Bái Đính – Ninh Bình được biết đến là ngôi chùa với nhiều kỷ lục nhất và đã trở thành điểm Du lịch tâm linh thu hút lượng lớn khách du lịch đến với vùng đất cố đô Hoa Lư. Nơi đây không chỉ là chốn linh thiêng nổi tiếng mà còn gây ấn tượng đặc biệt bởi kiến trúc kỳ vĩ, nguy nga và cảnh sắc đẹp đến say đắm lòng người. Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về chùa Bái Đính qua bài viết dưới đây nhé.
Sơ lược về Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính là ngôi chùa được mệnh danh lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Ngôi chùa thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình. Mỗi năm, chùa lại mở vào dịp đầu xuân để đón chào các du khách trong, ngoài nước tới đây tham dự.
Chùa Bái Đính toạ lạc tại núi Đính, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Từ xưa, đây là nơi vua Đinh Tiên Hoàng tiến hành lập đàn cầu mưa cách đây hàng ngàn năm. Ngoài ra, vua Quang Trung cũng lựa chọn nơi này để tế cờ vào mỗi dịp ra trận. Nhằm mục đích cổ vũ và động viên tinh thần anh em quân sĩ trước khi ra trận. Điển hình là trận đánh tan quân nhà Thanh xâm lược.
Bản đồ tham quan chùa Bái Đính
Ngôi chùa này được biết tới là một quần thể di tích thuộc loại lớn nhất tại nước ta. Vào năm 2010, chùa được xác lập vào kỷ lục của Việt Nam và châu Á vì có tượng phật làm bằng chất liệu đồng dát vàng thuộc loại lớn nhất. Khi tham quan du lịch Chùa Bái Đính bạn sẽ được khám phá bức tượng nguy nga, tráng lệ này.
Chùa Bái Đính tọa lạc nằm ngay tại quốc lộ 38B, cửa ngõ phía tây của cố đô Hoa Lư. Chùa cách trung tâm Hà Nội 95 km và cách thành phố Ninh Bình 15 km. Từ khi thành lập cho tới nay, ngôi chùa này đã đạt được rất nhiều kỷ lục lớn. Đây là ngôi chùa sở hữu 2 quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, tượng phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, khu chùa rộng nhất Việt Nam, chùa có giếng lớn nhất Việt Nam…
Lịch sử hình thành chùa Bái Đính
Hơn 1000 năm về trước, tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên dãy núi Tràng An.
Quần thể chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam.
Không gian chùa Bái Đính
Nhìn tổng thể kiến trúc Bái Đính như một nét quy chuẩn cho kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam, đặc biệt khu chùa mời xây dựng có những công trình đồ sộ. Mái chùa chính điện vô cùng đẹp gồm 3 tầng 12 mái cong hình đầu đao, lợp mái ngói hình mũi hài truyền thống. Bậc thêm trang trí rồng đá kiểu dáng thời Lý, sân đá rộng nhìn thẳng xuống giếng ngọc.
Xung quanh hành lang tượng la hán chạy dài bao lấy khuôn viên ngôi chùa, trong chùa còn có các khu vườn nhỏ trồng cây xanh, loại cây được chùa trồng nhiều nhất là cây bồ đề được triết từ các ngôi chùa bên Ấn Độ. Không gian chùa Bái Đính vô cùng thanh tịnh thoáng mát, nơi lý tưởng cho những chư tôn tăng ni phật tử đên chiêm bái và tu tập.
Xem thêm: Khu Du Lịch Sinh Thái Tràng An – Cảnh Đẹp Chốn Nhân Gian
Bái Đính – Ngôi chùa gắn với nhiều chứ nhất
Quần thể chùa Bái Đính được coi là đệ nhất danh thắng tâm linh tại Ninh Bình, quần thể chùa không chỉ nắm giữ nhiều kỉ lục tại Việt Nam mà còn trên phạm vị Châu Á.
– Là chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.
– Có bức tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á
– Hành lang La Hán dài nhất châu Á với chiều dài 3km.
– Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam, 500 vị bằng đá xanh cao 2m.
– Chuông đồng lớn nhất Việt Nam
– Là quần thể chùa có cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam
– Giếng ngọc lớn nhất trong các chùa ở Việt Nam
Ngoài ra, trước khi chùa Tam Chúc được khánh thành, Chùa Bái Đính được công nhận là ngôi chùa rộng nhất Việt Nam.
Xem thêm: Khám Phá Vịnh Hạ Long – Kỳ Quan Thiên Nhiên Thế Giới
Những nơi nên ghé qua khi tham quan chùa Bái Đính
Bái Đính là một ngôi chua rộng lớn. Để không bỏ lỡ một địa điểm nào bạn hãy tham khảo những gợi ý sau đây.
Hang Sáng, Động Tối
Hang Sáng tại Bái Đính là nơi thờ Thần và Phật. Cái tên Hang Sáng là do trong hang có đầy đủ ánh sáng tự nhiên. Ngoài cửa hang là 2 vị thần uy nghiêm và sâu bên trong được đặt tượng Phật. Hang Sáng sâu 25 mét, rộng 15 mét và cao khoảng hơn 2m. Đi đến cuối hang bạn sẽ sang bên đền thờ thần Cao Sơn linh thiêng.
Động Tối là nơi đặt tượng thờ mẫu và các vị tiên. Bên trong động có các mảng đá nhũ thạch hình thành theo mạch nước ngầm, chính giữa động là giếng nước tự nhiên điều hòa không khí. Động Tối được bố trí hệ thống đèn chiếu sáng tạo ra một không gian huyền ảo.
Giếng Ngọc
Giếng Ngọc là điểm nhấn nổi bật trong quần thể Bái Đính, đây cũng là giếng chùa lớn nhất Việt Nam với đường kính 30m và độ sâu khoảng 6m. Nước ở giếng Ngọc mang màu xanh ngọc bích mát mắt. Miệng giếng được bao xung quanh bởi lan can đá núi Đính, bốn góc là 4 lầu bát giác. Đứng từ trên đại điện nhìn xuống, bạn có thể thấy giếng Ngọc nổi bật giữa khuôn viên chùa rợp bóng cây xanh.
Theo tương truyền, Thiền sư Nguyễn Minh Không đã dùng nước ở Giếng Ngọc để sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và nhân dân. Nước giếng Ngọc trong, mát lành, thường được dùng làm nước cúng lễ tại chùa.
Đền thờ thần Cao Sơn
Đền thờ thần Cao Sơn thờ vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm, Đền thờ thần Cao Sơn được xây dựng từ thời nhà Đinh bằng chất liệu gỗ quý và đá xanh. Đền có Pho tượng thần bằng đồng mạ vàng được đặt ở phía trong đền khá nổi bật.
Đền thờ Đức Thánh Nguyễn
Ngôi đền có vị thế “tựa núi nhìn sông” thờ thiền sư Nguyễn Minh Không, người đã thành lập chùa Bái Đính cổ. Ông chính là một thiền sư vang danh khắp nước Nam, được vua phong là Quốc sư và người dân tôn sùng là Đức thánh Nguyễn. Thiền sư Nguyễn Minh Không là vị cao tăng đầu tiên đặt nền móng Phật giáo, khai mở miền đất Phật và xây dựng tượng Phật ở đây.
Chùa Bái Đính với công trình kiến trúc tráng lệ thu hút hàng ngàn du khách gần xa mỗi năm. Hãy cùng theo chân Digiticket tìm hiểu các công trình thuộc khu chùa mới nhé! Ngoài ra còn một số khu vực vẫn đang được tiếp tục xây dựng và mở rộng như khu hồ Đàm Thị, công viên cây xanh.
Tháp Chuông Bái Đính
Nhắc đến công trình kiến trúc của quần thể chùa thì không thể bỏ qua Tháp Chuông. Tháp chuông là nơi lưu trữ chiếc Đại hồng chung và Trống đồng lớn nhất Việt Nam. Tháp chuông có hình dáng độc đáo tựa bông hoa sen, được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ.
Hành lang La Hán
Một địa điểm mà bạn nhất định phải ghé thăm khi tham quan Bái Đính chính là hành lang La Hán. Đây là địa điểm được nhiều du khách yêu thích và lựa chọn lưu giữ những bức ảnh kỷ niệm khi tới thăm chùa. Sở hữu chiều dài lên đến 3km, hành lang La Hán được công nhận là hàng lang dài nhất Châu Á. Hành lang này bao gồm 234 gian nối liền hai đầu Tam Quan. Đi dọc hành lang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng 500 vị La Hán với nhiều dáng vẻ, biểu cảm khác nhau được làm từ đá xanh nguyên khối.
Điện Quan Âm
Đến quần thể Bái Đính, bạn đừng quên ghé thăm Điện Quan Âm. Nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát để cầu sức khỏe, bình an cho bản thân và gia đình. Nơi đây được xây dựng gồm 7 gian, tượng Quan Thế Âm nghìn tay nghìn mắt được đặt ở gian chính. Hoa văn kiến trúc trong điện thể hiện rõ nét văn hóa Phật giáo với các họa tiết hoa sen, hạc đồng.
Tượng phật Di Lặc
Tượng Phật Di Lặc tại chùa cũng là một trong những bức tượng được ghi nhận kỷ lục Việt Nam. Tượng nặng cao 10m và nặng 80 tấn. Tượng Di Lặc tọa lạc trên đỉnh đồi cao nhất ngôi chùa, đây cũng là địa điểm tuyệt vời nếu muốn chiêm ngưỡng được toàn cảnh chùa Bái Đính.
Tháp Xá lợi Phật
Bảo Tháp là nơi lưu giữ Xá lợi Phật từ Ấn Độ và Miến Điện. Tòa Bảo Tháp gồm 13 tầng với chiều cao lên đến 100m. Thiết kế bên trong là 72 bậc thang leo. Công trình vĩ đại này được ghi nhận là tòa Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á.
Ngoài các địa điểm nêu trên, quần thể chùa Bái Đính còn rất nhiều địa điểm để bạn ghé thăm. Nếu có thời gian, bạn nên ghé thăm hết các công trình trong quần thể chùa để chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp linh thiêng, hoành tráng nơi đây nhé!
Thời điểm đẹp để đi chùa Bái Đính?
Du xuân đầu năm đi lễ chùa đã là phong tục của nước ta từ xa xưa do đó đầu xuân là thời điểm đẹp để đi chùa Bái Đính. Từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch, tiết trời mùa xuân ấm áp, mát mẻ, thích hợp kết hợp thưởng ngoạn vãn cảnh chùa và cầu may đầu năm. Đặc biệt, thời điểm này cũng là lúc diễn ra nhiều lễ hội lớn ở Bái Đính.
Hội xuân chùa diễn ra từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm chùa Bái Đính đón đông đảo du khách và phật tử khắp nơi đổ về. Nếu đi Bái Đính vào thời điểm này, bạn còn có cơ được chiêm ngưỡng các phần lễ với các nghi thức dâng hương và phần hội với các trò chơi dân gian độc đáo tại lễ hội xuân chùa Bái Đính.
Bất kỳ thời điểm nào trong năm, chùa Bái Đính cũng đều mang một vẻ đẹp riêng. Vì vậy, nếu không thích phải đông đúc, ồn ào vào mùa du lịch lễ hội cao điểm, bạn cũng có thể tham quan chùa vào những khoảng thời gian khác trong năm để khám phá và cảm nhận được nét thanh tịnh nguy nga của ngôi chùa giữa núi non hùng vĩ.
Chi phí tham quan tại Bái Đính
Dưới đây là một vài chi phí nhỏ khi tham quan quần thể Bái Đính bạn có thể tham khảo.
Giá vé tham quan
– Người lớn: 200.000 VNĐ/người lớn
– Trẻ em dưới 1m: 100.000 VNĐ/người
– Vé đi xe điện là 30.000đ/lượt, cả đi và về là 60.000đ. Khuôn viên của chùa rất rộng nên để tiết kiệm thời gian. Bạn có thể lựa chọn xe điện để vào chùa.
– Vé lên Bảo tháp Bái Đính là 50.000đ/ người
– Dịch vụ thuê hướng dẫn viên là 300.000đ/tour dành cho Bái Đính mới. Cả chùa mới và chùa cổ là 500.000đ
– Giá vé đi đò: 150.000 VNĐ/ lượt;
– Phí gửi ô tô: 40.000 VNĐ/ xe;
– Phí gửi xe máy: 15.000 VNĐ/ xe.
Kinh nghiệm sắm lễ khi đi Chùa Bái Đính
Sắm lễ viếng chùa cầu an, cầu may mắn tài lộc tùy theo lòng thành tâm tuy nhiên khi sắm lễ dâng lên Phật bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Chỉ dâng lễ chay: nhang, hoa quả, xôi.
- Hoa tươi: có thể là hoa huệ, hoa sen, mẫu đơn, hoa cúc, tránh các loại hoa tạp, hoa dại.
- Không dâng vàng mã và tiền âm phủ. Tiền thật dâng lễ không nên để lên bàn thờ Tam Bảo hay nhét vào Phật.
Một vài lưu ý khi đi chùa Bái Đính
- Nên chọn một đôi giày thể thao thoải mái vì bạn sẽ đi phải đi bộ khá nhiều.
- Lựa chọn trang phục phù hợp. Bạn nên mang theo áo khoác vì khi lên cao nhiệt độ sẽ hơi lạnh
- Khi đi chùa chuẩn bị trước tiền lẻ để công đức và quyên góp, cầu may cho bản thân, gia đình, bạn bè…
- Nên mang theo ô phòng trường hợp mưa, nắng
- Chú ý bảo quản tài sản cá nhân tránh các trường hợp bị móc túi.
Liên hệ
Chùa Bái Đính Ninh Bình – một công trình lịch sử mang vẻ đẹp hùng vĩ giữa chốn thanh yên trở thành một điểm đến mà du khách gần xa ai cũng muốn ghé thăm. Nếu có dịp về với cố đô Hoa Lư bạn đừng quên dừng chân khám phá nhé! Đừng quên khám phá những địa danh của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
fb.com/groups/diadiemvietnam.vn
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!