Làng Gốm Hương Canh Ở Đâu? Tìm Hiểu Nghề Gốm Lâu Đời

5/5 - (1 bình chọn)

Nói đến những làng nghề cổ ở miền Bắc nói chung và làng nghề gồm nổi tiếng nói riêng thì không thể không nhắc đến làng gốm Hương Canh ở tỉnh Vĩnh Phúc. Với tuổi đời hơn 300 năm, làng gốm đã có thời kỳ bị mai một nhưng chính nhờ sự yêu nghề và mong muốn giữ gìn nét đẹp của làng nghề truyền thống của nhiều nghệ nhân chân chính. Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về làng nghề này nhé!

Gốm Hương Canh
Gốm Hương Canh

Vài nét về làng gốm Hương Canh

Dù không nổi tiếng như gốm Bát Tràng, Hà Nội nhưng làng gốm Hương Canh, Vĩnh Phúc lại có nét đẹp và sức hút riêng. Nghề gốm ở đây đã có mặt từ cách đây hơn 300 năm nhưng cho đến những năm 1950-1970, khi xuất hiện hợp tác xã gốm thì làng nghề mới thực sự lớn mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm gốm cung cấp cho các khu vực gần xa. Đây cũng có thể nói là thời điểm hưng thịnh nhất của làng gốm Hương Canh lúc đó.

Giờ đây, khi làng nghề đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, mai một dần nhưng vẫn tồn tại, trở thành một trong những làng nghề độc đáo của miền Bắc nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong chuyến du lịch Tam Đảo, du khách có thể ghé qua để chiêm ngưỡng những sản phẩm gốm với nét thẩm mỹ cao cũng như là hiểu hơn về lịch sử của một trong những làng nghề cổ này.

Di chuyển đến làng gốm


Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Đảo Quan Lạn Từ A-Z Mới Nhất 2023

Lịch sử làng gốm Hương Canh

Tương truyền sau khi đánh bại Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương, triều đình Lê – Trịnh đã phái quan Nội Hầu là Trịnh Xuân Biền về phủ dụ dân chúng. Thấy xóm xơ xác tiêu điều, dân chúng phiêu bạt, những n cư không kế sinh nhai, ông Trịnh Văn Biền đã giúp dân phục hồi sản xuất nông nghiệp và đem người đến dậy dân làng nghề cang chĩnh. Khi ông qua đời, dân làng thương tiếc, lập miếu thờ, tôn ông làm tổ sư tổ nghề gốm. Đến nay làng gốm đã phát triển với quy mô rộng lớn hơn, là điểm du lịch đặc sắc và vô cùng hấp dẫn.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Đảo Tuần Châu Mới Nhất 2023

Di chuyển đến làng gốm Hương Canh

Đối với những bạn du lịch Tam Đảo tự túc thường thuê xe máy để tiết kiệm chi phí, còn đối với những khách đoạn nên di chuyển bằng ô tô hoặc là đi tour sẽ là hợp lý nhất.

Từ thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc bạn có thể đi theo tuyến quốc lộ 2, hỏi đường về UBND xã Bình Xuyên, đi một đoạn nữa là sẽ tới ngay làng gốm Hương Canh. Còn nếu đi từ Hà Nội, bạn chỉ cần chạy xe máy đi theo quốc lộ 23, tới cầu Lò Cang rồi hỏi đường vào làng gốm.

Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí nhất mọi người có thể đi xe buýt từ các bến xe của Hà Nội.

Xem thêm: Đền Cửa Ông Ở Đâu? Khám Phám Di Tích Lịch Sử 700 Tuổi

Tham quan làng gốm Hương Canh

Đến với làng gốm, du khách sẽ có dịp được ngắm nhìn và chạm tay vào những sản phẩm gốm truyền thống nhu chậu, chai, lọ, chum, vại,vv…Ngoài ra, để tạo sự đa dạng phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ thì làng gốm không chỉ chuốt gốm mà còn các loại đồ mỹ nghệ, bức phù điêu bằng gốm vô cùng độc đáo, có giá trị.

Sản phẩm gốm Hương Canh
Sản phẩm gốm Hương Canh

Có thể bạn chưa biết nhưng loại đất sét để nặn gốm ở đây là dòng đất sét xanh, nhiều thịt nên khi sản phẩm hình thành có độ dày, màu sắc đẹp và hơn hết là sở hữu nhiều công dụng hơn là một sản phẩm để trưng bày. Những chiếc bình gốm dùng để pha trà sẽ giúp giữ được độ nóng và vị trà rất lâu, càng tuyệt vời hơn khi để đựng rượu vì rượu sẽ không bị giảm đi độ cồn mà còn ngon hơn nếu để lâu. Đặc biệt, do đặc trưng về nguyên liệu nên khi dùng tay để gõ vào, các sản phẩm gốm đều tạo ra tiếng kêu leng keng rất thú vị hệt như những sản phẩm bằng kim loại.

Ngày nay, để đáp ứng được nhu cầu và tính thị hiếu thẩm mỹ của người tiêu dùng, các nghệ nhân tại đây đã đổi mới, sáng tạo nhưng đồng thời cũng giữ lại những sản phẩm truyền thống. Để đánh giá thì gốm Hương Canh giờ đây không chỉ đẹp mà còn đa dạng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho những người dân địa phương.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Chợ Nổi Ngã Năm Mới Nhất 2023

Thưởng thức ẩm thực khi ghé thăm làng gốm Hương Canh

Trong chuyến hành trình ghé thăm làng gốm Hương Canh, Vĩnh Phúc cũng đừng quên thưởng thức chút đặc sản của nơi này với món bánh hòn và cơm lam trứ danh.

Bánh hòn Hương Canh

Bánh hòn Hương Canh
Bánh hòn Hương Canh

Món bánh hòn của Hương Canh vốn là món bánh dân dã nhưng khá nổi tiếng, giống như người Huế có món bánh lọc, bánh nậm vật đó. Nếu đã về với Hương Canh mà lại không ăn bánh hòn, cháo se thật là tiếc nuối.

Bánh hòn là món bánh được làm từ gạo tẻ, sau khi rây cho kỹ thì đem hấp chín. Từng viên bánh nhỏ tròn tròn, mềm mềm bên ngoài lại thơm lừng mộc nhĩ, thịt ba chỉ thái nhuyễn ở bên trong, chỉ cần cắn một miếng nhỏ thôi là đã thấy tròn vị lắm rồi.

Xem thêm: Chùa Vàm Ray Ở Đâu? Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Của Ngôi Chùa Khmer

Nộm rau cần (vó cần)

Nghe qua cái tên thì ai cũng biết rõ món rau cần nhưng món nộm rau cần ở Hương Canh, Vĩnh Phúc lại là một món ăn đặc sản của vùng đất này. Để tạo nên món ăn này, người ta cần đến rau cần, bánh đa mật đường cùng với thịt ba chỉ luộc, các nguyên liệu khác như lạc rang giã nhuyễn, rau thơm rồi cho tất cả trộn đều lên. Rắc thêm ít rau, ớt cho thêm phần hấp dẫn. Nếu bạn đã từng thưởng thức món nộm rau cần ở đâu đó thì khi ăn món này tại Hương Canh chắc chắc sẽ mang lại cảm giác rất khác biệt.

Liên hệ

Trên đây là những thông tin về làng gốm Hương Canh mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để khám phá nhiều hơn về những địa điểm đẹp, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan