Nằm cách xa đất liền tới hàng trăm km nhưng với nhiều ưu đãi từ thiên nhiên cũng như mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, du lịch Côn Đảo hàng năm thu hút hàng trăm nghìn lượt khách tới tham quan và nghỉ dưỡng. Cùng Địa Điểm Việt Nam khám phá kinh nghiệm du lịch Côn Đảo mới nhất 2023 nhé!
Giới thiệu về du lịch Côn Đảo
Côn Đảo là một quần đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng gần 100 hải lý, tuy vậy nơi gần nhất trong đất liền với Côn Đảo lại là vùng đất thuộc thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng với khoảng cách chỉ khoảng 40 hải lý.
Côn Đảo hay Côn Sơn cũng hay dùng cho tên của hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Sách sử Việt Nam trước thế kỷ XX thường gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn. Theo các nhà nghiên cứu, tên gọi Côn Lôn có nguồn gốc từ tiếng Mã Lai, là “Pulau Kundur” (tạm dịch là “hòn Bí”). Người châu Âu phiên âm thành Poulo Condor.
Di chuyển đến Côn Đảo
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Khu Du Lịch Hồ Mây Mới Nhất 2023
Du lịch Côn Đảo mùa nào đẹp nhất?
Khí hậu ở Côn Đảo mang đặc điểm á xích đạo – hải dương nóng ẩm, chính vì vậy mà thời tiết tại hòn đảo này được chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa thì bắt đầu từ tháng 5 kéo dài cho hết tháng 11, còn lại là những tháng mùa khô (từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau). Cho nên theo kinh nghiệm của nhiều du khách đã từng tới Côn Đảo thì thời điểm thích hợp để đi du lịch là khoảng tháng 3 đến hết tháng 9.
Mặc dù từ tháng 3 đến tháng 9 nằm trong mùa mưa nhưng vẫn có nắng, còn mưa thì hay gián đoạn. Rất phù hợp cho việc đi lại, tham quan và tham gia vào các trò chơi trên biển hấp dẫn và thú vị.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể đi vào những tháng cuối năm từ tháng 10 đến hết tháng 2 năm sau. Bởi vì thời điểm này là mùa khô, ít mưa thuận lợi cho các hoạt động tham quan du lịch tại Côn Đảo. Ở vùng biển phía Đông (Vịnh Côn Sơn) sẽ hay có sóng lớn nhưng vùng biển phía Tây và Tây Nam thì lại rất bình yên, thích hợp cho việc bơi lội, lặn san hô.
Xem thêm: Top 9 Địa Điểm Du Lịch Tại Đồng Tháp Hot Nhất 2023
Du lịch Côn Đảo di chuyển như thế nào?
Một trong những trở ngại lớn nhất của du lịch Côn Đảo chính là chuyện đi lại, bởi để tới đây du khách chỉ có thể lựa chọn đường không hoặc đường thủy.
Du lịch Côn Đảo bằng máy bay
Do hạ tầng cũ nên sân bay Cỏ Ống ở Côn Đảo không thể tiếp nhận các máy bay chở khách cỡ lớn, chỉ có thể sử dụng các loại máy bay nhỏ Chính bởi vậy số lượng khách vận chuyển trên mỗi chuyến bay không nhiều, chi phí cho mỗi vé luôn cao hơn so với các địa điểm khác. Các bạn nếu định đi Côn Đảo bằng máy bay có thể đi vào ngày thường cho tiết kiệm chi phí.
Từ sân bay về trung tâm khoảng 13km, các bạn nếu đi riêng lẻ có thể sử dụng các loại xe buýt trung chuyển với giá thấp, hoặc gộp nhóm lại đi taxi với giá cao hơn chút (nhưng thoải mái hơn).
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Đồng Sen Tháp Mười Mới Nhất 2023
Du lịch Hà Nội – Côn Đảo
Trước kia có Mekong Air khai thác đường bay Hà Nội – Côn Đảo, nhưng sau đó đã dừng hoạt động từ năm 2012. Trong khoảng thời gian sau này, du khách từ miền Bắc muốn đi Côn Đảo bằng máy bay chỉ có thể nối chuyến ở Sài Gòn. Thật may mắn, từ 09/2020 Bamboo đã được phép mở thêm các đường bay từ Hà Nội – Hải Phòng và Vinh tới Côn Đảo.
Du lịch Sài Gòn – Côn Đảo
Mỗi ngày từ sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Cần Thơ có vài chục chuyến bay tới Côn Đảo nhưng máy bay sử dụng là loại máy bay khá nhỏ (ATR 72), chỉ chuyên chở được số lượng rất ít khách nên giá vé thường sẽ cao hơn so với các chặng khác.
Xem thêm: Top 9 Địa Điểm Du Lịch Tại Đồng Tháp Hot Nhất 2023
Du lịch Côn Đảo bằng tàu
Nếu không thể đặt vé máy bay, các bạn có thể tới Côn Đảo bằng tàu cao tốc. Thời gian đi sẽ lâu hơn nhưng cũng là một trải nghiệm thú vị, có điều nếu say sóng các bạn không nên đi vào những mùa biển động.
Từ Vũng Tàu
Để đi tới Vũng Tàu, các bạn có thể sử dụng các tuyến xe khách từ Sài Gòn, thường các xe xuất phát liên tục từ bến xe miền Đông. Ngoài ra, các bạn có thể sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển tới đây bởi khoảng cách khá gần (khoảng 100km), gửi xe cá nhân tại cảng rồi đi ra đảo.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Đồng Sen Tháp Mười Mới Nhất 2023
Vũng Tàu – Côn Đảo
Tàu đi Côn Đảo từ Vũng Tàu xuất phát từ cảng Cầu Đá, tàu chậm thời gian có thể lên tới 12 tiếng, với tàu cao tốc thời gian chỉ khoảng 3 tiếng. Tàu có sức chứa khoảng 600 khách, tức gấp 10 lần 1 chiếc máy bay ATR đưa khách ra Côn Đảo.
Từ Sóc Trăng
Để tới Sóc Trăng các bạn có thể bắt các chuyến xe từ bến xe Miền Tây, khá nhiều xe và giờ nhưng các bạn nên đi các chuyến đêm để tới Sóc Trăng vào sáng sớm, kịp giờ đi tàu chuyến sớm luôn. Khi đặt vé tàu cao tốc, các bạn nên đặt luôn vé xe mini buýt, xe này sẽ đưa các bạn từ phòng vé của tàu Superdong từ Sóc Trăng tới cảng Trần Đề.
Nếu định tự lái xe tới cảng, các bạn nên đi từ trưa ngày hôm trước vì khoảng cách cũng vào khoảng hơn 200km. Sau khi tới cảng Trần Đề có thể gửi xe và nghỉ đêm tại đấy, hoặc ngủ tại Tp Sóc Trăng rồi hôm sau đi ra cảng sớm.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Khu Du Lịch Sinh Thái Gáo Giồng Mới Nhất 2023
Trần Đề – Côn Đảo
Do lợi thế về khoảng cách gần nên thời gian đi từ cảng Trần Đề ra Côn Đảo sẽ gần hơn từ Vũng Tàu, thời gian đi chỉ mất khoảng hơn 2 tiếng, giá vé cũng rẻ hơn khoảng 1 nửa so với xuất phát từ Vũng Tàu. Các bạn nếu định tới Côn Đảo bằng tàu nên lựa chọn cảng này, kết hợp thêm khoảng 1-2 ngày du lịch Sóc Trăng nữa là đẹp.
Tham quan những di tích lịch sử khi du lịch Côn Đảo
Côn Đảo được mệnh danh là “địa ngục trần gian” vì chứng kiến bao thời khắc lịch sử của dân tộc. Cùng khám phá những địa điểm sau khi du lịch Côn Đảo nhé!
Bảo tàng Côn Đảo
Bảo tàng Côn Đảo là nơi lưu giữ, trưng bày, bảo quản và giới thiệu các hiện vật lịch sử, văn hóa của mảnh đất con người Côn Đảo qua các thời kỳ lịch sử với 2000 tư liệu, hiện vật trưng bày. Đến với Bảo tàng Côn Đảo, các bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn về thiên nhiên, con người Côn Đảo tìm hiểu về lịch sử đấu tranh nhà tù Côn Đảo trong 113 năm “ Địa ngục trần gian”.
Dinh Chúa Đảo
Dinh thự là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa đảo, trải qua 113 năm (1862 – 1975), nay còn lưu giữ nhiều hiện vật của cuộc sống xa hoa của các chúa đảo người Pháp, Mỹ, Việt, Trung Quốc.
Hệ thống nhà tù
Nhà tù Côn Đảo nằm trong danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. “Địa ngục trần gian” này là điểm hẹn về nguồn của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Trại Phú Tường
Cũng giống như các trại giam khác được Pháp xây dựng tại Côn Đảo, trại Phú Tường (chuồng cọp kiểu Pháp) có tường cao, dày làm bằng đá, bên trên cuộn thép gai, cổng sắt cao đóng kín, gồm 2 dãy nhà với 8 khám nối tiếp vào góc phía Nam của trại Phú Sơn. Trại khởi công từ năm 1940, hoàn thành vào năm 1944 khi các trại Phú Thọ, Phú Hải, Phú Sơn được xây dựng trước đó không còn đủ chỗ để giam tù nhân.
Trại Phú Bình
Trại giam Phú Bình hay còn có tên gọi khác là “Chuồng cọp kiểu Mỹ” tọa lạc ở đường Nguyễn Văn Cừ, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trại giam này được Mỹ – Ngụy xây dựng, ban đầu có tên là trại 7 và nổi tiếng với các hình thức tra tấn tinh thần.
Trại Phú Hải
Trại Phú Hải nằm trên đường Lê Văn Việt, cách bờ biển 50m. Đây là trại giam cổ nhất, được Pháp lập từ năm 1862 và xây dựng kiên cố từ năm 1889 đến năm 1896 thì hoàn chỉnh. Thời Pháp trại có tên là Bange 1. Sau đó được đổi thành Lao 2, trại 2 và trại Phú Hải sau Hiệp định Paris năm 1973. Trại rộng hơn 12.000m² với 10 phòng giam tập thể, 20 hầm đá biệt giam, 2 hầm xay lúa đồng thời là phòng trừng giới và 1 khu đập đá. Trong khuôn viên trại có đầy đủ các công trình phục vụ đời sống tinh thần cho tù nhân như: câu lạc bộ, nhà bếp, nhà ăn, nhà hớt tóc, giếng nước, nhà kho, văn phòng, giảng đường, bệnh xá, nhà thờ.
Trại Phú Sơn
Trại Phú Sơn nằm sát bên Trại Phú Hải, có cùng kiểu xây dựng, nhưng đồ sộ và kiên cố hơn, lại có thêm nhiều phòng giam cá nhân hơn. Bên trên phòng giam có lối đi để cai ngục đi kiểm tra người tù.
Trại Phú An
Trại 6 sau này được gọi là trại Phú An gồm 20 phòng giam, chia làm 02 khu: A và B, mỗi khu có 10 phòng được bố trí thành hai dãy đối diện nhau và có một khu biệt lập gồm 4 xà lim.
Sở Cò
Cùng với việc xây dựng trại giam, trạm gác, thực dân Pháp còn xây dựng những công sở và các cơ sở phục vụ khác. Sở Cò đi vào họat động từ những năm đầu thế kỷ 20, sang thời Mỹ ngụy ngôi nhà này là trụ sở Quân cảnh. Khuôn viên Sở Cò có tổng diện tích là 1.516,2 m², bao gồm: 1 nhà Chính, 1 nhà phụ thuộc, 2 Xà lim và sân vườn. Đặc biệt, Sở cò là nơi lưu lại những giờ phút cuối đời của nữ anh hùng Võ Thị Sáu.
Phố cổ Côn Sơn
Côn Đảo hiện có hơn 50 công trình kiến trúc được xây dựng từ thời Pháp trong đó nhiều công trình kiến trúc cổ được bảo tồn nguyên vẹn nhưng đã thay đổi công năng. Ngoài ra, trên đoạn đường Lê Duẩn chỉ dài khoảng tầm 500m, hai bên đường có nhiều ngôi nhà cổ với kiến trúc Pháp. Bố cục của các ngôi nhà ở phố Lê Duẩn chủ yếu là hình chữ nhật, hành lang rộng chạy quanh, được tạo hình với các đường cong hình cung. Nhà được xây 1-2 tầng, với mái dốc, lợp ngói tạo sự mát mẻ.
Tất cả đã được các nhà kiến trúc và quy hoạch Pháp kiến tạo một cách hoàn hảo. Những con đường với 2 hàng cây, khu phố cổ, hệ thống nhà ở của các chức sắc, những dãy nhà trệt nền cao, với bậc thềm duyên dáng và dãy hành lang phía trước, mái ngói dốc, mang vẻ đẹp tinh tế của kiến trúc Pháp.
Khám phá những địa điểm vui chơi khi du lịch Tam Đảo
Du lịch Côn Đảo có khá nhiều những địa điểm đẹp chào đón khách tham quan. Cùng Địa Điểm Việt Nam điểm qua một vài địa điểm thú vị nhé!
Hồ An Hải
Nằm ở trung tâm đảo, hồ An Hải là hồ nước ngọt lớn thứ hai trên đảo. Vào mùa hè, hoa sen trong hồ nở hồng rực, xen kẽ với mảng màu xanh của bèo lá và núi rừng.
Mũi Chân Chim
Mũi Chân Chim là một mỏm đá nhô ra biển, nằm trên đường Cỏ Ống, cách sân bay Cỏ Ống khoảng 6,5km. Đầu mũi là hệ thống đá tảng muôn hình khối xếp chồng lên nhau, đá ở đây màu sáng bạc chứ không đen như ở nơi khác. Phía dưới mũi là làn nước xanh ngọc, trong vắt, tạo nên khung cảnh hùng vĩ, tuyệt mỹ.
Bãi An Hải
Bãi An Hải nằm ngay trung tâm đảo lớn, có cát trắng mịn, biển lặng sóng, là nơi tắm biển thường ngày của người địa phương. Cầu tàu du lịch nằm cuối bãi tắm là nơi tàu thuyền, cano đón trả khách đi khám phá các đảo và lặn ngắm san hô. Đường vào bãi nằm cạnh khu nghỉ dưỡng Tân Sơn Nhất – Côn Đảo resort.
Bãi Lò Vôi
Cũng nằm ngay trung tâm, đối diện phía bên kia cầu tàu 914 so với bãi An Hải. Bãi này có nước trong, sóng êm, bờ cát trắng rất sạch có hàng dương cổ thụ trải dài. Bãi này chỉ có thể ngắm cảnh chứ không thể tắm.
Bãi Đầm Trầu
Cách trung tâm khoảng hơn chục km, bãi Đầm Trầu có cảnh quan đẹp và tương đối hoang sơ. Nơi đây cũng là một địa điểm rất độc đáo khi nằm ngay cạnh sân bay Cỏ Ống, các bạn có thể chụp được những bức ảnh trên bãi biển với máy bay ngay trong khung hình của mình.
Bãi Ông Đụng
Bãi Ông Đụng có hệ sinh thái đa dạng với đầy đủ núi, rừng, biển và dải san hô hầu như được bảo tồn nguyên vẹn. Trên Bãi Ông Đụng là hàng vạn viên đá cuội muôn hình nằm dọc theo bãi biển và những gốc cây to lớn với bộ rễ ngoằn ngoèo, cổ quái. Khi thủy triều xuống, bãi biển còn để lộ ra dải đá ngầm rộng lớn, hình thù độc đáo cùng nhiều loài sinh vật biển như cua, ốc và sên biển… Để đến đây, các bạn cần đi xuyên qua Vườn Quốc gia Côn Đảo
Bãi Nhát
Bãi biển ngay dưới khu vực mũi Cá Mập là Bãi Nhát, nơi đây nước trong xanh và lặng sóng, các bạn có thể đi bộ theo lối mòn để xuống đây. Bãi cát ở đây phụ thuộc nhiều vào thuỷ triều, nhưng thường sẽ xuất hiện trong khoảng từ 10-13h hàng ngày.
Mũi Cá Mập
Cách trung tâm khoảng 6km, nơi đây là địa điểm rất đẹp để có thể ngắm hoàng hôn ở Côn Đảo. Với 1 bên là vách núi, 1 bên là biển cả mênh mông cùng những cơn gió với cảm giác bay người, mũi Cá Mập là địa điểm rất tuyệt để có những bức ảnh đẹp. Du lịch Côn Đảo đừng quên bỏ qua địa điểm này nhé!
Vịnh Đầm Tre
Vịnh Đầm Tre nằm ở phía Bắc đảo Côn Sơn và cách sân bay Côn Đảo 3 km. Đây là vịnh kín gió, ăn sâu vào trong đất liền, sự kết hợp hài hòa giữa biển và núi bao bọc xung quanh, tạo cho vịnh có nhiều cảnh quan thơ mộng, huyền bí, phong cảnh hữu tình và môi trường trong lành.
Để tới được Vịnh Đầm Tre các bạn cần đi men theo khoảng 2km đường bờ biển của Bãi Dong (phía gần sân bay Cỏ Ống). Nếu thủy triều cao quá sẽ không thể qua được, sau khi qua được đoạn bờ biển này sẽ có đường rừng dài khoảng 3km tiếp theo nữa mà các bạn phải chinh phục.
Du lịch Côn Đảo được thưởng thức đặc sản gì?
Một số đặc sản hấp dẫn của du lịch Côn Đảo có thể kể đến:
Ốc Vú Nàng: Những con ốc hình chóp, ngọt thịt, thơm ngon dù nuớng, luộc, xào, làm gỏi,… ngon nhất là ốc Vú Nàng nướng mỡ hành. Các quán ăn ở đây đều phục vụ đặc sản này. Bạn có có thể vừa thưởng thức hải sản vừa ngắm biển xanh ngắt.
Cá mú đỏ: Đặc sản vùng biển đảo. Thịt cá dai, ngọt và thơm.
Tôm hùm và Tôm hùm mũ ni: Tôm hùm được xem là “vua hải sản” ở Côn Đảo, tuy không rẻ hơn trong đất liền bao nhiêu nhưng tôm ở đây tươi ngon đặc biệt.
Mứt hạt bàng: Cây bàng mọc khắp nơi trên Côn Đảo. Quả bàng chín vàng ươm, bóc lớp thịt lộ ra hạt trắng nõn. Hạt bàng ở Côn Đảo được rang mặn với muối hay rang ngọt cùng đường. Ăn bùi, thơm giòn. Hẩu như ai đến du lịch Côn Đảo cũng mua vài cân mứt hạt bàng về làm quà. Gía tầm 20-30 nghìn/kg. Mùa cao điểm có thể lên đến 50 nghìn/kg.
Lưu trú khi du lịch Côn Đảo
Côn Đảo có khá nhiều khách sạn nghỉ dưỡng. Nếu bạn muốn tận hưởng nhiều thời gian ở nơi đây thì hãy tìm hiểu
Khách Sạn The Secret Côn Đảo
Liên hệ
Trên đây là thông tin về kinh nghiệm du lịch Côn Đảo mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục kinh nghiệm du lịch của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!