Hà Nội vốn được biết đến là nơi có rất nhiều di tích lịch sử, công trình kiến trúc độc đáo. Mỗi một công trình lại mang một vẻ đẹp và ý nghĩa khác nhau. Một trong những công trình đặc biệt mà bạn không thể bỏ qua khi nhắc về nơi này đó chính là chùa Một Cột. Ngôi chùa cổ này được xây dựng với kiến trúc ấn tượng là điểm tham quan của nhiều du khách khi có dịp đến thủ đô Hà Nội. Cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu về chùa Một Cột (Diên Hựu Tự) nhé!
Giới thiệu về Chùa Một Cột
Chùa Một Cột là ngôi chùa cổ ở Việt Nam được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tông, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Chùa Mật, Liên Hoa Đài hay Diên Hựu Tự. Dưới thời nhà Lý, chùa tọa lạc trên phần đất của thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía tây Hoàng thành Thăng Long. Ngày nay, chùa thuộc quận Ba Đình, nằm ở công viên phía sau phố Ông Ích Khiêm, cạnh quần thể Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Việt Phủ Thành Chương Chi Tiết Mới Nhất 2023
Lịch sử chùa Một Cột cùng những biến cố thăng trầm của đất nước
Chùa Một Cột ở Hà Nội được bắt đầu xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, thời kỳ vua Lý Thái Tông. Theo sự tích chùa Một Cột, trong một giấc mơ, vua Lý Thái Tông đã thấy Phật bà Quan Âm đang ngồi trên một đài sen tỏa sáng rực rỡ và mời vua lên ngự cùng. Sau khi tỉnh giấc, vua đã kể cho các quan thần nghe về giấc mơ của mình. Nhà sư Thiền Tuệ đã khuyên vua nên xây dựng một ngôi chùa trên một trụ đá giống như trong giấc mơ, và làm tòa sen để Phật Bà có thể tọa trên đó.
Vào năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho trùng tu chùa và xây dựng thêm hai tháp lợp sứ trắng ở phía trước sân chùa. Sau đó, đến năm 1108, Nguyên Phi Ỷ Lan đã sai người đúc ra một chiếc chuông lớn có tên gọi là “Giác Thế Chung”, với mong muốn đánh thức trái tim của nhân loại. Có thể thấy rằng, thời kỳ của triều đại nhà Lý được xem là thời đại hoàng kim của đạo Phật trong lịch sử dân tộc.
Trong cuộc chiến chống Pháp, chùa Một Cột đã bị quân Pháp đặt bom phá hủy. Sau khi Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản Thủ đô, đã tiến hành lập dự án trùng tu, xây dựng lại chùa Một Cột giống như kiến trúc ban đầu. Cho đến năm 1955, chùa Một Cột Hà Nội đã được tôn tạo lại và duy trì bảo tồn đến ngày nay. Bên cạnh chùa Một Cột còn một ngôi chùa khác có cổng tam quan cùng bức hoành phi tạc ba chữ “Diên Hựu Tự”.
Chùa Một Cột thờ ai?
Diên Hựu Tự là ngôi chùa đại diện cho đoá sen mà Phật Bà Quan Âm ban tặng cho vua Lý Thái Tông trong một lần nằm mộng. Đồng thời, đây cũng là nơi được nhà vua lựa chọn để làm lễ tế mỗi dịp rằm và mùng một hàng tháng với mong ước cầu cho quốc thái dân an.
Theo ghi chép, vua Lý Thái Tông là một tín đồ của đạo Phật và phái Vô Ngôn Thông. Lúc bấy giờ, đạo Phật đang trên đà phát triển. Chỉ tính riêng triều đại này đã có hơn 95 ngôi chùa được xây mới và rất nhiều pho tượng Phật được trùng tu. Đặc biệt, vào các dịp lễ lớn của Phật Giáo, nhà vua sẽ cho miễn thuế trên phạm vi toàn quốc để tạo phúc cho bá tánh.
Xem thêm: Phố Hàng Mã Ở Đâu? Khám Phá Chốn Vui Chơi Hot Nhất Dịp Lễ Tết
Khám phá kiến trúc chùa Một Cột
Danh thắng Hà Nội này được xây dựng theo lối kiến trúc có từ lâu đời vào thời Đinh, Tiền Lê xưa. Theo nhiều nghiên cứu, lối kiến trúc một cột của chùa có nhiều nét tương đồng với kiến trúc của cột đá được xây từ thời Lý tại chùa Dạm – Bắc Ninh. Ngoài ra chùa Một Cột còn giống với kiến trúc ngôi chùa Nhất Trụ ở Ninh Bình nơi con gái Đinh Tiên Hoàng tu hành khi xưa, chùa Nhất trụ có kiến trúc dạng 1 cột với một cây cột đá cao có tám cạnh, phía trên cột là đài hoa sen.
Xem thêm: Top 41 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Tại Hà Nội Hot Nhất 2023
Kiến trúc bên ngoài của chùa Một Cột
Mái chùa được lợp bằng ngói đỏ, bốn góc được uốn quanh như đầu lao vút lên trời, phong cách đặc trưng của thời phong kiến xưa. Trên đỉnh mái là họa tiết “ lưỡng long chầu nguyệt” – một họa tiết đặc trưng của chùa, đình xưa. Chùa được xây chính giữa hồ Linh Chiểu, xung quanh hồ được rào lại bằng hàng rào gạch tráng men xanh có trang trí các họa tiết hình khối. Cấu trúc Diên Hựu tự thời Lý theo Việt Sử Lược là dạng độc trụ lục giác liên hoa lâu – dạng hoa sen một cột sáu cạnh.
Kiến trúc ngày nay của chùa gồm: Cột và hệ thống dàn gỗ chống, tòa Liên Hoa Lâu và phần mái chùa Một Cột. Phần cột của chùa được làm từ đá, ghép từ 2 khúc tách biệt chồng lên nhau thành một khối, cột cao 4m (không tính phần chìm dưới nước), đường kính 1.2m. Trên cột là hệ thống các đòn gỗ với kết cấu cân xứng, dùng làm giá đỡ cho tòa lâu phía bên trên.
Xem thêm: Phố Đi Bộ Carnaby 214 Ở Đâu? Khám Phá Phố Đi Bộ Mới Tại Hà Nội
Kiến trúc bên trong chùa Một Cột
Tòa Liên Hoa trên cột đá có hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, trong chùa có một án thờ bên trên đặt tượng Phật Bà Quan Âm được mạ vàng. Bàn thờ được thếp vàng, trang trí bằng các họa tiết vân mây uốn lượn, xung quanh đặt các vật phẩm trang trí: đôi lục bình gốm sứ, bộ ấm chén thờ, lư hương đồng,… Trần phía trên bàn thờ có tấm hoành phi nhỏ có ghi 3 chữ Hán “Liên Hoa Đài” được sơn vàng trên nền đỏ.
Chùa là kiến trúc độc nhất vô nhị tại Việt Nam, Năm 1962, chùa được công nhận là kiến trúc nghệ thuật của Quốc gia. Chùa còn được Tổ chức kỷ lục của châu Á trao tặng danh hiệu “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
Xem thêm: Review Ghost Town Gastrobar – Quán Nhậu Chuẩn Hàn Hot Nhất Hà Đông
Chùa Một Cột – Biểu tượng nghìn năm văn hiến
Có ý nghĩa lịch sử, văn hóa tâm linh và kiến trúc độc đáo, Chùa Một Cột đã tồn tại gần 1000 năm và trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Đây là một trong những hình ảnh quảng bá du lịch của thủ đô và là món quà biểu trưng du lịch Hà Nội được du khách cực kỳ ấn tượng.
Không chỉ là biểu tượng của Hà Nội, Chùa Một Cột còn được coi là biểu tượng có ý nghĩa quan trọng của Việt Nam. Bằng chứng của việc này là hình ảnh Chùa Một Cột được in nổi trên mặt đồng xu kim loại mệnh giá 5 nghìn đồng và được các công ty du lịch Việt quảng bá trên khắp năm châu.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Lăng Bác Từ A – Z Chi Tiết Nhất
Phương tiện và cách di chuyển đến chùa
Chùa nằm trong khu vực quận Ba Đình, gần với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng nên khá dễ tìm. Du khách có thể đến đây bằng các loại phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô hoặc chọn các dịch vụ xe taxi, xe ôm công nghệ. Nếu di chuyển bằng xe buýt, bạn hãy bắt các tuyến xe buýt có trạm dừng gần với chùa, chẳng hạn như tuyến số 09, số 22, số 33, số 45 và số 50. Tất cả các tuyến trên đều có điểm dừng ở số 15A Lê Hồng Phong.
Hoặc bạn cũng có thể đến Chùa Một Cột bằng cách đi theo hướng bắc để vào Bưu điện thành phố, chọn lối thứ nhất ở vòng xuyến đến đường Đinh Tiên Hoàng. Từ Đinh Tiên Hoàng, bạn hãy rẽ trái tại DC Gallery để vào Hàng Gai, qua Hàng Bông đến Xôi Cấm và rẽ về Điện Biên Phủ. Di chuyển theo đường Điện Biên Phủ đến con đường cắt ngang Ông Ích Khiêm và Hùng Vương chính là địa điểm mà bạn cần đến.
Ngoài ra, còn một vài tuyến đường khác cho du khách lựa chọn gồm:
Xem thêm: Trung tâm thương mại Lotte Mall Tây Hồ: Địa chỉ, Hotline liên hệ online
Giờ mở cửa, giá vé vào thăm chùa Một Cột
Chùa Một Cột mở cửa tham quan từ 7 giờ sáng đến 18 giờ tối hàng ngày trong tuần, mọi ngày trong năm. Với thời lượng tham quan khoảng từ 1 đến 3 tiếng, quý du khách có thể đến thăm chùa bất cứ lúc nào chỉ cần đảm bảo được khung giờ mở cửa trên.
Hiện tại Chùa Một Cột miễn phí 100% giá vé vào thăm cho du khách là công dân Việt Nam. Đối với các du khách nước ngoài mức giá vé vào cửa được niêm yết là 25 nghìn đồng/người/lượt tham quan.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Vườn Quốc Gia Ba Vì Mới Nhất 2023
Những điều cần lưu ý khi đi tham quan, khám phá Chùa Một Cột
Liên hệ
Trên đây là thông tin về chùa Một Cột mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!