Nhắc đến Bình Dương người ta nghĩ ngay đến những khu công nghiệp quy mô lớn, ít ai biết rằng nơi đây là còn có nhiều công trình kiến trúc tâm linh. Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về chùa Tây Tạng Bình Dương nhé!
Chùa Tây Tạng Bình Dương ở đâu?
Chùa Tây Tạng có địa chỉ ở số 46B Thích Quảng Đức, Chánh Nghĩa, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Chùa được xây dựng theo kiến trúc Mật Tông Tây Tạng, ấn tượng với bức tượng Bồ Đề Đạt Ma được làm từ tóc của hàng nghìn phật tử. Chùa có không gian rộng lớn và được trồng nhiều cây cổ thụ mang tới không khí trong lành. Cùng với kiến trúc độc đáo chùa Tây Tạng Bình Dương trở thành điểm đến thu hút du khách thập phương vào dịp lễ Tết chiêm bái và vãn cảnh thanh tịnh.
Di chuyển đến chùa
Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Tại Bình Phước Hot Nhất 2023
Sơ lược chùa Tây Tạng Bình Dương
Từ những năm 1928, hòa thượng Chơn Phổ – Nhẫn Tế đã sáng lập ra ngôi chùa có tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự, thuộc hệ Bắc Tông và có tên gọi ngày nay là Chùa Tây Tạng Bình Dương.
Những năm đầu mới thành lập, ngôi chùa này chỉ có vóc dáng là một chiếc am nhỏ thờ phật. Ngoài ra, đây còn là nơi các thiền sư tu tập và phổ độ cho chúng sinh nơi đây. Mãi đến năm 1937, khi thiền sư Minh Tịnh về đây trụ trì, ngôi chùa mới được đổi tên thành chùa Tây Tạng Tự.
Từ đó đến ngày nay, ngôi chùa này đã trải qua 3 đời trụ trì đó là:
– Hòa thượng Thích Nhân Tế – Minh Tịnh thiền sư, sư tổ khai sơn ra chùa Tây Tạng
– Hòa thượng trụ trì thứ 2 của chùa là Thích Tịch Chiếu
– Hòa thượng Thích Chơn Hạnh là trụ trì hiện tại của chùa.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Vườn Trái Cây Lái Thiêu Mới Nhất 2023
Khám phá kiến trúc chủa Tây Tạng Bình Dương
Ngôi chùa này được đại trùng tu vào năm 1992 mang dáng dấp gần giống với kiến trúc của một ngôi chùa ở xứ sở Tây Tạng. Khi bước vào cổng Chùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hai câu đối do Thiền sư Minh Tịnh đặt với sự kết hợp rất nhịp nhàng hai tên trước và hiện nay của Chùa:
“Tây quy độc diệu thiên chơn Bửu / Tạng xuất hàm linh địa chánh Hương”
(Tạm dịch: Ngọc thật của trời độc diệu từ Tây lại/ Chánh hương của đất chứa linh thiêng do Tạng sinh)
Ở chánh điện được thiết kế với cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp và các tứ giác có chiều cao trên 15m. Còn ở tầng thượng nóc chùa là nơi điện thờ 5 vị Phật của Phật giáo Tây Tạng. Tượng “Ngũ trí Như Lai” được bố cục theo Mandala – biểu tượng của Phật giáo Mật tông.
Đi sâu vào bên trong chánh điện, du khách sẽ được chiêm ngưỡng thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật Thích Ca còn tại thế. Ở giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền có chiều cao lên tới 2,3 m. Xung quanh có chư Phật và Bồ tát ở các vị trí khác nhau. Ví dụ như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc, tầng kế thì thờ Phổ Hiền, Văn Thù, còn tầng trên thờ Quan Âm, Đại Thế Chí, v.v…
Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại An Giang Hot Nhất 2023
Những nét độc đáo tại chùa Tây Tạng Bình Dương
Như đã nói ở trên, trong chùa Tây Tạng Bình Dương có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng được làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam.
Bức tượng này mô tả hình tướng của Sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma đang bước đi, ở trên vai ông là một đòn gánh. Đầu đòn gánh bên trái là hòm kinh Lăng Già và bên tay phải là túi càn khôn. Đặc biệt, trên đòn gánh còn treo một chiếc nón lá mang đậm chất văn hóa Việt Nam.
Xem thêm: Làng Cổ Đông Hòa Hiệp Ở Đâu? Khám Phá Vẻ Đẹp Làng Cổ Nam Bộ
Tượng Đạt Ma Sư Tổ tại chùa Tây Tạng
Tượng bao gồm 3 phần rời nhau và được gắn lại bằng keo dán. Chỉ trừ phần khung được làm bằng sắt thì còn chất liệu chủ yếu được làm bằng tóc được thu nhận từ các Phật tử. Chiều cao của bức tượng là 2,83 m, chiều ngang được tính từ túi Càn khôn đến kinh Lăng già dài 1,74 m. Được ông Nguyễn Khắc Bửu cùng với các ông Nguyễn Chí Cơ và Tôn Ngọc An làm trong 2 năm (1982 – 1983) mới hoàn thành xong.
Bức tượng này mô tả hình tướng của Sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma đang bước đi, ở trên vai ông là một đòn gánh. Đầu đòn gánh bên trái là hòm kinh Lăng Già và bên tay phải là túi càn khôn. Đặc biệt, trên đòn gánh còn treo một chiếc nón lá mang đậm chất văn hóa Việt Nam.
Tượng bao gồm 3 phần rời nhau và được gắn lại bằng keo dán. Chỉ trừ phần khung được làm bằng sắt thì còn chất liệu chủ yếu được làm bằng tóc được thu nhận từ các Phật tử. Chiều cao của bức tượng là 2,83 m, chiều ngang được tính từ túi Càn khôn đến kinh Lăng già dài 1,74 m. Được ông Nguyễn Khắc Bửu cùng với các ông Nguyễn Chí Cơ và Tôn Ngọc An làm trong 2 năm (1982 – 1983) mới hoàn thành xong.
Xem thêm: Nhà Thờ Cái Bè Ở Đâu? Khám Phá Kiến Trúc Nhà Thờ Cái Bè
Lưu ý khi đi lễ chùa Tây Tạng
Cũng như với rất nhiều địa điểm tâm linh khác, khi tới chùa Tây Tạng, du khách vẫn cần lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
– Khi đến chùa, bạn cần để ý tới tác phong, trang phục. Mặc những bộ đồ giản dị, lịch sự, không ăn mặc quá xuề xòa hay ăn mặc lòe loẹt, phản cảm.
– Có thái độ kính cẩn, tôn trọng các vị thiền sư, phật tử trong chùa.
– Không khạc nhổ, xả rác, hái hoa, bẻ cành,…. Làm mất mỹ quan nơi cửa chùa
– Nếu di chuyển tới chùa từ TpHcm, tốt nhất, bạn nên mang theo một số đồ ăn nhẹ như: Nước lọc, bánh mì,… để tiếp năng lượng dọc đường.
– Luôn có ý thức tự bảo vệ đồ đạc cá nhân khi vào chùa, tránh để xảy ra mất trộm.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh Mới Nhất 2023
Liên hệ
Trên đây là thông tin về chùa Tây Tạng Bình Dương mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!