mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan