Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: cổng thông tin, tuyển dụng, liên hệ

5/5 - (1 bình chọn)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ Việt Nam, là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Đây là cơ quan vô cùng quan trọng, góp phần điều tiết nền kinh tế quốc dân cũng như ổn định hệ thống tiền tệ của đất nước. Hãy cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhé.

Khái quát về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngày 6/5/1951, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm vụ: phát hành giấy bạc, quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với thực dân Pháp (đây cũng chính là ngày truyền thống hàng năm kỷ niệm thành lập của ngành ngân hàng Việt Nam).

Ngày 21 tháng 1 năm 1960, Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký Thông tư số 20/VP-TH đổi tên ngân hàng này thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 11/11/2013, Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện theo Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ Việt Nam, là ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Chức năng của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ quản lý nền kinh tế quốc dân, điều tiết hệ thống tiền tệ. Dưới đây là các chức năng cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.

cuoc-hop-tai-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam
Cuộc họp tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Báo cáo, tham mưu cho Chính phủ các chính sách tiền tệ

Trình Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý hoặc theo phân công. Ban hành thông tư và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Tổ chức thống kê, điều tra thống kê, thu thập và lưu trữ thông tin về kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân hàng trong nước và nước ngoài thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước; công khai thông tin về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Tham gia với Bộ Tài chính về việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho Kho bạc Nhà nước. Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Quản lý hệ thống các tổ chức tín dụng 

Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho tổ chức không phải là ngân hàng và hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng.

Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng; chấp thuận những thay đổi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Tổ chức hệ thống thông tin tín dụng và cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; phân tích xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Kiểm tra, thanh tra, giám sát

Thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng, hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động phòng, chống rửa tiền; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối và phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

Thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cửa quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.

4. Quản lý hoạt động thanh toán

Chủ trì lập, theo dõi, dự báo và phân tích kết quả thực hiện cán cân thanh toán quốc tế; báo cáo tình hình thực hiện cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam theo quy định của pháp luật; làm đầu mối cung cấp số liệu cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam cho các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, quản lý, vận hành và giám sát bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia, cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; tham gia tổ chức và giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế; quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.

5. Quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng

Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật;

Quản lý Dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;

Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái; Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác; quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;

Quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.

6. Quản lý hoạt động vay nợ nước ngoài

Thực hiện quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài theo quy định của pháp luật; hướng dẫn quy trình tổ chức, thực hiện việc đăng ký, đăng ký thay đổi các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.

Thực hiện quản lý hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật.

7. Hợp tác quốc tế

Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.

Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tiến hành đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế mà Ngân hàng Nhà nước là đại diện và là đại diện chính thức của người vay quy định tại điều ước quốc tế theo phân công, ủy quyền của Chủ tịch nước hoặc Chính phủ.

Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật; tham gia, triển khai thực hiện nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách thành viên các tổ chức quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

8. Ổn định hệ thống tiền tệ, tài chính

Tổng hợp, phân tích, dự báo tình hình tiền tệ, tài chính; đề xuất các biện pháp ngăn ngừa rủi ro có tính hệ thống trong lĩnh vực tiền tệ, tài chính; xây dựng chính sách, biện pháp ứng phó với khủng hoảng, đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, ngân hàng, tài chính.

9. Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương

Tổ chức thiết kế mẫu tiền, in, đúc, bảo quản, vận chuyển tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi, thay thế và tiêu hủy tiền giấy, tiền kim loại; thực hiện tái cấp vốn nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng; tổ chức, điều hành và phát triển thị trường tiền tệ; tổ chức quản lý, vận hành thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

10. Đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ngân hàng

Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức; quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, cách chức, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật; các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền.

11. Quản lý các tổ chức, dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng

Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo thực hiện cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với hội, các tổ chức phi Chính phủ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; thẩm định và kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng theo quy định của pháp luật.

12. Các chức năng khác

Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Ngân hàng Nhà nước theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động truyền thông ngành Ngân hàng liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo Nghị định 16/2017/NĐ-CP ngày 17/2/2017 của Chính phủ và Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 18/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm ban lãnh đạo, các vụ và các cục thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, các Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố, ngoài ra còn có 7 đơn vị sự nghiệp khác.

ba-nguyen-thi-hong-thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam
Bà Nguyễn Thị Hồng – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

1. Ban lãnh đạo

Thống đốc: Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng.

Phó Thống đốc:

  • Đào Minh Tú, Nguyên Chánh Văn phòng NHNN (thường trực).
  • Nguyễn Kim Anh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Ngân hàng Nhà nước.
  • Đoàn Thái Sơn, Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước.
  • Phạm Tiến Dũng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước.
  • Phạm Thanh Hà, Nguyên Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước.

2. Đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước

  • Vụ Chính sách tiền tệ.
  • Vụ Quản lý ngoại hối.
  • Vụ Thanh toán.
  • Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.
  • Vụ Dự báo, thống kê.
  • Vụ Hợp tác quốc tế.
  • Vụ Ổn định tiền tệ – tài chính.
  • Vụ Kiểm toán nội bộ.
  • Vụ Pháp chế.
  • Vụ Tài chính – Kế toán.
  • Vụ Tổ chức cán bộ.
  • Vụ Thi đua – Khen thưởng.
  • Vụ Truyền thông.
  • Văn phòng.
  • Cục Công nghệ thông tin.
  • Cục Phát hành và kho quỹ.
  • Cục Quản trị.
  • Sở Giao dịch.
  • Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
  • Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

3. Các đơn vị sự nghiệp

  • Viện Chiến lược ngân hàng.
  • Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.
  • Thời báo Ngân hàng.
  • Tạp chí Ngân hàng.
  • Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
  • Học viện Ngân hàng.
  • Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin tuyển dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất

Thông báo bổ sung chỉ tiêu tuyển dụng công chức loại C – Vị trí chuyên viên nghiệp vụ vào làm việc tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Đắk Lắk và Bình Định năm 2022 như sau:

1. Số lượng, vị trí và điều kiện ứng tuyển

STT Đơn vị Số lượng Trình độ  Xếp loại TN Ngành/ chuyên ngành tuyển dụng
1 NHNN Chi nhánh

tỉnh Đắk Lắk

01 Đại học Khá trở lên Ngân hàng; Tài chính; Kinh tế phát triển; Kinh tế đầu tư; Quản lý kinh tế; Kinh tế học; Kinh tế nguồn lực tài chính; Kinh tế đầu tư tài chính; Kinh tế đối ngoại; Kinh tế quốc tế; Quản trị; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh quốc tế; Kế toán; Kiểm toán
2 NHNN Chi nhánh

tỉnh Bình Định

02

2. Thời gian, địa điểm nhận hồ sơ và lệ phí dự tuyển

Thời gian: từ 25/8/2022 đến hết 23/9/2022.

Địa điểm: Trụ sở các NHNN Chi nhánh tỉnh Đắk Lắk và Bình Định.

Lưu ý:

  • Hồ sơ nộp trực tiếp được tiếp nhận vào thứ sáu hàng tuần, buổi sáng từ 8h30 đến 11h, buổi chiều từ 14h đến 16h.
  • Hồ sơ gửi qua đường bưu chính, việc đăng ký dự tuyển chỉ hoàn tất khi thí sinh nhận được thư điện tử của đơn vị xác nhận đã nhận được hồ sơ và lệ phí dự tuyển.

Lệ phí: 300.000 đồng/ thí sinh. Nộp cùng hồ sơ dự thi.

3. Thời gian và hình thức tuyển dụng

Thời gian: Dự kiến tổ chức thi vào tháng 11/2022.

Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển.

4. Thông tin liên hệ tuyển dụng

Phòng Tổng hợp – Vụ Tổ chức cán bộ – Ngân hàng Nhà nước

Địa chỉ: 16 Tông Đản – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại: (024) 38250614

Email: thituyensbv@sbv.gov.vn

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đắk Lắk

Địa chỉ: 148 Nguyễn Tất Thành, Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Điện thoại: 0988794886

Email: ha.taviet@sbv.gov.vn

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Bình Định

Địa chỉ: 68 đường Lê Duẩn, TP. Quy Nhơn, Bình Định

Điện thoại: 0989228482

Email: lam.hoan@sbv.gov.vn

Thông tin liên hệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


Địa chỉ: số 49, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Thường trực ban biên tập: (84 – 243) 266.9435

Tổng đài: (84 – 243) 936.6306

Email: thuongtrucweb@sbv.gov.vn

Website: https://www.sbv.gov.vn/

Như vậy, Địa điểm Việt Nam đã chia sẻ một số thông tin hữu ích nhằm giải đáp thắc mắc về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến với các bạn. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Địa điểm Việt Nam giải đáp những thắc mắc của bạn. Hãy truy cập Website: https://diadiemvietnam.vn để biết thêm nhiều bài viết hay về các địa điểm tại Việt Nam.

Để cộng đồng Địa điểm Việt Nam được phát triển, Ban quản trị xin phép mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẽ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan