Nằm bên bờ sông Bắc Hưng Hải, Bảo tàng gốm Bát Tràng nổi bật với kiến trúc được lấy cảm hứng từ bàn xoay – một dụng cụ làm gốm của người dân làng Bát Tràng. Trong thời gian gần đây, bảo tàng trở thành địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước bởi các hoạt động trải nghiệm thú vị và không gian check-in mới lạ. Vậy nơi đây có gì mà hot đến vậy? Cùng Địa Điểm Việt Nam khám phá xem nơi đây có gì thú vị qua bài viết dưới đây nhé!
Lịch sử hình thành Bảo tàng gốm Bát Tràng
Hà Nội vốn nổi tiếng với làng nghề làm gốm Bát Tràng 700 tuổi. Nơi sản sinh những nghệ nhân ưu tú với đôi tay vàng điêu luyện giữ gìn và phát triển nghề truyền thống cha ông để lại. Năm 2018, công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh và Hiệp hội làng nghề Hà Nội chính thức xây dựng Bảo tàng gốm Bát Tràng.
Nhằm mục đích phát triển làng nghề và lưu giữ nét truyền thống của nghề gốm. Công trình do kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế – một người luôn có rất nhiều những ý tưởng sáng tạo độc đáo. Nhờ vậy, Bảo tàng gốm Bát Tràng mang vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc, nhiều tầng ý nghĩa.
Bảo tàng gốm Bát Tràng ở đâu?
Bảo tàng gốm Bát Tràng nằm ở thôn 5, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Từ Bảo Tàng có thể nhìn ra dòng kênh Bắc Hưng Hải. Cách làng gốm Bát Tráng vài mét. Và cách trung tâm thủ đô khoảng 20km.
Vị trí trên gg maps:
Lịch mở cửa Bảo tàng Bát Tràng
Bảo tàng gốm mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Thời gian mở cửa từ 8h sáng đến 18h. Với kiến trúc độc đáo, Bảo Tàng là điểm đến check-in của nhiều bạn trẻ. Dịp cuối tuần thì có đông các bạn nhỏ tới tham quan, trải nghiệm. Ngoài việc tìm hiểu thêm lịch sử, các câu chuyện về gốm, các em nhỏ có cơ hội trải nghiệm trực tiếp các hoạt động tô tượng, nặn gốm, nung gốm… tại bảo tàng với giá “hạt dẻ”.
Giá vé vào Bảo tàng Gốm Bát Tràng
Giá vé vào cửa là 50.000 đồng/người. Bao gồm vé tham quan các khu vực tầng G, tầng 1, 2, 4. Ngoài ra, du khách có thể mua thêm vé để trải nghiệm nặn gốm, thưởng thức nghệ thuật đương đại và trà đạo
Khám phá Bảo tàng gốm Bát Tràng
Cùng xem nơi đây có gì mà giới trẻ rủ nhau đến đông như vậy nhé:
1. Kiến trúc bàn xoay vuốt gốm khổng lồ
Nếu đã từng tham quan làng gốm, bạn sẽ thấy hình ảnh những nghệ nhân sử dụng những bàn xoay vuốt gốm để tạo nên sản phẩm. Và Bảo tàng gốm Bát Tràng được thiết kế từ chính ý tưởng này. 7 vòng xoáy ốc khổng lồ. Những mặt cong đa diện uốn lượn mềm mại. Và quấn quýt lấy nhau, tạo thành một “kiệt tác” độc nhất vô nhị.
Lạc chân vào những vòng xoay đó sẽ khiến bạn có cảm giác như đang lạc đến hẻm núi Siq; nơi có lối vào thành cổ Petra nổi tiếng thế giới ở Jordan. Còn khi nhìn từ phía dòng sông sang thì nó lại như dòng chảy dữ dội của sông Hồng. Bạn sẽ trầm trồ, ngỡ ngàng trước thiết kế lạ mắt này.
2. Vật liệu truyền thống và hiện đại
Để tạo nên một công trình kiến trúc đặc trưng của nghề gốm, những người thợ đã phải sử dụng công nghệ hiện đại kết hợp cùng vật liệu truyền thống. Cụ thể, họ sử dụng bê tông cốt thép sợi tuyến tính mỏng có tải trọng không lớn nhưng lại có thể chịu được lực một cách rất hiệu quả.
Đồng thời, các vật liệu truyền thống của Bát Tràng như: gạch gốm cổ truyền, gạch men mosaic và ngói nung…cũng được tận dụng một cách tối đa để tạo nên màu sắc “chân thực” nhất cho bảo tàng Gốm Xoay.
Đặc biệt, vì lấy nguyên mẫu của gốm nên tòa nhà được thiết kế to dần lên trên. Dù vậy, do được thiết kế hợp lý nên vô cùng chắc chắn và vững chãi. Thậm chí, những vòng xoáy ốc ấy không chỉ mang ý nghĩa về mặt hình ảnh. Mà còn có công năng sử dụng rất hữu ích. Là nơi làm giá bục trưng bày gốm và làm cầu thang để đi lên các tầng trên…
3. Đa dạng các khu trải nghiệm
Bảo tàng gốm Bát Tràng có 6 tầng với nhiều trải nghiệm khác nhau.
Tầng 1: là nơi trưng bày những sản phẩm gốm – “đứa con quý giá” của các nghệ nhân. Qua đó kết nối khách tham quan với các nghệ nhân. Không gian mở ở đây rất rộng nên rất thích hợp cho các chương trình, sự kiện lớn hay các festival văn hóa cổ truyền… Nơi các bạn trẻ chụp hình sống ảo bao chất.
Tầng 2: khu trung tâm của bảo tàng gốm Bát Tràng. Ở đây, trưng bày các sản phẩm gốm nghệ thuật xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển làng gốm Bát Tràng. Bao gồm các dòng men từ cổ đến hiện đại, với sự thay đổi về màu sắc, hình dáng và các họa tiết trang trí trên gốm….
Nhằm mục đích giúp du khách có cái nhìn tổng quan về lịch sử làng nghề. Điều thú vị, tại đây du khách không chỉ được chiêm ngưỡng mà còn có thể mua hoặc thực hiện đấu giá các sản phẩm mang tính nghệ thuật cao.
Tầng 3: Trung tâm nghệ thuật đương đại. Nơi này trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật đương đại ấn tượng.
Tầng 4: Khu nhà ăn và cà phê check-in ngoài trời với quy mô lớn. View ngắm sông và tận hưởng khí trời. Nơi này luôn được đặt những chậu cây xanh mướt theo từng mùa. Giúp du khách có thể thoải mái thả hồn theo mây trời.
Tầng 5: Là không gian trà đạo và nghệ thuật điêu khắc ánh sáng.
Tầng G: Là khu vực để du khách thử làm nghệ nhân và tạo ra sản phẩm gốm của riêng mình.
Lời kết
Hy vọng rằng, những chia sẻ về bảo tàng Gốm Bát Tràng mà Địa Điểm Việt Nam mang đến trên đây sẽ hữu ích với team mê khám phá. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ, tích lũy được nhiều kiến thức về thế giới đồ gốm xung quanh chúng ta. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam: fb.com/groups/diadiemvietnam.vn
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!