Tháp Bà Ponagar Ở Đâu? Tìm Hiểu Kiến Trúc Chăm Pa Độc Đáo

3.5/5 - (2 bình chọn)

Nhắc đến Vương quốc Chăm Pa cổ không thể không nhắc đến tháp Bà Ponagar Nha Trang. Đây là một quần thể kiến trúc đặc biệt, ghi dấu cho thời kỳ Hindu giáo phát triển rực rỡ nơi đây. Cùng Địa Điểm Việt Nam khám phá kiến trúc lâu đời này nhé!

Tháp Bà Ponagar
Tháp Bà Ponagar

Tháp Bà Ponagar nằm ở đâu?

– Địa chỉ: Đường 2 tháng 4, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa.

– Giờ mở cửa: 8h00 – 18h00

– Giá vé tham quan: 21.000 VNĐ/du khách/lượt.

Tháp Bà Ponagar nằm ở đâu, Tháp Bà Ponagar giờ mở cửa là câu hỏi được khá nhiều du khách đặt ra khi đến với Nha Trang. Địa điểm này hay còn được gọi với cái tên khác đó chính là khu di tích lịch sử Tháp Bà Nha Trang, tọa lạc trên đường 2 tháng 4 – địa điểm này cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2km về hướng Bắc.

Bên cạnh đó, Tháp Bà Ponagar Nha Trang còn là điểm du lịch nổi tiếng nằm trên đồi Cù Lao, đoạn đồi này cao khoảng 10m, gần với bờ sông Cái. Khung cảnh thiên nhiên tại đây rất đẹp, có sự hài hòa của núi non, sông nước, mang đến cho du khách những trải nghiệm cực kỳ thích thú.

Di chuyển đến tháp Bà


Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Dốc Lết Nha Trang Mới Nhất 2023

Lịch sử của tháp Bà Ponagar

Ý nghĩa tên gọi: Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai có nghĩa là giống Cái) (tên đầy đủ là Po Inư Nagar, hay còn gọi là Po ANagar). Ponagar trong tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ xứ sở.

Được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 8 – 13, Tháp Bà đến nay như một công trình vượt thời gian và giữ nguyên vẻ đẹp hùng vĩ. Mang trong mình truyền thuyết về nữ thần Thiên Y Ana – vị tiên đã dạy những người con nơi này biết cày cấy may dệt – Tháp Bà đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh ở Nha Trang và là một trong những địa điểm du lịch Nha Trang cực thu hút du khách.

Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Tiền Giang Hấp Dẫn Nhất 2023

Truyền thuyết tháp Bà Ponagar

Theo truyền thuyết, ngày xưa tại núi Đại An (Đại Điển) có hai vợ chồng tiều phu đến cất nhà và làm rẫy trồng dưa nơi triền núi. Suốt một thời gian dài, hễ trái dưa nào chín tới đều bị mất. Ông lão rình và một hôm bắt gặp một cô bé khoảng 9-10 tuổi hái dưa rồi chơi đùa dưới trăng. Thấy cô bé dễ thương, ông bèn đem về nuôi và thương yêu như con ruột.

Hôm đó, trời mưa to gió lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, cô bé lấy đá chất thành ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào rồi đứng ngắm làm vui. Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều lớn tiếng rầy la. Không ngờ cô bé là tiên giáng trần buồn nhớ cảnh bồng lai. Đang buồn lại chợt nhìn thấy một khúc kỳ nam theo nước trôi đến, thiều nữ bèn hiến thân vào khúc kỳ nam cho sóng đưa đẩy.

Khúc Kỳ Nam trôi ra biển rồi tấp vào nơi gần cung đình, hương toả ngào ngạt. Người dân trong vùnglấy làm lạ kéo đến xem. Thấy gỗ tốt, họ bèn xúm vào khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không khiêng nổi. Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn bèn tìm đến xem hư thực và giơ tay nhấc thử. Thật kỳ lạ khi khúc gỗ bỗng nhẹ như tờ giấy, chàng liền đem về cung và nâng niu như báu vật.

Xem thêm: Hòn Chồng – Hòn Vợ Ở Đâu? Khám Phá Những Truyền Thuyết Thú Vị

Truyền thuyết tháp Bà Ponagar

Truyền thuyết về tháp Bà
Truyền thuyết về tháp Bà

Một đêm, dưới ánh trăng mờ, thái tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc Kỳ Nam, nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, chỉ phảng phất mùi hương từ khúc kỳ nam bay ra. Những đêm sau đó, thái tử vẫn tiếp tục theo dõi…

Rồi một đêm, chàng thấy từ trong khúc Kỳ Nam bước ra một giai nhan tuyệt sắc. Chàng vụt chạy đến, ôm choàng lấy giai nhân. Không biến kịp vào khúc Kỳ Nam, giai nhân đành theo thái tử về cung và cho biết tên là Thiên Y Ana. Thái tử thấy nàng Ana xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Hai vợ chồng sống rất hạnh phúc, sinh được hai con – một trai một gái, dung mạo khôi ngô tuấn tú. Một hôm, nỗi nhớ quê hương thúc giục, Thiên Y bế hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.

Núi Đại An còn đó, nhưng vợ chồng ông tiều phu đã về cõi âm. Thiên Y xây đắp mồ mả cho cha mẹ nuôi và sửa sang nhà của để phụng tự. Thấy nhân dân địa phương còn lạc hậu, bà dạy cày cấy, kéo vải, dệt sợi và đặt ra các lễ nghi…

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh Mới Nhất 2023

Truyền thuyết tháp Bà Ponagar

Từ đó, ruộng nương luôn tươi tốt, đời sống nhân dân mỗi ngày một thêm phong lưu. Đến một ngày, có con chim hạc từ trên mây bay xuống, Thiên Y cùng hai con cưỡi hạc bay về trời… Nhân dân nhớ ơn bà đã xây tháp tạc tượng thờ phụng, và mỗi năm vào ngày 23/3 Âm lịch đều làm lễ dâng hoa.

Truyền thuyết đã khép lại từ rất lâu rồi, chỉ còn lại đây những suy tư hoài vọng của những người vãn cảnh. Ngồi bên tháp, gió từ tả ngạn sông Cái Nha Trang thổi vào lòng lộng, xua tan đi những ý nghĩ mơ hồ để trở về với Tháp Bà. Chiếc cầu Bông xinh đẹp vẫn đang ngày ngày nhìn những dòng nước chảy và vẫn luôn dõi theo từng thay đổi của thời gian. Cạnh đó là xóm Cồn, xóm Bóng thơ mộng đã đi vào thơ ca nhiều thế hệ.

Ðến thăm Tháp Bà Nha Trang, ngoài việc tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc, tâm linh, du khách còn có dịp thưởng thức những vũ điệu Chăm-pa do đội múa dân tộc Chăm biểu diễn. Những vũ điệu Chăm-pa làm đắm say du khách, tạo cho họ ấn tượng đẹp khi đến với nơi tôn kính này.

Xem thêm: Làng Nón Chuông Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Nón Truyền Thống

Kiến trúc Tháp Bà Ponagar

Tháp Bà là một quần thể kiến trúc lớn và được phân bố theo 3 khối kiến trúc. Bao gồm Tháp Cổng, Mandapa và khu đền tháp. Do biến động của lịch sử, hiện nay khu di tích chỉ còn lại 5 công trình ở hai khu: Mandapa (tiền đình) và khu đền tháp.

Kiến trúc Tháp Bà Ponagar
Kiến trúc Tháp Bà Ponagar

Tổng thể kiến trúc gồm 3 tầng, đi từ dưới lên

Tầng thấp

Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà hiện nay đã không còn nữa. Từ tháp cổng sẽ có những bậc thang bằng đá kéo dài dẫn lên tầng giữa.

Xem thêm: Cốm Làng Vòng – Đặc Sản Bậc Nhất Của Người Hà Thành

Tầng giữa

Tháp Bà hiện nay chỉ còn lại hai dãy cột chính dựng bằng gạch hình bát giác. Mỗi bên gồm 5 cột lớn đường kính khoảng 1m, cao hơn 3m, 12 cột nhỏ và thấp hơn đặt ở hai bên. Tất cả đều nằm trên một nền gạch cao hơn 1 mét.

Người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà lớn có mái ngói- à nơi để khách hành hương nghỉ ngơi và chuẩn bị lễ vật trước khi lên các điện bên trên để dâng cúng. Từ tầng giữa này có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn thẳng lên tầng trên cùng.

Xem thêm: Làng Gốm Bát Tràng Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Gốm Truyền Thống

Tầng trên cùng

Đây là nơi các tháp được xây dựng, ngay phía trước ngôi tháp chính với hai dãy tháp được bao quanh bởi tường đá. Dãy tháp ở phía trước có 3 ngôi và dãy tháp phía sau với dấu vết của ba ngôi tháp khác. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chiến tranh mà hiện nay chỉ còn lại 1 ngôi.

Tòa tháp được xây dựng dựa theo lối kiến trúc đặc trưng của người Chăm. Với lòng tháp rỗng tới đỉnh, cửa tháp quay về phía đông, mặt bên ngoài có rất nhiều gờ, trụ, đấu. Trên đỉnh các trụ thường trang trí  bằng gạch với hoa văn hình vòm trông giống như đặt một chiếc tháp nhỏ đặt lên một tháp lớn vậy.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Phố Cổ Hà Nội Từ A – Z Chi Tiết Nhất

Tháp thờ chính

Tháp thờ chính ở dãy trước khá lớn và cao khoảng 23 mét, thờ thần Po Nagar.  Tháp Bà xây 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ. Bên trong là tượng nữ thần (cao 2,6 m) tạc bằng đá hoa cương màu đen (trước đó là gỗ trầm hương, xa hơn nữa là bằng vàng). Ngồi trên bệ đá uy nghiêm hình đài sen, lưng tựa phiến đá lớn hình lá bồ đề.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Biển Tân Thành Tiền Giang Mới Nhất 2023

Tượng bà Po Nagar

Kiệt tác kiến trúc người Chăm
Kiệt tác kiến trúc người Chăm

Tháp thờ chính của dãy phía trước khá lớn và cao khoảng 23 mét. Một kiệt tác về nghệ thuật điêu khắc của cư dân Chămpa cổ. Đây là sự kết hợp nhuần nhuyễn, hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và kỹ thuật chạm nổi. Bên trong tháp khá tối và lạnh.

Phía cuối tháp có một bệ thờ bằng đá ở ngay dưới tượng Bà Po Nagar mười cánh tay. Hai bàn tay ở dưới đặt lên trên hai đầu gối. Các bàn tay còn lại sẽ cầm những vât dụng như đoản kiếm, mũi tên, chùy, cây lao ở bên phải và chuông, đĩa, cung, tù và ở bên trái.

Xem thêm: Làng Rèn Đa Sỹ Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Rèn Dao Kéo

Ý nghĩa Tháp Bà Ponagar

Suốt quá trình tồn tại và phát triển, người Chămpa đã để lại những di sản văn hóa khổng lồ. Văn hoá Chămpa có ý nghĩa to lớn cả về vật chất và tinh thần dọc dải đất miền Trung. Tháp Ponagar chính là một thành tựu tiêu biểu nhất về nghệ thuật xây dựng kiến trúc đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, bia ký và tôn giáo, tín ngưỡng. Một chứng tích rõ ràng cho sự ảnh hưởng lớn mạnh của Hindu giáo đối với người Chăm và sau này là người Việt.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Núi Hàm Lợn: Ăn Gì, Ở Đâu, Di Chuyển, Chi Phí

Liên hệ

Trên đây là thông tin về tháp bà Ponagar Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan