Kinh Nghiệm Tham Quan Làng Cổ Đường Lâm Từ A – Z

5/5 - (1 bình chọn)

Làng cổ Đường Lâm là một làng cổ lâu đời mang rất nhiều nét văn hóa đặc sắc. Cho tới ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu… Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu kinh nghiệm tham quan làng cổ Đường Lâm từ A – Z nhé!

Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm ở đâu?

Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 44km. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. 

Cho đến ngày nay, làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,… với 956 ngôi nhà truyền thống. Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia..

Bản đồ di chuyển tới làng cổ Đường Lâm


Xem thêm: Làng Nón Chuông Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Nón Truyền Thống

Kiến trúc làng cổ Đường Lâm

Đến với làng cổ Đường Lâm bạn sẽ thấy được hầu hết các nét đặc trưng của một ngôi làng xưa. Với cây đa, giếng nước, sân đình, chùa miếu, đường làng quanh co, ngõ nhỏ, những ngôi nhà gỗ cổ, những bức tường được xây bằng gạch đỏ hoặc trát bùn xưa… Nét cổ nhất của làng cổ Đường Lâm nằm ở kiến trúc cổng làng và đình Mông Phụ.

Làng cổ Đường Lâm có gần 1.000 ngôi nhà cổ, nằm ở các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ rất lâu đời, từ những năm 1649, 1703, 1850… đều được xây dựng bằng loại vật liệu truyền thống của xứ Đoài là: đá ong, tre, gỗ xoan, nứa, gạch đất nung, ngói, đất nện, trấu, mùn cưa,…

Nhà cổ Đường Lâm
Nhà cổ Đường Lâm

Về tổ chức không gian, khuôn viên, các thành phần của chủ yếu của nhà ở truyền thống của Đường Lâm gồm có: Cổng, tường rào, sân, vườn, nhà chính, nhà phụ, bếp, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Một số nhà rộng còn có bình phong, giếng nước và một số ít gia đình còn có ao

Bố cục kiến trúc trong khuôn viên nhà ở Đường Lâm phổ biến là kiểu nhà chính và nhà phụ vuông góc với nhau theo kiểu “thước thợ”, kiểu nhà chính và nhà phụ song song với nhau theo kiểu “tiền khách hậu tự” thường là những nhà giàu có, nhà trưởng họ. Nhà cổ ở Đường Lâm thường hướng về phía Nam và Đông Nam, mát về mùa hè và ấm về mùa đông.

Xem thêm: Cốm Làng Vòng – Đặc Sản Bậc Nhất Của Người Hà Thành

Thời điểm thích hợp để du lịch làng cổ Đường Lâm

Bạn có thể đến làng cổ Đường Lâm bất cứ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa lễ hội và mùa lúa chín là thời điểm thích hợp hơn cả cho một chuyến du hí.

Mùa lễ hội

Mùa lễ hội làng Đường Lâm diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội truyền thống làng Mông Phụ diễn ra từ ngày mùng 4 đến mùng 10, được xem là lễ linh thiêng nhất của năm. Lễ tế Thành Hoàng làng tổ chức tại ngôi đình làng cổ nhất với các hoạt động rước kiệu, dâng lợn, dâng gà,… Sau đó người dân trong làng sẽ tham gia vào các trò chơi dân gian như cờ người, cờ tướng, chọi gà, bịt mắt bắt vịt,… tạo nên không khí lễ hội vui tươi, náo nhiệt.

Lễ hội tại làng cổ
Lễ hội tại làng cổ

6 ngày sau, lễ hội của thôn Đông Sàng được tổ chức, cầu cho Quốc thái dân an, mùa màng bội thu với nhiều hoạt động hấp dẫn như múa lân, lễ rước nước, tế lễ. Đoàn rước nước bắt đầu từ đình làng đến bờ sông Hồng với rồng, lân, ngựa, cờ,… kéo dài suốt gần một ngày. Đến Đường Lâm trong thời gian này, bạn sẽ được tận hưởng không khí lễ hội hết sức náo nhiệt và thưởng thức những món ăn đặc sản mà chỉ có trong ngày hội.

Xem thêm: Làng Gốm Bát Tràng Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Gốm Truyền Thống

Mùa lúa chín

Tháng 5, 6 hàng năm – khi những cánh đồng lúa vào độ chín rộ, Đường Lâm vào ngày mùa cũng là lúc du khách kéo về đây đông nhất. Những con đường ở Đường Lâm trải đầy thóc và rơm khô tạo nên một khung cảnh làng quê ấm no, yên bình, hiếm nơi nào có được.

Di chuyển đến làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội tầm 50km. Vì thế để di chuyển tới đây bạn nên lựa chọn một trong bốn cách sau:

Đi xe buýt

Đây là cách an toàn và kinh tế nhất. Để đến được Đường Lâm, bạn hãy bắt các xe buýt tuyến số 77 (Hà Đông – Sơn Tây), tuyến 70 (Kim Mã – Sơn Tây) hay tuyến 71 (Mỹ Đình – Sơn Tây). Khi đi xe buýt này hãy xuống ở điểm dừng là bến xe Sơn Tây sau đó bắt xe ôm hoặc taxi vào làng cổ Đường Lâm. Số tổng đài taxi tại Sơn Tây là 0243 362 6262.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Phố Cổ Hà Nội Từ A – Z Chi Tiết Nhất

Đi xe khách

Xe khách là một lựa chọn không phải không hợp lý khi muốn đi từ Hà Nội tới Đường Lâm. Bởi vì bắt xe khách tuyến Mỹ Đình – Phú Thọ khá tiện đường và có nhiều chuyến liên tục chỉ cách 1 tiếng 15 phút lại có một chuyến mới.

Phương tiện tự túc

Do khoảng cách không quá xa nên nếu bạn muốn có được trải nghiệm tự do khám phá có thể lựa chọn phương tiện tự túc là xe máy hoặc ô tô cá nhân. Có 2 cung đường để bạn tham khảo đó là:

– Từ trung tâm Hà Nội đi theo Đại lộ Thăng Long rồi rẽ phải ở ngã ba Hòa Lạc. Tiếp theo bạn đi theo đường 21 qua Sơn Lộc đến ngã tư đường 32 rồi đi theo bảng chỉ dẫn vào Đường Lâm

– Từ trung tâm Hà Nội bạn đi theo đường 32 lên thị xã Sơn Tây. Tiếp tục đi trên đường 21 và tìm tới ngã tư phía bên tay trái để đi tới cổng làng Đường Lâm.

Xem thêm: Làng Rèn Đa Sỹ Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Rèn Dao Kéo

Các địa điểm tham quan ở Làng cổ Đường Lâm

Đường Lâm có rất nhiều địa điểm tham quan gắn liền với kiến trúc, văn hóa làng quê xưa cũ hoặc các nhân vật, sự kiện lịch sử. Mỗi địa danh này lại có những câu chuyện với sức hút và ý nghĩa riêng mà chúng ta nên đến tận nơi, tận mắt chứng kiến, tìm hiểu, lắng nghe và cảm nhận.

Cổng làng Mông Phụ

Được xây dựng theo kiểu Thượng gia hạ môn tức dưới là cổng trên là nhà, Cổng làng Mông Phụ mang đậm dấu ấn kiến trúc văn hóa của thời nhà Lê. Ngày xưa cổng làng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của những người nông dân, những người đi tuần, những người đi chợ về. Đây cũng là nơi mang đậm hồn quê mà những người xa quê luôn nhớ về và tìm về đầy xúc động.

Cổng làng Mông Phụ
Cổng làng Mông Phụ

Giống như nhiều chiếc cổng làng thời phong kiến khác, cổng làng Mông Phụ được làm bằng đá ong với hai cánh cổng hình cánh dễ làm bằng gỗ lim. Bên phải cổng là hồ nước rộng lớn còn bên trái là một cây cổ thụ hàng ngàn năm tuổi. Vì vẻ đẹp thoáng đạt yên bình này mà cổng làng Mông Phụ không chỉ là điểm nghỉ ngơi tham quan thú vị mà còn là nơi chụp ảnh lý tưởng của các du khách khi đến với Làng cổ Đường Lâm.

Xem thêm: Làng Lụa Vạn Phúc Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nét Đẹp Truyền Thống Qua Từng Dải Lụa

Đình làng Mông Phụ

Đình làng Mông Phụ
Đình làng Mông Phụ

Được xây dựng năm 1684, Đình làng Mông Phụ gồm Nghi Môn, sân đình, 2 tòa Tả Mạc và Hữu Mạc hai bên và tòa Đại đình ở giữa. Đây là kiến trúc kiểu chữ Công thường gặp ở các triều đại phong kiến xưa kia. Bên trong đình còn lưu giữ rất nhiều bức hoành phi câu đối cổ có niên đại mấy trăm năm. Hai bên hông đình là hai giếng cổ.

Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh

Nằm trong khuôn viên thôn Mông Phụ, nhà thờ họ Giang là di tích được xây dựng từ thời vua Tự Đức nhằm tưởng nhớ công ơn của Thám hoa Giang Văn Minh – người được vua Lê Thần Tông cử đi sang Trung Quốc và sẵn sàng đối đáp với nhà vua và quần thần nhà Minh để bảo vệ danh dự dân tộc.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Núi Hàm Lợn: Ăn Gì, Ở Đâu, Di Chuyển, Chi Phí

Các ngôi nhà cổ

Làng cổ Đường Lâm có tất cả 956 ngôi nhà cổ được xây dựng từ những năm 1649. Các ngôi nhà ở đây đều được xây 5 gian hay 7 gian bằng các vật liệu truyền thống như gỗ xoan, tre nứa, gạch đất nung, ngói, đá ong, đất nện hay mùn cưa…Khuôn viên các ngôi nhà đều rộng rãi và phân thành nhiều khu: nhà chính, nhà ngang, sân, bếp, vườn, giếng nước, chuồng trại, cây rơm, cổng có mái che…

Đền thờ Phùng Hưng

Phùng Hưng là thủ lĩnh trong cuộc nổi dậy chống lại ách đô hộ hà khắc của nhà Đường thời Bắc thuộc tại Việt Nam. Sau khi khởi nghĩa thành công, Phùng Hưng đã xây dựng chính quyền tự chủ và cai trị trong 7 năm.

Đền thờ Phùng Hưng
Đền thờ Phùng Hưng

Để tưởng nhớ vị vua đặc biệt này, đền thờ Phùng Hưng được lập ở nhiều nơi. Tuy nhiên nếu linh thiêng và quy mô nhất phải kể đến đền thờ Phùng Hưng ở Làng cổ Đường Lâm. Sở dĩ như vậy là bởi Đường Lâm là nơi vị anh hùng dân tộc này được sinh ra và lớn lên.

Xem thêm; Khu Di Tích Tân Trào Nằm Ở Đâu? Ghé Thăm Những Địa Danh Trong Di Tích

Đền thờ và lăng mộ Ngô Quyền

Từ đền Phùng Hưng đi thêm 500 mét du khách sẽ tới được lăng mộ Ngô Quyền. Lăng mộ thờ Ngô Quyền nằm giữa cánh đồng lúa bát ngát đầy tĩnh mịch và xung quanh là các di tích mang đậm dấu ấn lịch sử oai hùng và ly kỳ. Đó là đồi Hùm nơi thủ lĩnh Phùng Hưng đánh hổ cứu dân hay rặng chuối buộc voi chiến của Ngô Quyền thời xưa.

Giếng cổ Đường Lâm

Giếng cổ Đường Lâm
Giếng cổ Đường Lâm

Tại làng cổ Đường Lâm có rất nhiều giếng cổ. Cũng như Đình làng, Giếng nước được coi là linh hồn của nhiều làng quê Việt Nam. Đi tham quan quanh Đường Lâm bạn sẽ bắt gặp rất nhiều giếng cổ. Nếu được bạn hãy múc những xô nước dưới giếng cổ để cảm nhận được dòng nước mạch vô cùng trong vắt và mát rượi ở nơi đây.

Xem thêm: Ải Chi Lăng Ở Đâu? Lịch Trình Di Chuyển, Giá Vé, Tham Quan

Chùa Mía

Chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự) được xây trên khu đất cao thuộc thôn Đông Sàng. Đây là nơi lưu giữ hàng trăm pho tượng Phật quý hiếm. Bước vào không gian của chùa Mía bạn sẽ cảm nhận được sự bình yên của tâm hồn trong không gian của Phật pháp nhiệm màu vô cùng tôn nghiêm và thanh tịnh.

Ăn gì ở làng cổ Đường Lâm?

Đã đến Đường Lâm nếu không thưởng thức đặc sản ở đây thì thật là thiếu sót. Những món ăn tại đây không phải là những món cao lương mĩ vị gì cả, chỉ đơn giản là những món ăn dân quê bình dị, mà ai tới đây thưởng thức đều cũng cảm thấy thân quen. Những món ăn đó là:

– Gà Mía

– Tương Chấm

– Bánh Tẻ

– Chè Lam

– Kẹo Dồi, Kẹo Đậu Phộng và Kẹo Mè

Chè lam
Chè lam

Xem thêm: Khám Phá Chùa Yên Tử – Cuộc Hành Hương Về Chốn Thanh Tịnh

Giá vé tham quan làng cổ Đường Lâm

Hiện nay giá vé gửi xe máy là 10.000 VND / xe và vé tham quan là 20.000 VND/người.

Bên cạnh đó, ở Đường Lâm cũng có dịch vụ cho thuê xe đạp với giá 30-50.000 VND/giờ hoặc 80-100.000 VND/ngày. Bằng cách này, bạn sẽ di chuyển tới được nhiều địa điểm hơn như lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng…mà không sợ mất quá nhiều sức.

Gợi ý lịch trình tham quan làng cổ Đường Lâm 1 ngày

Bạn có thể kết hợp du lịch làng cổ Đường Lâm với các địa điểm gần đó như Thành cổ Sơn Tây, Đền Và hay đền Măng Sơn. Chúng tôi xin gợi ý lịch trình du lịch Làng cổ Đường Lâm 1 ngày để bạn tham khảo như sau:

– 7h: Xuất phát từ Hà Nội đi Sơn Tây

– 8h30: Tham quan Đền Và ở thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, thị xã Sơn Tây

– 9h00: Đến Đường Lâm

– 9h30 đến 11h30: Tham quan các địa danh Cổng làng, đình làng Mông Phụ, các ngôi nhà cổ, nhà thờ Thám Hoa Giang Văn Minh

– 11h30: Ăn trưa nghỉ ngơi

– 13h30: Tham quan đền thờ Ngô Quyền, đền thờ Phùng Hưng, chùa Mía

– 15h30: Tham quan thành cổ Sơn Tây

– 17h: Khởi hành về Hà Nội

Checkin tại làng cổ
Checkin tại làng cổ

Xem thêm: Du Lịch Tam Cốc – Bích Động – Thắng Cảnh Say Đắm Lòng Người

Những lưu ý khi tham quan làng cổ Đường Lâm

Nên đi bộ hoặc xe đạp khi tham quan làng cổ

Chỉ cần nghe qua “làng cổ” là bạn cũng đã hình dung được không gian tĩnh lặng cũng như cổ kính ở nơi đây. Chính vì thế để có thể giữ im lặng và yên bình thì khách tham quan nên đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp. Hơn nữa, những khu du lịch như Đường Lâm thường không có chỗ giữ xe máy hoặc nếu có thì cũng cách rất xa địa điểm cần tham quan.

Khuyến khích gửi tiền tips khi tham quan tại các điểm có người thuyết minh

Cũng như những địa điểm tham quan khác, sẽ có người hướng dẫn du lịch làng cổ Đường Lâm của ban quản lý di tích đi theo giới thiệu về một số địa điểm cũng như ý nghĩa làng cổ. Và cuối quá trình tham quan, để động viên tinh thần của ông lão hướng dẫn viên nhiệt tình thì bạn có thể “tips nhẹ” để như một lời cảm ơn gửi đến họ.

Xem thêm: Chùa Bái Đính – Khám Phá Địa Điểm Tâm Linh Nhiều Kỷ Lục Nhất Việt Nam

Liên hệ

Trên đây là thông tin về kinh nghiệm tham quan làng cổ Đường Lâm mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục kinh nghiệm du lịch của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan