Di Tích Đồng Khởi Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Phong Trào Đồng Khởi

5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến phong trào đồng khởi Bến Tre thì có lẽ ai cũng đều biết đến, miền đất của dừa, của sông nước này từng là nơi khốc liệt mà hào hùng của chiến tranh chống Mỹ. Thắng lợi cuộc Đồng khởi tại vùng điểm đã mở màn, cổ vũ cho phong trào nổi dậy trong toàn tỉnh, sau đó lan ra trong toàn miền. Ngày nay, di tích Đồng Khởi Bến Tre trở thành một điểm tham quan du lịch Bến Tre có ý nghĩa lịch sử lớn lao, mà du khách có dịp đều nên ghé thăm một lần. Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về di tích Đồng Khởi nhé!

Di Tích Đồng Khởi
Di Tích Đồng Khởi

Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre tọa lạc tại xã Định Thủy thuộc huyện Mỏ Cày Nam, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 24km. Đầu những năm 1960, đây là nơi phát tiếng súng đầu tiên mở đầu cho phong trào Đồng Khởi của cách mạng miền Nam Việt Nam thời bấy giờ.

Hiện nay, Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre được xây dựng làm nơi trưng bày những hình ảnh lịch sử về chiến công oanh liệt của quân, dân ta trong hai cuộc kháng chiến dành độc lập. Đồng thời đây cũng là nơi giáo dục truyền thống cách mạng đối với thế hệ trẻ mai sau và phục vụ hoạt động tham quan du lịch, tìm hiểu về ngày Đồng Khởi ở Bến Tre lịch sử. Năm 1993, Khu di tích Đồng Khởi Bến Tre đã được xếp vào loại Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt, bao gồm 2 địa điểm chính là Nhà truyền thống và Đình Rắn.

Di chuyển đến di tích Đồng Khởi


Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Biển Thạnh Phú Mới Nhất 2023

Ngược dòng thời gian tìm hiểu phong trào Đồng Khởi

Di tích Đồng Khởi được hình thành như thế nào? Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu một chút về lịch sử nhé!

Hoàn cảnh 

Trong những năm 1957 – 1959, Mĩ — Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam ; ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện “đạo luật 10/59” công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam…

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang.

Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Bà Rịa – Vũng Tàu Hot Nhất 2023

Diễn biến 

Phong trào Đồng Khởi
Phong trào Đồng Khởi

Dưới ánh sáng nghị quyết của Đảng, phong trào nổi dậy của quân ta ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Trà Bồng (Quảng Ngãi)… sau đã lan rộng ra khắp miền Nam, trở thành cao trào cách mạng với cuộc “Đồng khởi”, tiêu biểu nhất là ở Bến Tre.

Ngày 17-1-1960, phong trào nổ ra ở huyện Mỏ Cày, sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã, ở những nơi đó, ủy ban nhân dân tự quản được thành lập. lực lượng vũ trang nhân dân ra đời và phát triển.

Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Côn Đảo Chi Tiết Mới Nhất 2023

Ý nghĩa

Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới, làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam : chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Tạo điều kiện đưa đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960).

Khám phá di tích Đồng Khởi ngày nay

Cụm di tích Đồng Khởi Bến Tre ngày nay, gồm có: Nhà Truyền thống Đồng Khởi và đình Rắn.

Nhà truyền thống di tích Đồng Khởi

Nhà truyền thống di tích Đồng Khởi
Nhà truyền thống di tích Đồng Khởi

Nhà truyền thống Đồng Khởi được xây dựng năm 2001, có tổng diện tích 5.029,3m2, gồm các hạng mục chính: nhà đón tiếp, bia chiến thắng và nhà truyền thống.

Nhà đón tiếp xây dựng bằng bê tông cốt thép, nền lát gạch men màu hồng, mái lợp ngói màu đỏ. Ngôi nhà có ba cửa ra vào cao 2,5m, rộng 1,2m bằng khung sắt sơn màu xám, lộng kính, cửa chính quay về hướng Đông, hai cửa phụ quay về hướng Nam.

Bia chiến thắng được xây dựng phía bên phải của khu di tích, cách nhà truyền thống 44m, bệ văn bia cao 1,05m gồm bảy bậc tròn đồng tâm ốp đá mài màu xanh lam. Bia chiến thắng là một khối đá granite hình dáng tự nhiên cao 3,2m. Mặt trước quay về hướng Nam được chạm khắc tám chữ vàng “Anh dũng đồng khởi, thắng Mỹ diệt Ngụy”. Mặt sau bia khắc nội dung “Ngọn lửa thần kỳ” do tỉnh Bến Tre phát động cuộc thi viết văn bia ca ngợi Đồng Khởi năm 1960, và được khắc trên bia nhân kỷ niệm 45 năm ngày Đồng Khởi Bến Tre.

Nhà Truyền thống có tầng trệt và một tầng lầu, cao 24m, dài 24,5m, rộng 26m. Trên nóc là biểu tượng ngọn đuốc Đồng Khởi cao 12m, đường kính 4,5m gồm có 3 cánh tượng trưng cho sự tấn công địch bằng 3 mũi giáp công: chính trị, binh vận, võ trang và sự nổi dậy của nhân dân 3 dải cù lao.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Biển Quất Lâm Nam Định Mới Nhất 2023

Đình Rắn

Đình Rắn
Đình Rắn

Đình Rắn còn được gọi là đình Định Nhơn, nằm cách Nhà Truyền thống 500m về hướng Đông Bắc. Đình được xây dựng vào năm 1878 thờ thần Thành hoàng bản cảnh nhằm cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Sau các cuộc chiến tranh, đình Rắn bị tàn phá nặng nề nên đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần trên đất cũ. Vào năm 1917, nhân dân địa phương đã dựng lại 3 căn đình chính bằng cột gỗ, mái ngói. Tháng 4/1980, Ban khánh tiết đình vận động tu sửa còn lại một căn đình chính bằng cây lá đơn sơ.

Đến năm 2005, tỉnh Bến Tre trùng tu, phục dựng lại ngôi đình theo hiện trạng ngày nay. Đình có chiều ngang 11m, chiều dài 25m kết cấu gồm 3 gian nối tiếp nhau bao gồm gian võ ca, nhà thính và gian chánh điện. Đình được xây dựng gồm 66 cột bê tông sơn màu nâu đỏ, các vì kèo cũng bằng chất liệu bê tông, sàn mái được đổ bê tông, phía trên lợp ngói vảy cá; nền lát gạch tàu, diềm mái uốn cong trang trí đắp nổi hình rồng cách điệu. Bao quanh ngôi đình là dãy lan can cao 74cm trang trí các ô hộc bằng sành sứ. Có 4 lối lên xuống ngôi đình gồm 2 lối nơi nhà võ ca và 2 lối nơi nhà thính. Mỗi lối lên xuống là bậc tam cấp rộng 1,5m lát đá mài màu vàng kem.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Khu Du Lịch Hồ Mây Mới Nhất 2023

Nhà võ

Nhà võ ca có 3 gian, hệ thống cột kèo bằng bê tông, là nơi rộng rãi, thoáng mát, dùng để hội họp nhân dân trong các kì cúng đình.

Nhà thính nằm sau nhà võ ca, cũng có ba gian nhưng kích thước nhỏ hơn, các cột, vì kèo bằng bê tông, nơi đặt bàn thờ các anh hùng liệt sĩ, phía trước bàn thờ có cặp hạc màu trắng bằng chất liệu xi măng.

Gian chính điện nối tiếp phía sau nhà thính bằng ba cửa ra vào, tương ứng với ba gian của chính điện. Cửa ra vào bằng chất liệu gỗ được thiết kế theo kiểu thượng song hạ bản. Nội thánh gian chính điện gồm ba gian thờ, gian giữa thờ Thần, hai bên là Tả/Hữu ban, kế đến là bàn thờ Tiền hiền, Hậu hiền. Hương án thờ Thần chạm nổi lưỡng long tranh châu, hoa văn hoa lá; phía trên là bộ lư, cặp chân đèn, chuông bằng đồng thau, chò gỗ, bình hoa bằng sành. Linh vị thờ Thần chạm khắc Hán tự 神 (Thần) và câu liễn đối, bao quanh được trang trí chạm khắc hoa văn hoa lá, dây nho…, sơn son thếp vàng. Nội thất gian chính điện có cặp long trụ bằng chất liệu xi măng.

Xem thêm: Top 9 Địa Điểm Du Lịch Tại Đồng Tháp Hot Nhất 2023

Liên hệ

Trên đây là thông tin về di tích Đồng Khởi Bến Tre Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.

Bài viết liên quan