Với truyền thống trăm năm, làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai nổi tiếng với nghề làm nón đẹp nức tiếng khắp vùng Bắc Bộ xưa… Trải qua nhiều đổi thay, thăng trầm lịch sử, nón Chuông vẫn đứng vững và ngày càng phát triển, được du khách trong nước và quốc tế biết đến. Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về làng nón Chuông nhé!
Vị trí làng nón Chuông
Làng Chuông nằm ở xã Quốc Trung, Thanh Oai cách trung tâm Hà Nội chỉ 30 km. Tổng diện tích lên tới 481 ha. Làng Chuông có hai đường để vào làng là từ đê sông Đáy phía Tây ranh giới làng và quốc lộ 21B phía Đông ranh giới làng. Bao gồm 8 thôn là Tây Sơn – Chung Chính – Liên Tân – Quang Trung – Mã Kiều – Tân Tiến – Tân Dân 1 và Tân Dân 2.
Từ nội thành Hà Nội, đi theo quốc lộ 6 vào Hà Đông, đến Ba La rẽ trái theo quốc lộ 22B khoảng 15km. Các bạn sẽ thấy cổng làng được xây dựng khá lớn bên phải đường, trên cổng có hàng chữ lớn: Làng Chuông.
Bản đồ di chuyển tới làng Chuông
Xem thêm: Cốm Làng Vòng – Đặc Sản Bậc Nhất Của Người Hà Thành
Sự hình thành và phát triển của nón lá làng Chuông
Vượt quãng đường 30 km từ thủ đô đến đây, du khách sẽ thấy một làng Chuông Hà Nội hiện lên với nét đẹp cổ kính, bình yên, đúng kiểu làng quê Bắc Bộ xưa. Thời gian phủ lên những thôn làng vẻ đẹp của sự trầm tư, an tĩnh. Từ những nếp nhà mái ngói, con đường,… đều mộc mạc và dung dị, điểm tô bởi những chiếc nón lá được làm công phu, đẹp mắt.
Khám phá làng nghề truyền thống ở Hà Nội này, bạn sẽ thấy đâu đâu cũng là những chiếc nón lá tuyệt đẹp. Nhà nhà, người người cả già lẫn trẻ đều miệt mài sáng tạo nên từng chiếc nón thủ công, lưu giữ lại một chút gì đó hồn quê của dân tộc. Khắp mọi góc nhỏ trong làng, nơi nào cũng đẹp để du khách dừng chân mà ngắm nghía, mà chụp ảnh.
Không ai biết chính xác làng nghề làm nón ra đời từ năm nào. Tuy nhiên theo lời các cụ cao niên trong làng, từ thế kỷ thứ 8, ngôi làng này đã bắt đầu làm nón. Thuở ấy, làng Chuông có lên gọi là Trang Thì Trung, sản xuất nhiều loại nón phục vụ cho đa số các tầng lớp khác nhau trong xã hội.
Xem thêm: Làng Gốm Bát Tràng Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Gốm Truyền Thống
Sự phát triển của nón lá làng Chuông
Giai đoạn mới hình thành, làng Chuông là nơi cung cấp các loại nón ba tầm có phái nữ, nón chóp, nón nhô, nón dấu, nóng long,… cho cánh mày râu. Theo thời gian, các loại nón dần biến tấu và phát triển cho phù hợp với xu thế. Vào thời điểm khoảng thế kỷ 20, nón ba vòng được sản xuất khá nhiều.
Nhiều thế kỷ trôi qua, làng nghề làm nón lá ngày càng hưng thịnh. Nghề làm nón được lưu truyền từ đời này sang đời khác, là một trong những cái nôi làm nón lá nức tiếng ở Hà Thành. Hiện tại, có khoảng 4000 hộ gia đình ở làng Chuông làm nón, mang đến các sản chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Phố Cổ Hà Nội Từ A – Z Chi Tiết Nhất
Quy trình sản xuất truyền thống
Có thể nói để làm được một sản phẩm nón làng Chuông hoàn chỉnh thì cần rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đều phải tuân thủ những nguyên tắc thực hiện nhất định. Quá trình làm nón lá truyền thống làng Chuông nhìn chung có 2 công đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị vật liệu
Để có một sản phẩm nón hoàn chỉnh, cần phải chuẩn bị rất nhiều nguyên vật liệu, cùng tìm hiểu nhé!
Vòng nón
Vòng nón là một bộ phận không thể thiếu của chiếc nón. Với chiếc nón Chuông sẽ có 16 vòng ở mặt trong của nón. Xưa kia vòng nón là do làng Chuông làm nhưng hiện nay thì do hai làng Đôn Thư và Tràng Xuân làm và mang đến chợ bán vào mỗi dịp có phiên. Mười sáu chiếc vòng nón được phân thành các loại: vòng cạp 1 sợi, vòng chân 4 sợi (vòng tròn), vòng nứa 5 sợi (vòng nghiêng), vòng chúp 5 sợi (vòng nghiêng) và vòng chủm 1 sợi. Các vòng này phải được vót thật đều tay mới tạo ra một chiếc nón đẹp. Công việc làm vòng nón vừa đòi hỏi sức lực và sự khéo léo của đôi tay.
Liếc cũng là một phần quan trọng làm nên chiếc nón chắc và đẹp. Cây liếc hay còn gọi là cây lòng bông do người làng Lưu Thượng, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên mua và đem bán ở chợ Chuông. Ruột liếc là guột – thứ dùng để nối hai đầu vành nón và giữ cho vành nón được tròn và bền.
Xem thêm: Làng Rèn Đa Sỹ Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Rèn Dao Kéo
Nguyên liệu khâu nón
Nguyên liệu để khâu nón là cước, có rất nhiều loại: cước to màu đỏ thường được dùng để khâu vành nón, cước nhỏ màu trắng được dùng để khâu các vòng nón. Trước khi mọi người thường hay dùng móc và dứa để khâu nón. Nhưng đến những năm 80 của thế kể 20 thì người làng dùng cước bởi những ưu điểm vượt trội của nó không chỉ là giúp người dân khâu nhanh hơn mà màu trắng của cước lại tôn thêm vẻ đẹp cho chiếc nón lá. Bên cạnh cước có sợi luồn nhôi. Sợi này được làm bằng ren mua từ làng Triều Khúc dùng để thêu hai bên nón làm hai đầu quai nón giúp giữ nón chắc hơn. Còn những hình giấy vẽ để trang trí mặt bên trong những chiếc nón Chuông.
Xem thêm: Làng Lụa Vạn Phúc Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nét Đẹp Truyền Thống Qua Từng Dải Lụa
Giai đoạn 2: Xử lý vật liệu
Có một câu đối cổ đã khái quát và ca ngợi quá trình này:
“Ngọn lá xuân phong khuôn khéo lựa
Sợi vàng tạo hóa nắn nên Chuông”
Xử lý vật liệu: Khuôn vòng phơi là – Vò lá – là phẳng lá
Nhìn chung, quy trình sản xuất nón lá làng Chuông hiện nay không có nhiều thay đổi so với quy trình sản xuất truyền thống nhiều đời nay về mặt nguyên lý thực hiện. Chỉ có một số thay đổi hiện đại hơn liên quan đến vật liệu để hỗ trợ việc thao tác thuận tiện hơn như các vật liệu khâu nón (chỉ, cước, kim), vật liệu vật liệu trang trí nón (dầu phủ bóng, chỉ luồn nhôi để buộc quai nón)…
Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Núi Hàm Lợn: Ăn Gì, Ở Đâu, Di Chuyển, Chi Phí
Tham quan làng nón Chuông
Tham quan làng nón Chuông nên ghé thăm những đâu?
Chợ nón làng Chuông
Cũng giống bao nhiêu khu chợ thôn dã miền Bắc nhưng chỉ bán nón lá. Cảm giác như được lạc vào một bộ phim, yêu hơn những sự bình yên quanh mình.
Nón làng Chuông họp vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24, 30 âm lịch mỗi tháng. Phiên chính vào các ngày 4 và 10. Chợ họp từ rất sớm và kết thúc sau đó vài giờ đồng hồ trong buổi sáng. Thường chợ họp từ 5-8 giờ sáng. Sử dụng xe máy và nên xuất phát sớm.
– Đường đi tương đối rắc rối nên dùng Google Map, tìm điểm đến là “chợ nón Chuông”.
Tham gia cùng làm nón lá
Không chỉ tới tham quan bạn có thể tự vẽ những chiếc nón lá cho chính mình. Như để hiểu hơn về nét đẹp nón lá thì đây là trải nghiệm thú vị cho mọi người. Không chỉ cho trẻ em và những đôi bạn trẻ, mọi người đều có thể hòa mình. Chỉ cần mua một chiếc nón giá từ 30 ngàn đã thỏa thích sáng tạo.
Xem thêm; Khu Di Tích Tân Trào Nằm Ở Đâu? Ghé Thăm Những Địa Danh Trong Di Tích
Liên hệ
Trên đây là thông tin về cốm làng Vòng mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
fb.com/groups/diadiemvietnam.vn
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!