Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc Ở Đâu? Khám Phá Di Tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến Hải Dương, người ta thường nghĩ đến những đặc sản như bánh đậu xanh, bánh gai… Ngoài những món ăn nổi tiếng, Hải Dương còn có rất nhiều danh lam thắng cảnh, địa danh nổi tiếng. Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc nhé!

Côn Sơn - Kiếp Bạc
Côn Sơn – Kiếp Bạc

Giới thiệu về di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương. Đây là di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của đất nước ta. Nơi đây có quy mô rộng lớn, phong cảnh hữu tình, nên thơ của núi rừng và không khí linh thiêng nơi đây. Nơi đây gắn liền với sự hi sinh gian khổ, chiến ông to lớn khi mà đánh bại ba lần quân Mông nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc cho đất nước ta và cũng là nhân chứng lịch sử quan trọng và đặc biệt của dân tộc.

Hiện nay, Côn Sơn – Kiếp Bạc là điểm đến thu hút rất nhiều du khách đến tham quan khi du lịch Hải Dương với nhiều công trình tiêu biểu như: Đền thờ Nguyễn Trãi, đền Kiếp Bạc, Lễ hội di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc…

Bản đồ di chuyển tới Côn Sơn – Kiếp Bạc


Xem thêm: Top 12 Địa Điểm Du Lịch Tại Hải Dương Thu Hút Khách Ghé Thăm

Khám phá di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Tổng thể khu di tích gồm 2 khu vực chính: chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.

Khu vực chùa Côn Sơn

Khu vực chùa Côn Sơn bao gồm các khu vực sau đây:

Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn
Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn tên Nôm là chùa Hun, tên chữ là Thiên Tư Phúc tự, Tư Phúc tự, Côn Sơn tự, được xây dựng từ thế kỷ XIV, đã qua nhiều lần trùng tu. Các hạng mục kiến trúc chính của chùa hiện nay gồm: hồ bán nguyệt, tam quan, sân trước, tiền đường (5 gian, 2 chái), thiêu hương (3 gian), thượng điện (3 gian), nhà Tổ, điện Mẫu, vườn tháp, nhà bia, cùng một số hạng mục phụ trợ khác…

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Đảo Bạch Long Vĩ: Thời Gian, Di Chuyển, Ăn Gì, Lưu Trú

Tả, hữu hậu hành lang

Hai dãy tả, hữu hậu hành lang dài 75,13m, rộng 3,86m, mỗi bên gồm 29 gian.

Thanh Hư động

Nằm ở phía Tây Bắc núi Côn Sơn. Đây là một thung lũng, được bao bọc bởi núi Côn Sơn và núi Ngũ Nhạc, giữa là suối Côn Sơn. Thanh Hư động bao gồm nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, gắn với một số danh nhân, hiền sĩ thời Trần và thời Lê, như nhà ở của Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, cầu Thấu Ngọc, nền nhà Nguyễn Trãi, bàn đá, suối Côn Sơn…

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Đảo Bạch Long Vĩ: Thời Gian, Di Chuyển, Ăn Gì, Lưu Trú

Đền thờ Nguyễn Trãi

Đền thờ Nguyễn Trãi
Đền thờ Nguyễn Trãi

Tại khu di tích này, đến thời của Nguyễn Trãi tọa lạc dưới chân núi Ngũ Nhạc, Kỳ Lân, tựa lưng vào Tổ Sơn tạo thành một địa thế hết sức bề thế “tả thanh long, hữu bạch hổ”. Đền thờ của ông có tên là “Ức Trai linh từ”. Lối kiến trúc bên trong đền thờ mang đậm phong cách kiến trúc nhà Hậu Lê. Bên cạnh đó, dòng suối ngày đêm chảy róc rách như tiếng đàn vang vọng vào càng khiến nơi này càng trở nên hữu tình hơn. Thật đúng như những câu thơ đã đi vào sử sách:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai…”

Điểm đặc biệt của ngôi đền thờ Nguyễn Trãi là bức tượng đồng Nguyễn Trãi cao 1.4m, nặng 600kg. Đồng thời tại đây người ta còn đặt cả tượng song thân phụ mẫu của ngài. Có thể nói, đền thờ Nguyễn Trãi không chỉ là nơi để tưởng nhớ mà còn chính là nơi lưu giữ tâm hồn, cốt cách, tài đức lớn lao của con người cao cả này.

Xem thêm: Top 13 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Tại Hà Nội

Đền thờ Trần Nguyên Đán

Nằm ở phía trên cả đền thờ Nguyễn Trãi và Trần Nguyên Hãn, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Trần Nguyên Đán là ông Nguyễn Trãi. Các đền này đều rất đẹp và hợp thành một quần thể mới hoàn toàn hòa hợp với quần thể chùa Côn Sơn cũ.

Năm 1385, Trần Nguyên Đán cùng vợ đưa cháu ngoại Nguyễn Trãi về sống tại Côn Sơn. Ông nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành. Tại Côn Sơn ông cùng vợ trồng rừng thông, bãi giễ và xây dựng quần thể kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô, hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên, trong đó có các nơi “Nghỉ ngơi, chơi ngắm” là thẳng cảnh tiêu biểu mà từ lâu đã trở thành địa danh, di tích nổi tiếng, đi vào thi ca sử sách ở nhiều thời đại.

Năm 1390, Quan Đại Tư Đồ Trần Nguyên Đán tạ thế tại Côn Sơn. Vua Trần nhớ công đức của ông, sắc chỉ cho nhân dân lập đền, tạc tượng thờ Người tướng quốc tại Côn Sơn. Trải qua năm tháng Đền thờ xưa không còn.

Năm 2005, tỉnh Hải Dương xây dựng Đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của Ông giữa rừng tùng bách tại Côn Sơn. Đền Thanh Hư kiến trúc theo chữ Đinh, toà Tiên bái chồng diêm cổ các hai tầng tám mái uy nghi. Đền tựa núi Ngũ Nhạc, Minh Đường hướng đông nam, hồ Côn Sơn nơi tụ phong, tụ thủy; núi An Lạc làm Tiền Án, dãy An Sinh thế long chầu. Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ.

Xem thêm: Top 12 Địa Điểm Du Lịch Tại Nam Định Nhất Định Phải Ghé Thăm

Núi Ngũ Nhạc

Là dãy núi xoải dài từ Bắc xuống Nam, với chiều dài hơn 4km, gồm có 5 đỉnh. Đỉnh cao nhất khoảng 238m, nằm về phía Đông Bắc của dãy Côn Sơn. Các ngôi đền/miếu ở đây đều được xây dựng lộ thiên, bằng các khối đá xanh…

Bàn cờ tiên

Bàn cờ tiên
Bàn cờ tiên

Đỉnh Côn Sơn là một khu vực khá bằng phẳng. Tương truyền, từ thời Trần, Pháp Loa Tôn giả – tổ thứ 2 của Thiền phái Trúc Lâm, đã lập một bàn cờ tại vị trí này, tục gọi là Bàn cờ Tiên. Hiện nay, tại khu vực này mới dựng thêm một nhà bia, theo kiểu vọng lâu, với 2 tầng, 8 mái.

Đăng Minh bảo tháp

Giữa hai khu vườn tháp, ở phía trên giếng Ngọc, là Đăng Minh bảo tháp – tháp Tổ Huyền Quang, vị Tổ thứ 3 của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Tổ Huyền Quang viên tịch tại chùa Côn Sơn (1334), tháp mộ của ông được dựng ở vị trí này. Đăng Minh bảo tháp hiện nay được dựng lại trên nền tháp cũ, trên bình đồ rộng 8,40m, dài 7,78m, gồm 3 tầng, cao khoảng 6m, được ghép bởi những phiến đá hình hộp chữ nhật.

Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Hưng Yên Nên Ghé Thăm

Hồ Côn Sơn

Hồ Côn Sơn
Hồ Côn Sơn

Hồ có diện tích 43 ha, với sức chứa hàng trăm ngàn mét khối nước. Bao quanh hồ là hệ thống đường dạo, cây cảnh.

Suối Côn Sơn

Bắt nguồn từ hai dãy núi Côn Sơn và Ngũ Nhạc, dài khoảng 3km, uốn lượn tạo thành nhiều ghềnh, thác kế tiếp nhau, rồi đổ vào hồ Côn Sơn.

Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Bắc Giang Thu Hút Khách Tham Quan

Khu vực đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc bao gồm những khu vực nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc

Tức đền thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo vương từ), còn được biết đến với các tên gọi khác, như đền Kiếp, đền Vạn Kiếp, đền Trần Hưng Đạo. Đền được xây dựng ở trung tâm của thung lũng Kiếp Bạc, trên một khu đất có diện tích khoảng 13.5km2. Đền quay về hướng Tây Nam, nhìn ra sông Lục Đầu, gồm các hạng mục kiến trúc: trạm hạ mã, đường thần đạo, nghi môn, sân đền, tả hữu thành các, giếng mắt rồng, tắc môn, nhà giải vũ, đền chính. Đền chính được dựng theo dạng “tiền nhất, hậu đinh”, gồm tiền tế, trung từ và hậu cung.

Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Hà Nam Nhất Định Phải Ghé Thăm

Sinh từ

Sinh từ cách đền Kiếp Bạc 800m về phía Đông Bắc. Để ghi nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo vương, vua Trần Nhân Tông đã cho xây dựng đền thờ ngay khi Hưng Đạo vương còn sống, nên được gọi là Sinh từ. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đã đích thân viết văn bia ca ngợi công lao của Hưng Đạo Vương. Đến nay, Sinh từ chỉ còn lại phế tích.

Xem thêm: Top 11 Địa Điểm Du Lịch Tại Bắc Ninh Thu Hút Khách Tham Quan Nhất

Đền Nam Tào

Đền thờ quan Nam Tào, cách đền Kiếp Bạc 500m về phía Tây Nam, thuộc thôn Dược Sơn. Kiến trúc này được xây dựng trên một không gian thoáng, với diện tích trên 2km2, gồm các thành phần kiến trúc: trụ biểu, tam quan, gác chuông, gác trống, tả hữu hành lang, đền chính và hậu đường.

Đền Bắc Đẩu

Đền thờ quan Bắc Đẩu, được xây dựng trên đỉnh núi Bắc Đẩu, trong một không gian thoáng rộng, gồm các hạng mục: nghi môn, gác chuông, gác trống, tả hữu hành lang, đền chính, hậu đường và một số công trình phụ trợ khác…

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Làng Cổ Đường Lâm Từ A – Z

Vườn Dược Sơn

Tức Dược lĩnh cổ viên. Tương truyền, đây là vườn thuốc Nam, do Trần Hưng Đạo trồng trên núi Dược Sơn, nay thuộc thôn Dược Sơn, xã Hưng Đạo. Núi Dược Sơn nằm ở phía Nam của đền Kiếp Bạc, với diện tích trồng thuốc Nam khoảng 10 km2.

Ao Cháo

Ao Cháo nằm ở phía dưới chân núi Trán Rồng, thuộc địa phận thôn Bắc Đẩu. Tương truyền, Trần Hưng Đạo đã tập trung quân sỹ để đào ao, đón nước từ hố Máng nước để nấu cháo dưỡng thương cho binh lính. Hiện nay, nơi này chỉ còn lại phế tích.

Xem thêm: Làng Nón Chuông Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Nón Truyền Thống

Sông Vang – Xưởng Thuyền

Đây là di tích nằm trên cánh đồng Vạn Yên, cách đền Kiếp Bạc 1km về phía Bắc. Tương truyền, Trần Hưng Đạo đã cho quân sỹ đào sông Vang ở trung tâm đại bản doanh, để làm đường thủy trong khu vực nội địa của Thái ấp Vạn Kiếp. Tại sông Vang, Trần Hưng Đạo đã cho xây dựng Xưởng Thuyền để đóng, sửa chữa và cất giấu thuyền chiến. Hiện nay, hai di tích này chỉ còn dấu vết khá mờ nhạt.

Hang Tiền

Hang nằm nằm dưới chân núi Bắc Đẩu, cách đền Kiếp Bạc 500m về phía Bắc. Tương truyền, đây là nơi cất dấu ngân khố của Phủ đệ Trần Hưng Đạo để phục vụ kháng chiến. Hang Tiền rộng khoảng 1ha. Tại khu vực này còn dấu tích các vòm hầm đào vào núi, cao 1,5m, rộng 1,3m.

Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Hưng Yên Nên Ghé Thăm

Hố Thóc

Cách đền Kiếp Bạc 2km về phía Đông Nam. Tương truyền, địa điểm này từng là nơi cất giữ lương thảo. Hiện nay, di tích đã bị hư hại, chỉ còn lại phế tích.

Viên Lăng

Viên Lăng nằm trên gò đất nhỏ, hình tròn, cách đền Kiếp Bạc khoảng 300m về phía Đông Nam. Tương truyền, Trần Hưng Đạo được an táng ở đây.

Xem thêm: Top 11 Địa Điểm Du Lịch Tại Bắc Ninh Thu Hút Khách Tham Quan Nhất

Núi Trán Rồng

Núi Trán Rồng
Núi Trán Rồng

Núi Trán Rồng nằm ở phía sau đền Kiếp Bạc. Trên sườn núi có nhiều di tích, di chỉ khảo cổ thời Trần…

Sông Lục Đầu – Cồn Kiếm

Đây là nơi đã diễn ra trận Vạn Kiếp lịch sử (năm 1285), chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của quân Nguyên – Mông lần thứ 2. Sông Lục Đầu có vị trí chiến lược rất quan trọng. Tại đây, Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông đã tổ chức Hội nghị Bình Than. Trên sông Lục Đầu, trước cửa đền Kiếp Bạc có một cồn cát chạy dài, gọi là Cồn Kiếm. Tương truyền, đây là nơi Trần Hưng Đạo thả kiếm xuống sông khi đất nước thái bình.

Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Hà Nam Nhất Định Phải Ghé Thăm

Liên hệ

Trên đây là thông tin về di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan