Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội: Địa chỉ, nhiệm vụ, liên hệ

5/5 - (6 bình chọn)

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội là cơ quan xét xử cấp cao nhất tại Hà Nội. Đây là cơ quan có trách nhiệm bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hãy cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu thông tin về cơ quan này nhé.

Khái quát về tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Ngay sau khi giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945, “thiết lập các Tòa án quân sự”, trong đó có Tòa án quân sự Hà Nội. Việc thành lập Tòa án quân sự với chức năng xét xử các hành vi xâm hại đến sự vững mạnh của Nhà nước đã đánh dấu sự ra đời của hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng.

Bên cạnh hệ thống Tòa án quân sự, ngày 24/01/1946 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã ra Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa án thường và các ngạch Thẩm phán. Ở thành phố Hà Nội có Tòa án đệ nhị cấp Hà Nội. Năm 1950 đổi tên thành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Năm 1957, Tòa án quân sự Hà Nội được nhập vào Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.

Trong suốt quá trình 77 năm xây dựng và phát triển, dù trong bất cứ thời điểm, hoàn cảnh nào, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội luôn nỗ lực phấn đấu, tổ chức thực hiện tốt công tác xét xử và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị của Thủ đô.

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nằm ở đâu?


Ban đầu, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có trụ sở nằm ở 43, Hai Bà Trưng, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sau đó, được chuyển về nằm trong Tòa án Cấp cao Hà Nội tại Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Hiện tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội được đặt tại Ô đất 1-VP, Khu chức năng đô thị Nam đường vành đai 3, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

mo-hinh-toa-an-nhan-dan-thanh-pho-ha-noi
Mô hình Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Giống như Tòa án nhân dân các tỉnh/thành phố khác, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cũng có những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định. Điều này được quy định rõ ràng trong Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014.

1. Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Nhiệm vụ của Tòa án nhân dân thành phố gồm xét xử, sơ thẩm, phúc thẩm, kiểm tra bản án và giải quyết một số công việc khác theo quy định của pháp luật

Xét xử các vụ án tại địa bàn thành phố Hà Nội

Nhân danh Nhà nước xét xử các vụ án hình sự dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng. Sau đó, căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân trên địa bàn thành phố.

Sơ thẩm các vụ án theo quy định của pháp luật

Phiên tòa sơ thẩm là phiên tòa đầu tiên, là một giai đoạn độc lập trong thủ tục tố tụng. Phiên toàn sơ thẩm dân sự gồm 4 phần: Thủ tục bắt đầu phiên tòa, Tranh Tụng tại phiên tòa; Nghị án; Tuyên án. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có nhiệm vụ sơ thẩm các vụ án theo quy định.

Phúc thẩm các vụ án theo quy định của pháp luật

Phúc thẩm là việc bản án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Kháng cáo là một quyền tố tụng quan trọng của đương sự và của những chủ thể khác được pháp luật ghi nhận việc đồng ý hay không đồng ý với phán quyết của Tòa án sơ thẩm, yêu cầu tòa án có thẩm quyền xem xét lại vụ án. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội có nhiệm vụ phúc thẩm những vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp quận, huyện và thị xã bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

Kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cấp dưới

Khi phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của luật tố tụng thì kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý, khi Tòa án nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp dưới trực tiếp, vì vậy, mọi sai phạm trong tố tụng cần được Tòa án nhân dân tỉnh phát hiện và kháng nghị lên cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

Giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội còn có nhiệm vụ giải quyết những việc khác theo quy định. Ví dụ như tuyên bố mất tích hoặc đã chết; quyết định cho thi hành bản án nước ngoài tại Việt Nam; quyết định cho thi hành phán quyết của Trọng tại thương mại; hủy kết hôn trái pháp luật; yêu cầu chấm dứt việc nuôi con;…

2. Quyền hạn của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Là một Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cũng có những quyền hạn cơ bản như quyền được tôn trọng bản án,quyết định; quyền triệu tập, bắt giữ; quyền hủy bỏ, đình chỉ vụ án; quyền yêu cầu điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư cung cấp chứng cứ; quyền kết luận về tính hợp pháp của chứng cứ.

Quyền được tôn trọng bản án, quyết định

Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân Thành phố có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố cùng như cả nước tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

Quyền triệu tập, bắt giữ những người liên quan 

Tòa án có quyền triệu tập những nhân chứng, những người liên quan tham gia xét xử. Đối với người phạm tội quả tang, bất kì công dân nào cũng có quyền bắt giữ và giải đến cơ quan công an. Nhưng đối người bị tình nghi, phải có quyết định của Tòa án mới được phép bắt giữ. Tòa án nhân dân thành phố cũng có quyền ra lệnh truy nã người phạm tội.

Quyền kết luận, thay đổi, hủy bỏ, đình chỉ vụ án

Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Xem xét đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án.

Quyền yêu cầu điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư cung cấp chứng cứ

Khi xét thấy cần thiết, Tòa án có quyền trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.

Quyền xem xét, kết luận tình hợp pháp của chứng cứ

Tòa án có quyền xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp.

Cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội gồm Ủy ban thẩm phán, Tòa chuyên trách, Phòng chuyên môn và các Tòa án nhân dân cấp dưới. Trong đó, Ủy ban thẩm phán có chức năng điều hành hoạt động của cơ quan này. Các Tòa chuyên trách gồm 6 bộ phận dựa theo tính chất của vụ án. Ngoài ra còn có các phòng ban khác và hệ thống các Tòa án cấp dưới.

1. Ủy ban thẩm phán

Ủy ban Thẩm phán gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Phiên họp Ủy ban Thẩm phán do Chánh án chủ trì. Ủy ban Thẩm phán có nhiệm vụ thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; thảo luận báo cáo công tác lên Tòa án cấp trên; tổng kết kinh nghiệm xét xử…

2. Tòa chuyên trách

Tòa chuyên trách có nhiệm vụ sơ thẩm các vụ việc theo quy định của pháp luật. Tòa chuyên trách cũng thực hiện phúc thẩm những vụ việc bị kháng cáo, kháng nghị ở tòa cấp dưới. Tòa chuyên trách bao gồm:

  • Tòa Hình sự
  • Tòa Dân sự
  • Tòa Hành chính
  • Tòa Kinh tế
  • Tòa Lao động
  • Tòa Gia đình và người chưa thành niên

3. Phòng chuyên môn 

Phòng chuyên môn là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình hoạt động của Tòa án, bao gồm:

  • Phòng Tổ chức cán bộ
  • Phòng Giám đốc Kiểm tra
  • Văn phòng

4. Tòa án nhân dân cấp dưới

Theo hệ thống tổ chức Tòa án nhân dân ở Việt Nam thì dưới Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội gồm Tòa án nhân dân của 30 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Các lãnh đạo hiện tại và cựu chánh án

phien-toa-tai-toa-an-nhan-dan-thanh-pho-ha-noi
Phiên tòa tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã trải qua 17 đời chánh án. Chánh án đầu tiên là ông Phan Mỹ từ những ngày đầu thành lập năm 1945. Chánh án hiện tại là ông Nguyễn Hữu Chính.

1. Các lãnh đạo hiện tại

  • Chánh án: Nguyễn Hữu Chính
  • Phó Chánh án: Ngô Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Xuân Phương, Tạ Quốc Hùng, Đào Sỹ Hùng

2. Các cựu chánh án

  • Ông Phan Mỹ (1945-1946)
  • Ông Vũ Tiến Tuân (1946)
  • Ông Lê Văn Chất (1946-1954)
  • Ông Hồ Đắc Điềm (1954)
  • Ông Nguyễn Xuân Dương (1955-1965)
  • Ông Nguyễn Thành Vĩnh (1965-1975)
  • Ông Bùi Đức Thiêm (1976-1977)
  • Ông Lê Hòa (1977-1984)
  • Ông Trịnh Hồng Dương (1985-1988)
  • Ông Lê Sáu (1988-1990)
  • Ông Đặng Minh Ngọc (1990-1999)
  • Ông Nguyễn Văn Hiện (1999-2002)
  • Ông Phạm Quý Tỵ (2002-2005)
  • Ông Nguyễn Xuân Thanh (2005-2007)
  • Ông Nguyễn Sơn (2009-2011)
  • Ông Nguyễn Đức Bình (2012-2015)
  • Ông Nguyễn Hữu Chính (2015-nay)

Thông tin liên hệ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

Địa chỉ: Ô đất 1-VP, Khu chức năng đô thị Nam đường vành đai 3, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Tel: 088 850 2988

Website: https://toaan.hanoi.gov.vn/

Trên đây là những thông tin cơ bản về Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mà Địa điểm Việt Nam đã chia sẻ tới các bạn. Mong rẳng sau bài viết này mọi người sẽ có cho mình những kiến thức hữu ích về Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Nếu thấy bài viết này hữu ích hay vẫn còn thắc mắc về cơ quan này, hãy để lại những bình luận ở phía dưới để Địa điểm Việt Nam có thể giải đáp thắc mắc của các bạn. Truy cập Website: https://diadiemvietnam.vn/ để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về các địa điểm tại Việt Nam.

Để cộng đồng Địa điểm Việt Nam được phát triển, Ban quản trị xin phép mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẽ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan