Nhà Thờ Cái Bè Ở Đâu? Khám Phá Kiến Trúc Nhà Thờ Cái Bè

5/5 - (1 bình chọn)

Nhà thờ Cái Bè là công trình kiến trúc đầy ấn tượng nằm yên bình nơi ngã ba sông thơ mộng, đồng thời là điểm đến không thể bỏ lỡ đối với các giáo dân. Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu nhà thờ Cái Bè nhé!

Nhà thờ Cái Bè
Nhà thờ Cái Bè

Giới thiệu về nhà thờ Cái Bè

Tiền Giang là vùng đất trù phú và giàu có trong các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Nơi đây phong cảnh hữu tình, con người hiền hòa. Và còn là vùng đất linh thiêng nơi có nhà thờ Cái Bè nằm bên bờ ngã ba sông, nơi dòng sông Tiền chảy êm đềm. Nhà thờ hướng mặt ra chợ nổi Cái Bè nên vô cùng nổi bật giữa một vùng sông nước, thuyền bè tấp nập.

Nhà thờ Cái Bè tọa lạc tại đường Lê Quý Đôn, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, Tiền Giang. Gần ngã ba sông Cái Bè. Cách trung tâm thị trấn chỉ từ 1km.
Giờ mở cửa được sắp theo các giờ Thánh lễ tại nhà thờ:
– Chủ nhật: mở cửa từ khoảng 5h đến 17h.
– Ngày thường: mở cửa từ khoảng 5h đến 17h30.

Nhà thờ Cái Bè được xây dựng từ bao giờ?

– Cuối năm 1869, Giáo xứ Cái Bè chính thức được thành lập với 350 giáo dân.
– Năm 1929, Nhà thờ được linh mục Adophe Keller người Đức và bà con giáo xứ địa phương xây dựng.
– Năm 1932, hoàn thành công trình nhà thờ Cái Bè Tiền Giang.
Nhà thờ Cái Bè có lối kiến trúc Roman truyền thống theo Công Giáo phương Tây. Phần lớn kiến trúc được xây bằng bê tông cốt thép đúc đá, qua bao thăng trầm thời gian vẫn giữ được dáng vẻ đẹp thanh thoát, cổ kính.
Bản đồ di chuyển đến nhà thờ

Khám phá kiến trúc nhà thờ Cái Bè

Mặt bằng nhà thờ có hình thánh giá với một lòng chính và hai lòng phụ, hai cánh thánh giá rất cân đối với phần thân thánh giá, cánh thánh giá rộng 26m. Nhìn từ trên cao, nhà thờ như một dấu chữ thập khổng lồ nổi bật giữa khuôn viên cây xanh và xóm làng bình dị.
Kiến trúc tuyệt đẹp của nhà thờ
Kiến trúc tuyệt đẹp của nhà thờ

Mặt ngoài nhà thờ mang những nét trang trí và hoa văn đắp nổi rất cầu kỳ và ấn tượng. Ở hai cổng bên của mặt chính diện nhà thờ khắc hoa văn hình giàn nho. Chánh điện được chú tâm đến từng chi tiết nhỏ nhất. Việc thiết kế, lắp đặt nhiều cửa sổ đã khéo léo đưa ánh sáng từ bên ngoài chiếu vào bên trong nhà thờ.

Mái vòm cao, chia múi với những hoa văn đơn giản mà tinh tế. Nội thất tráng lệ cùng những bức tranh được bài trí trang trọng bên trong nhà thờ. Tấm tranh bằng kính màu vừa có tác dụng chiếu sáng nội thất thánh đường vừa mang tính thẩm mỹ độc đáo, tạo nên một không gian linh thiêng cho những tín đồ tin tưởng nguyện cầu.

Cửa chính, cửa sổ và hoa văn của mái che trên cửa phụ đều được tạo tác rất công phu. Diềm mái kết hợp hài hòa với vẻ đẹp của các ô cửa. Từng chi tiết nhỏ được trau chuốt tỉ mỉ và giàu tính thẩm mỹ. Tất cả được kết hợp một cách liền mạch và tinh tế toát lên nét trầm mặc cổ kính. Nhà thờ có 5 bàn thờ bằng đá cẩm thạch quý và một bộ cửa kính màu rất đẹp với khuôn viên rộng và mát mẻ.

Ít ai ngờ, Nhà thờ Cái Bè, điểm đến nổi tiếng tại vùng sông nước miền Tây với tháp chuông lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vốn trước kia lại là giáo xứ có ít giáo dân đến vậy: chỉ vỏn vẹn 350 người mà thôi. Đây quả thật là một con số khiêm tốn khi đặt lên bàn cân so sánh với những giáo xứ khác.

Thế nhưng, dưới sự chỉ dẫn tận tình của linh mục Adophe Keller người Đức cùng sự hỗ trợ năng nổ, nhiệt tình của giáo dân nên Nhà thờ Cái Bè đã chính thức được khởi công xây dựng, khoảng từ năm 1929 đến năm 1932 thì hoàn thành.

Tính từ ngày chính thức được thành lập vào cuối năm 1869 đến nay, Nhà thờ Cái Bè đã trải qua bao thăng trầm nhưng vẫn hiên ngang đứng vững bên ngã ba dòng sông thơ mộng. Đồng thời, nhà thờ cũng đã trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại địa phương, thu hút các tín đồ Công giáo từ khắp nơi tụ họp và cả những người dân ngoại đạo có niềm đam mê nghệ thuật và lối kiến trúc Roman đặc trưng nữa. Chính vì lý đó nên nhà thờ đã luôn là một trong những địa điểm được mọi người ghé đến nhiều nhất bên cạnh Nhà thờ Chánh Tòa Mỹ Tho.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh Mới Nhất 2023

Liên hệ

Trên đây là thông tin về nhà thờ Cái Bè mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan