Kinh Thành Huế Ở Đâu? Khám Phá Di Sản Hơn 200 Năm Triều Nguyễn

5/5 - (1 bình chọn)

Kinh thành Huế, một trong công trình quan trọng bậc nhất của triều đình nhà Nguyễn, nơi lưu giữ ký ức về một thời phong kiến uy quyền của Việt Nam. Du khách đến Huế nhất định phải khám phá địa điểm này để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình vượt thời gian cố đô xưa. Cùng Địa Điểm Việt Nam khám phá về di sản này nhé!

Kinh thành Huế
Kinh thành Huế

Giới thiệu về kinh thành Huế

Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng, di tích Kinh thành Huế – hay còn được nhiều người gọi là Thuận Hóa Kinh Thành là một toà thành cổ, thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Di tích nằm ngay vị trí trung tâm thành phố Huế, được xây dựng với lối kiến trúc độc đáo.

Diện tích mặt bằng của Kinh thành Huế là 520ha. Trong suốt 143 năm kể từ năm 1802, đây là nơi đóng đô của triều đình nhà Nguyễn. Trải qua 2 thế kỷ với sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, Kinh thành Huế vẫn giữ được diện mạo ban đầu.

Bản đồ di chuyển đến kinh thành Huế


Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Huế Thu Hút Khách Ghé Thăm Nhất

Lịch sử kinh thành Huế 

Kinh thành Huế bắt đầu được xây dựng từ mùa hè năm 1805, dưới thời vua Gia Long. Trước đó, từ năm 1803 việc quy hoạch kinh thành đã được diễn ra. Toàn bộ quá trình khảo sát thực địa do chính vua Gia Long và các đại thần triều Nguyễn đảm nhận.

So với cố đô thành Phú Xuân, Kinh thành Huế xưa được mở rộng hơn rất nhiều. Đợt thi công vào năm 1805, triều đình phải huy động khoảng 30 nghìn dân và lính phục vụ cho việc ngăn sông, đào hào. 10 cửa xung quanh kinh thành bắt đầu được xây dựng từ năm 1809.

Đến năm 1818, số người huy động xây dựng thành lên đến 80 nghìn người, tập trung xây gạch ốp ở 4 mặt Đông – Tây – Nam – Bắc. Đến năm 1831-1832, vua Minh Mạng cho xây dựng thêm tường bắn ở mặt ngoài của vòng thành, hoàn thiện kiến trúc của kinh thành.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Biển Nhật Lệ Mới Nhất 2023

Khám phá kiến trúc Kinh thành Huế

Được xây dựng từ thời Nguyễn với lịch sử hơn 200 năm, vậy kiến trúc kinh thành Huế có gì đặc biệt?

Kiến trúc được thể hiện thế nào?

Nhìn chung, Kinh thành Huế có cấu trúc giống như hình vuông, vì mặt trước cửa thành có dòng sông Hương nên sẽ tựa hình cánh cung. Chu vi của thành có chiều rộng khoảng 10km, được kết cấu theo từng lớp không gian. Trong mỗi không gian lại là những công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau.

Điều đặc biệt hơn là Kinh thành xây dựng theo hướng Đông Nam – Tây Bắc thuận lợi về mặt phong thủy lẫn yếu tố địa lý tự nhiên. Xây dựng trên mảnh đất này, nhất định triều đại sẽ phát triển phồn thịnh.

Lấy ý tưởng từ lối kiến trúc Vauban nên Kinh thành được xây dựng có sự kết hợp giữa nét phong cách truyền thống Việt Nam và kiến trúc phương Tây. Tất cả tạo nên một công trình vừa độc đáo, đồ sộ và rộng lớn.

Xem thêm: Về Quảng Bình Ghé Thăm Tượng Đài Mẹ Suốt

Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa?

Hiện nay, Kinh thành ở Huế có tổng thể là 13 cửa thành gồm cửa thành thông bên ngoài, cửa thành đường thủy và cửa thành nội bộ.

Cửa Đông Nam

Cửa thành nằm góc Đông của Đông Nam Kinh Thành. Vòm cửa được xây dựng từ năm 1809, vọng lâu xây năm 1829. Triều đình nhà Nguyễn lập Viện Thượng Tứ chuyên trông coi ngựa cho vua ở đây nơi cửa thành gọi là cửa Thượng Tứ.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Vũng Chùa – Đảo Yến Mới Nhất 2023

Cửa Thể Nhơn

Cửa thành nằm ở phía Nam, bên trái Kỳ Đài của Kinh thành. Vòm cửa được xây dựng từ năm 1809, vọng lâu được xây năm 1829. Tên lúc đầu là Thể Nguyên, sau vua Minh Mạng đổi thành Thể Nhơn. Dân gian gọi là cửa Ngăn do dân bị ngăn lại tại đây khi vua hoặc cung phi đi ra Phu Văn Lâu hoặc nhà Lương Tạ để hóng mát, tắm sông. Cửa đặt 4 khẩu súng thần công gọi là Tả đại Tướng quân.

Xem thêm: Hang Sơn Đoòng Ở Đâu? Khám Phá Hang Động Lớn Nhất Thế Giới

Cửa Quảng Đức

Cửa nằm ở phía Nam của kinh thành. Tên được đặt theo chữ dinh Quảng Đức. Vòm cửa thành được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây năm 1829. Trong trận lụt năm 1953, cả vòm và vọng lâu đều sụp hoàn toàn nên dân gọi là cửa Sập. Cửa được phục chế lại năm 1988 sau thời gian bị chiến sự năm 1968 phá hoại nặng nề. Cửa đặt 5 khẩu súng thần công gọi là Hữu đại tướng quân.

Cửa Chánh Nam

Cửa cũng nằm ở phía Nam của kinh thành. Dân gian thường gọi là cửa Nhà Đồ do bên ngoài cửa có cục Thượng Ty (Đồ Gia), dịch ra là Nhà Đồ. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây năm 1829. Cửa bị sụp năm 1953 do lũ lụt, sau này mới được phục dựng lại.

Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Quảng Bình Thu Hút Khách Nhất

Cửa Tây Nam

Cửa nằm ở phía Tây Nam của kinh thành. Vòm cửa xây dựng năm 1809, vọng lây xây năm 1829. Năm 1885, vua Hàm Nghi xuất thành ra chiến khu ngoài Quảng Trị từ cửa này. Trong chiến tranh cửa thành bị sập và sau này mới được phục dựng lại.

Cửa Chánh Tây

Cửa nằm ở phía Tây của kinh thành, trên đường Thái Phiên. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1829. Đây là nơi giao tranh ác liệt trong chiến sự năm 1968 nên bị tàn phá nặng nề. Sau này, cửa đã được phục hồi.

Xem thêm: Động Phong Nha Kẻ Bàng Ở Đâu? Vẻ Đẹp Của Kỳ Quan Đệ Nhất Động

Cửa Tây Bắc

Cửa nằm ở góc Tây Bắc của kinh thành nối đường Tăng Bạt Hổ và Nguyễn Trãi. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu được xây dựng năm 1831. Dân gian gọi là cửa An Hòa vì trước cửa thành là làng và chợ An Hòa.

Cửa Chánh Bắc

Cửa nằm ở mặt sau của kinh thành nên được gọi là cửa Hậu. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1831. Sau chiến tranh, cửa bị tàn phá nặng nề và bị đóng kín suốt 120 năm. Năm 2004 cửa được khai thông sau khi thi công sửa chữa.

Cửa Đông Bắc

Cửa nằm ở góc Đông Bắc của kinh thành, tọa lạc bên bờ sông Đông Ba. Vòm cửa xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1824 và là một trong 2 cửa được xây dựng vọng lâu sớm nhất. Dân bản địa gọi là cửa Kẻ Trài do có xưa có xóm Kẻ Trài trước cửa thành.

Xem thêm: Top 15 Địa Điểm Du Lịch Tại Phú Thọ Nên Ghé Thăm Nhất

Cửa Chánh Đông

Cửa thành ở phía chính Đông. Dân còn gọi là cửa Đông Ba do có pháo đài Đông Hoa từ thời Gia Long. Vòm cửa được xây dựng năm 1809, vọng lâu xây năm 1824. Năm 1885, chiến sự giữa Pháp và quân Triều đình do Tôn Thất Thuyết chỉ huy diễn ra ác liệt tại đây. Cửa bị sập phần vọng lâu và hư hại cửa vòm sau chiến sự năm 1968.

Trấn Bình Môn

Cửa này không thông ra ngoài mà dẫn đến Trấn Bình đài – pháo đài phòng thủ của kinh thành, nối 2 pháo đài Đông Bình và Bắc Định với nhau.

Tây thành thủy quan

Cửa dẫn nước từ sông Kẻ Vạn vào sông Ngự Hà đảm nhận nhiệm vụ thoát nước nội thành, là đường thủy để các ghe thuyền chở hàng về kinh thương. Cửa được xây dựng năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng.

Xem thêm: Top 11 Địa Điểm Du Lịch Tại Thái Nguyên Thu Hút Khách Du Lịch Nhất

Đông thành thủy quan

Đây là cửa dẫn nước từ Ngự Hà đổ ra sông Đông Ba. Cửa được xây dựng năm 1830 dưới thời vua Minh Mạng.

Các di tích nổi tiếng bên trong kinh thành Huế

Được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, bên trong kinh thành Huế chứa đựng những gì đặc biệt?

Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là vị trí ở trong cùng của Kinh thành Huế, đó là nơi sinh hoạt hàng ngày của Vua và Hoàng triều. Nơi đây được xây dựng vào năm 1804 dưới thời vua Gia Long.

Chu vi của Tử Cấm Thành là 1298m, trong đó có 7 cửa ra vào và 50 công trình khác nhau. Đặc biệt, nổi bật với kiến trúc của điện Cần Chánh – nơi tổ chức thiết triều và yến tiệc hay điện Càn Thành – điểm cho vua nghỉ ngơi.

Xem thêm: Top 14 Địa Điểm Du Lịch Tại Hà Giang Thu Hút Khách Ghé Thăm

Hoàng thành

Khu Đại nội Huế
Khu Đại nội Huế

Vòng thứ hai chính là Hoàng thành. Đây là nơi sinh sống của nhà vua và nơi làm việc của quan chức nhà Nguyễn. Đặc biệt, Hoàng thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì địa điểm này chính là nơi thờ tự, cúng bái tổ tiên và những nhà vua thời đại nhà Nguyễn.

Vì thế, Hoàng thành còn được gọi với cái tên là đại nội Kinh thành Huế. Có 4 cửa được thiết kế cho Hoàng Thành, bao gồm: cửa Ngọ Môn, cửa Chương Đức, cửa Hòa Bình, cửa Hiển Nhơn.

Ngọ Môn

Ngọ Môn
Ngọ Môn

Cửa chính của Hoàng thành được gọi là Ngọ Môn, nằm ở vị trí phía Nam. Ngọ Môn đã tạo ra điểm nhấn đặc biệt, khiến cho Hoàng thành trở nên độ sộ, lộng lẫy và nguy nga. Với những bậc cấp hướng vào Hoàng Thành nhìn rất vừa mắt, địa điểm check in này rất thu hút giới trẻ.

Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Sơn La Thu Hút Khách Ghé Thăm Nhất

Lầu Ngũ Phụng

Lầu Ngũ Phụng là điểm được nhiều du khách muốn tham quan và khám phá. Nơi đây có không gian rộng rãi, thoáng đạt, mát mẻ.

Đứng ở vị trí này, bạn có thể ngắm được cảnh vật mọi phương và cảm nhận vẻ đẹp của nền văn hóa truyền thống thành phố Huế. Lầu Ngũ Phụng có thiết kế độc đáo, nhiều bức chạm trổ rồng bay phượng múa được vẽ khéo léo và tài hoa.

Kỳ Đài

Kỳ đài
Kỳ đài

Kỳ đài là nơi cắm cột cờ của Kinh thành Huế, được xem như là biểu tượng đẹp đẽ và oai hùng của Kinh thành. Được xây dựng vào năm 1807, Kỳ Đài có vị trí nằm giữa hướng Nam của tổng thể Kinh thành.

Xem thêm: Top 13 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Tại Lào Cai

Bài viết liên quan