Khám Phá Chùa Yên Tử – Cuộc Hành Hương Về Chốn Thanh Tịnh

5/5 - (1 bình chọn)

Chùa Yên Tử Quảng Ninh nổi tiếng linh thiêng với quang cảnh thiên nhiên hữu tình. Du khách thường tới đây vào dịp đầu xuân để cầu may mắn, bình an cho gia đình và vãn cảnh. Nếu bạn cũng đang muốn tới du lịch chùa Yên Tử thì có thể tham khảo chia sẻ của nhiều du khách đi trước. Hãy cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu chùa Yên Tử nhé!

Khám phá chùa Yên Tử
Khám phá chùa Yên Tử

Thông tin chi tiết chùa Yên Tử

Để tìm hiểu chi tiết nhất về chùa Yên Tử, hãy tham khảo những thông tin dưới đây của Địa Điểm Việt Nam.

1. Chùa Yên Tử ở đâu?

Chùa Yên Tử Quảng Ninh là một ngôi chùa nổi tiếng được yêu thích bậc nhất ở Việt Nam. Ngôi chùa này nằm ở thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, Quảng Ninh. Nơi đây được Phật hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành sau khi truyền ngôi và thành lập ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (một dòng Phật giáo đặc trưng ở Việt Nam).

Bản đồ tham quan chùa Yên Tử

 

2. Lịch sử chùa Yên Tử Quảng Ninh

Sau khi truyền ngôi lại cho con trai, Phật Hoàng Nhân Tông chọn về Yên Tử để tu hành, giảng đạo cho chư tôn, tăng ni đến nghe. Sau thời gian ở đây tu hành, ông sáng tạo và xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử mang tín ngưỡng văn hóa Việt Nam. Cùng với ông còn có hai môn đệ là thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang cũng đóng góp vào việc sáng lập ra thiền phái này.

3. Kiến trúc độc đáo của chùa Yên Tử

Đỉnh thiêng Yên Tử nằm trên độ cao khoảng 1068 m so với mực nước biển. Để lên tới đỉnh chùa bạn phải vượt qua hơn 6000 bậc đá, băng qua cánh rừng trúc, rừng thông cao ngút ngàn. Ngày nay phục vụ cho du lịch vãn cảnh ban quản lý đã đầu từ cho vận hành hai hệ thống cáp treo giúp đi lại nhanh và thuận tiện hơn.

Kiến trúc độc đáo của chùa Yên Tử
Kiến trúc độc đáo của chùa Yên Tử

Nhìn chung kiến trúc các ngôi chùa ở Trúc Lâm Yên Tử được xem là chuẩn mực của kiến trúc phật giáo được dựng lại y nguyên theo mô phỏng ban đầu. Cổng Tam quan hai tầng tám mái cân xứng đứng uy nghi phía trên cao, bước lên các bậc đá qua cổng tam quan bán sẽ tiến vào sân chính, sân lát gạch đỏ. Mái chùa được lợp ngói vẩy uốn cong hình đầu đao hướng thẳng lên trời.

Khám phá khu thắng cảnh chùa Yên Tử

Đến với hành trình tham quan chùa Yên Tử Quảng Ninh, bạn sẽ được khám phá, tham quan các ngôi chùa cổ hàng trăm năm tuổi.

Quần thể chùa Yên Tử Quảng Ninh có những ngôi chùa hàng trăm năm tuổi. Thông thường, lịch trình của du khách hành hương sẽ bắt đầu ở chùa Trình và kết thúc ở chùa Đồng. Bạn hãy lưu lại lịch trình và bản đồ sau.

1. Đền Trình/ Chùa Trình Yên Tử

Hành trình tham quan Yên Tử bắt đầu từ chùa Trình (chùa Bí Thượng). Ngôi chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê trên mặt nền kiến trúc hình chữ Nhất. Kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc” lợp ngói mũi hài, vì kèo nóc kiểu giá chiêng chồng rường con nhị. Theo lễ nghi “đi trình về”, chùa Trình là điểm xuất phát cũng là điểm kết thúc sau chuyến đi chùa Yên Tử.

Tham khảo thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Hạ Long – Ăn Gì, Ở Đâu, Lịch Trình Di Chuyển, Chi Phí?

2. Chùa Suối Tắm và chùa Cẩm Thực

Từ chùa Trình, bạn đi tiếp đến tham quan chùa Suối Tắm tọa lạc trên thế đất tựa đầu rùa. Ngôi chùa xây trên mặt bằng hình chữ Đinh. Kiến trúc ba gian hai chái bái đường (Tả Vu, Hữu Vu) và một gian hậu cung. Sử dụng ngói mũi hài, đầu đao bốn góc mái hình mây cuộn và rồng được chạm trổ công phu, tỉ mỉ.

Cách chùa Suối Tắm khoảng 1km là chùa Cẩm Thực. Ngôi chùa được đặt tên để tưởng nhớ công ơn và tấm lòng từ bi bố thí của vua Trần vào hơn 700 năm trước.

3. Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (Chùa Lân)

Đi tiếp khoảng 4km, bạn sẽ đến Chùa Lân (Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử). Xưa kia, chùa Lân là một ngôi chùa lớn, có nhiều công trình đồ sộ nhưng đã bị hủy hoại theo thời gian. Đến năm 2002, chùa được xây lại dựa trên dấu tích cũ. Chùa Lân là một trong những ngôi chùa quan trọng của trường phái Trúc Lâm. Đây cũng là nơi đầu tiên vua Trần Nhân Tông tu hành khi đến Yên Tử.

4. Chùa Giải Oan Yên Tử

Chùa Giải Oan lưng tựa núi, phía trước là dòng suối trong vắt chảy róc rách. Từ sân chùa có thể nhìn thấy mây trắng ôm lấy đỉnh núi Yên Tử. Trong sách sử ghi lại chùa có địa thế rất đẹp, thế đất phong thủy nên rất linh thiêng.

Suối Giải Oan
Suối Giải Oan

5. Chùa Hoa Yên Yên Tử

Từ chùa Giải Oan đi theo con đường có hai hàng tùng cổ từ 700 năm trước, qua 136 bậc đá đến với chùa Hoa Yên. Chùa Hoa Yên hay còn gọi là chùa Vân Yên, chùa Cả. Đây là ngôi chùa đẹp nhất, lớn nhất và là chùa chính của núi Yên Tử. Chùa tọa lạc ở lưng chừng núi với độ cao 516m, ẩn hiện trong lớp mây trắng bồng bềnh.

6. Chùa Một Mái Yên Tử

Chùa Một Mái là một ngôi chùa vô cùng đặc biệt. Một nửa ẩn sâu trong hang núi, một nửa phô ra bên ngoài nên ngôi chùa chỉ lợp một mái. Nép mình bên sườn núi cao xung quanh là cây cối mây trời nên không gian ở đây rất thanh tịnh.

7. Chùa Bảo Sái và chùa Vân Tiêu

Chùa Bảo Sái mộc mạc, đơn sơ, là nơi thờ cúng thiền sư Bảo Sái – đệ tử thân tín của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ông được vua giao nhiệm vụ ghi lại tất cả các kinh văn của Thiền Phái Trúc Lâm để truyền giảng cho đệ tử trên cả nước.

Men theo sườn núi khoảng 200m, bạn sẽ đến chùa Vân Tiêu lúc ẩn lúc hiện trong những tầng mây. Xưa kia chùa là một am nhỏ nơi vua tu hành, tên gọi là Am Tử Tiêu.

Xem thêm: Chùa Bái Đính – Khám Phá Địa Điểm Tâm Linh Nhiều Kỷ Lục Nhất Việt Nam

8. Chùa Đồng Yên Tử

Điểm cuối trong hành trình du lịch Yên Tử là chùa Đồng nằm ở vị trí cao nhất của núi Yên Tử. Ngôi chùa được đúc hoàn toàn bằng đồng, nặng khoảng 60 tấn. Chùa quay hướng Tây Nam, dáng tựa như một bông hoa sen nở ngự trên sập đồng. Đến chùa Đồng bạn sẽ có cảm giác như chạm vào mây. Cõi lòng thanh thản với đất trời, phật pháp.

Chùa Đồng Yên Tử
Chùa Đồng Yên Tử

Hướng dẫn đường đi chùa Yên Tử Quảng Ninh

Xuất phát từ Hà Nội bạn có thể đến chùa Yên Tử theo nhiều tuyến đường. Độ dài quãng đường khoảng 130km, tương đương với gần 3h lái xe.

  • Tuyến 1: từ Hà Nội bạn đi đường QL8, chạy thẳng đến đền Trình, sau đó rẽ trái 10km là tới Yên Tử
  • Tuyến 2: Bạn đi đến cầu Chương Dương, kế đến đi vào QL5. Đi dọc theo QL5B/ĐCT04 đến Quang Trung rồi đi theo lối ra về hướng QL5/Thái Bình. Sau đó bạn đi vào QL10 và chạy thẳng đến Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí là đến Yên Tử.
  • Tuyến 3: Bạn đi xe khách tuyến Hà Nội – Uông Bí, đến đoạn chùa Trình ở QL18 thì xuống xe. Tiếp theo bạn bắt xe bus vào đến chân núi Yên Tử.

Nên du lịch chùa Yên Tử Quảng Ninh mùa nào? 

Bạn có thể đi chùa Yên Tử Quảng Ninh bất cứ thời điểm nào trong năm. Nhưng thời điểm thích hợp với nhiều hoạt động thú vị nhất là vào khoảng mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Lúc này là thời gian diễn ra lễ hội nên chùa Yên Tử Quảng Ninh thu hút đông đảo du khách xa gần.

Tuy nhiên, nếu đi vào dịp này sẽ rất đông, có thể bạn sẽ gặp cảnh chen chúc khó chịu. Nếu bạn không thích cảnh tượng đông đúc, hãy đi du lịch Quảng Ninh Yên Tử sau tháng 3 sẽ thưa thớt hơn nhé!

Những hình ảnh đẹp tại Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Xem thêm: Khám Phá Vịnh Hạ Long – Kỳ Quan Thiên Nhiên Thế Giới

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về danh thắng chùa Yên Tử. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có trải nghiệm thăm khám thuận lợi và an toàn.

Theo dõi những bài viết khác tại địa chỉ https://diadiemvietnam.vn. Sự quan tâm của bạn đọc là động lực rất to lớn để Địa điểm Việt Nam sản xuất ra những sản phẩm chất lượng hơn. Mọi thắc mắc xin liên hệ về chúng tôi theo địa chỉ info.diadiemvietnam.vn@gmail.com.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam: fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan