Quần Thể Di Tích Phủ Dầy Ở Đâu? Tìm Hiểu Các Lễ Hội Tại Phủ Dầy

5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến Nam ĐInjh, người ta thường nghĩ đến những nhờ thờ Công giáo với vẻ đẹp cổ kính. Không chỉ có nhà thờ, Nam Định còn nổi tiếng bởi những khu lịch tâm linh như chùa tháp Phổ Minh, đền Trần… Bạn đã được tham quan khu di tích Phủ Dầy chưa? Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về quần thể di tích này nhé!

Di tích Phủ Dầy
Di tích Phủ Dầy

Giới thiệu về di tích Phủ Dầy

Phủ Dầy (có khi ghi là Phủ Giầy, Phủ Giày) là một quần thể di tích tâm linh của người Việt tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, gần quốc lộ 10 từ thành phố Nam Định đi thành phố Ninh Bình (tỉnh lộ 56). Trong đó, kiến trúc quan trọng nhất là đền thờ bà chúa Liễu Hạnh (phủ chính), ngay sát chợ Viềng. Các kiến trúc còn lại là phủ Tiên Hương, phủ Vân Các, Công Đồng từ, đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn, và lăng bà chúa Liễu Hạnh.

Phủ Dầy là một quần thể di tích lịch sử văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia từ năm 1975.

Ngày 02 tháng 04 năm 2017, Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy vinh dự tổ chức lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Bản đồ di chuyển tới Phủ Dầy


Xem thêm: Nhà Thờ Lớn Nam Định Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Kiến Trúc Và Lịch Sử Nhà Thờ

Ý nghĩa tên gọi Phủ Dầy

Ý nghĩa tên gọi Phủ Dầy Phủ Dày còn gọi là Phủ Giầy hay Phủ Giày. Mỗi tên gọi được gắn với những huyền thoại khác nhau về vùng đất. Phủ Giầy xuất phát từ truyền thuyết Bà Chúa Liễu Hạnh vì quá nhớ thương gia đình, chồng con nên đã để lại một chiếc giầy ở trần gian trước khi về thượng giới hoặc có huyền thoại: Vua đi qua vùng này và nghỉ đêm ở quán hàng của bà chúa Liễu Hạnh, sau đó được tặng một đôi giầy nên đã lập nơi thờ tự và gọi đó là Phủ Dầy.

Khi gọi Phủ Dầy còn vì chính nơi này có món bánh dày – giò nổi tiếng, lại có người cho rằng: Kẻ Dày xuất phát từ nơi có gò đất nổi lên hình bánh dầy trước cửa phủ. Theo sử sách thì Phủ Dầy ngày nay bắt nguồn từ tên một làng cổ là “Kẻ giầy”. Nơi đó, vào thời vua Tự Đức ( 1860) được chia là hai thôn: Vân Cát và Tiên Hương. Như vậy, Vân Cát là nơi Mẫu được sinh ra, Tiên Hương là quê chồng và là nơi chôn cất Mẫu Liễu Hạnh. Như vậy, Phủ Dầy chính là “cái nôi” Mẫu Liễu Hạnh giáng sinh lần thứ hai.

Xem thêm: Làng Gốm Bát Tràng Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Gốm Truyền Thống

Các công trình kiến trúc nổi bật thuộc quần thể di tích Phủ Dầy

Quần thể Phủ Dầy có hơn 20 công trình kiến trúc đặc sắc, trong đó có 3 công trình gắn liền với cuộc đời Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lần giáng sinh thứ 2, đó là phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng Chúa Liễu.

Phủ Tiên Hương (phủ chính)

Quần thể di tích Tâm Linh phủ Dầy có đến 4 địa điểm chính thờ Mẫu Liễu Hạnh. Phủ Tiên Hương được coi là nơi thờ chính của Mẫu Liễu Hạnh, là nơi thờ Mẫu và bên chồng của Mẫu. Phủ Vân Cát là nơi thờ Mẫu và bên ngoại của Mẫu (bên bố mẹ đẻ). Phủ Bóng Nguyệt Du cung là nơi hiển linh của Mẫu sau khi hóa. Lăng Mẫu là nơi quàn của Mẫu sau khi về trời. Như vậy, có thể coi Phủ Tiên Hương là nơi thờ chính của Mẫu Liễu Hạnh

Phủ Tiên Hương
Phủ Tiên Hương

Phủ chính Tiên Hương được triều đình cho phép xây lập đền thờ 1642. Lúc đó phủ còn hết sức đơn sơ. Từ thời Lê Cảnh Trị (1663 – 1671) đến năm 1841 được chuyển thành công trình gạch ngói. Năm Duy Tân thứ chín (1915) do tổng đốc Đoàn Triển cho xây dựng lớn như ngày nay. Phủ Tiên Hương tuy qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ được dấu tích của phủ cổ trước kia. Hiện nay, Phủ chính Tiên Hương còn lưu giữ 15 đạo sắc phong thần cho Thánh Mẫu Liễu Hạnh, đạo sớm nhất ghi ngày 10 tháng chạp năm Vĩnh Khánh thứ 2 (1730) phong Thánh Mẫu là Mã Vàng Công Chúa thượng đẳng thần, muộn nhất là đạo sắc ghi ngày 25/7/1924, năm Khải Định cửu niên phong Đức Thánh đệ Tam – Ngọc nữ Quang cung Quế Anh.

Xem thêm: Làng Rèn Đa Sỹ Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Rèn Dao Kéo

Phủ Vân Cát

Phủ Vân Cát
Phủ Vân Cát

Đền được xây dựng từ thời vua Lê Cảnh Thịnh (1663 – 1671). Khoảng đời Cảnh Thịnh (1794 – 1800) hội nguyên Trần Gia Du, thiếu tả giám Trần Công Bản đã mở rộng ra. Đến năm Kỷ Mão (1879) đời Tự Đức, quan huyện Lê Kỳ đã sửa lợp lại. Năm Thành Thái thứ 10 (1898) đền phủ bị hư hại nhiều vì mưa gió nên các quan huyện… cùng các bậc thân hào đứng ra sửa. Đến năm Thành Thái thứ 12 (1900) thì hoàn thành.

Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Lăng Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Lăng được xây dựng vào thời Vua Minh Mệnh (1820 – 1840) với ban đầu chủ là một bệ nhỏ. Năm 1937, vua Bảo Đại hưng công xây dựng, tu bổ. “Tương truyền năm 1937, Vua Bảo Đại lấy vợ đã lâu nhưng không có con nên Nam Phương Hoàng Hậu đến cầu tự ở Đền Sòng và được Mẫu ban cho Hoàng Tử Bảo Long. Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã báo mộng cho Hoàng Hậu biết mộ của mình ở ngôi Miếu xứ cây đa Phủ Dầy. Để trả ơn đó Vua Bảo Đại đã cho dựng lăng để tạ ơn Mẫu Liễu Hạnh. Khu lăng Mẫu được xây hoàn toàn bằng đá xanh và 60 búp sen hồng”.

Xem thêm: Làng Nón Chuông Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Nón Truyền Thống

Phủ Bóng – Nguyệt Du Cung

Phủ Bóng còn gọi là Nguyệt Du Cung. Tương truyền sau khi đã về trời, vào những đêm trăng sáng Liễu Hạnh công chúa lại dẫn một đoàn tiên nữ xuống quây quần múa hát bên gốc cây đa. Dân làng thầm lặng dõi theo dần dần nhận ra đây là điềm linh thiêng, linh ứng mới bàn nhau lập miếu thờ dưới gốc cây đa nên thường gọi là đền Cây Đa Bóng hay Phủ Bóng.

Đặc sắc lễ hội tại di tích Phủ Dầy Nam Định

Lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hằng năm nhằm bày tỏ lòng thành kính với Mẫu Thượng Thiên cũng như cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi, có hoa có trái, mọi người được bình an, khỏe mạnh. Với nhiều hoạt động độc đáo, bài bản, mang nhiều giá trị truyền thống, lễ hội Phủ Dầy được đánh giá là lễ hội lớn nhất và đặc sắc nhất không nơi nào có được. Thậm chí, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng nhận định hội đây là một phần quan trọng tạo nên “bản đại diễn xướng sử thi Liễu Hạnh” hào hùng, đáng ngưỡng mộ.

Lễ hội tại di tích Phủ Dầy Nam Định
Lễ hội tại di tích Phủ Dầy Nam Định

Giống như bao lệ tổ chức lễ hội khác, lễ hội Phủ Dầy cũng gồm phần lễ và phần hội.

Phần lễ gồm 3 phần lần lượt là lễ rước Mẫu Thỉnh Kinh, lễ rước Đuốc, lễ kéo chữ Hoa Trượng Hội.

Phần hội được tổ chức với những hoạt động sôi nổi hơn, đưa không gian văn hóa sinh hoạt xưa cũ về thời hiện đại với các trò chơi truyền thống như múa rối nước, đấu cờ người, thổi cơm thi, …. bên cạnh những câu hát chèo, hát văn thấm đẫm giá trị dân tộc từ ngàn xưa.

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, nghi thức hầu đồng cũng được tổ chức song song trong đền. Đây là nghi thức đậm chất tín ngưỡng dân gian chỉ có thể tìm thấy tại các đền, phủ.

Xem thêm: Cốm Làng Vòng – Đặc Sản Bậc Nhất Của Người Hà Thành

Liên hệ

Trên đây là thông tin về di tích Phủ Dầy – Nam Định mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan