Thành Cổ Loa là di tích quan trọng không chỉ của người dân Thủ đô mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Đến đây, du khách sẽ được tham quan kiến trúc độc đáo của thành, chiêm ngưỡng các cổ vật cũng như tham gia lễ hội và được nghe kể về câu chuyện nỏ thần. Cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu về thành Cổ Loa nhé!
Thành Cổ Loa ở đâu?
Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, thành Tư Long, Cửu thành, Thành Việt Vương, thành Khả Lũ, Cổ Loa thành. Đến thế kỷ thứ X, thời kỳ Ngô Quyền làm vua, Cổ Loa lại trở thành kinh đô lần thứ hai.
Khu di tích lịch sử thành Cổ Loa trải rộng trên địa phận 3 xã là Cổ Loa, Việt Hùng, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội.
Nằm cách trung tâm thành phố chỉ 24km, thế nên di tích thành Cổ Loa là một trong những địa điểm du lịch gần Hà Nội được nhiều bạn trẻ lựa chọn làm điểm đến dịp cuối tuần.
Với diện tích lên tới 500ha đây là tòa thành có niên đại cổ nhất Việt Nam. Được xây dựng từ thế kỷ thứ III TCN dưới thời vua An Dương Vương, thành Cổ Loa là kinh đô của nhà nước Âu Lạc và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X.
Di chuyển đến Loa thành
Xem thêm: Bốt Hàng Đậu Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Tháp Nước Cổ Mang Kiến Trúc Pháp
Tìm hiểu lịch sử thành Cổ Loa qua các thời kỳ
Lịch sử thành Cổ Loa được chia ra các thời kỳ khác nhau và mỗi thời kỳ sẽ mang những ý nghĩa sâu sắc:
- Thời kỳ tiền sử: Cách đây khoảng 20.000 đến 11.000 năm trước đây, vùng đất Cổ Loa đã có những dấu tích sinh sống của nhóm người nguyên thủy thuộc nền văn hóa Sơn Vi.
- Thời kỳ Âu Lạc – An Dương Vương: Cổ Loa là đô thị cổ đại được xây dựng sớm nhất và lớn nhất Đông Nam Á.
- Thời kỳ Bắc Thuộc: Loa Thành là huyện thành quan trọng trong hệ thống chính quyền cai trị của triều đại phong kiến phương Bắc.
- Thời kỳ Ngô Quyền: Ngô Quyền xưng vương năm 938 và đóng đô ở Cổ Loa.
- Thế kỷ XI – thế kỷ XVIII: Loa Thành bắt đầu hình thành những đơn vị làng xóm.
- Thế kỷ XIX – đến nay: Loa Thành là căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và hậu phương trong thời kỳ chống Mỹ. Đến nay, Cổ Loa vẫn đang phát triển và gìn giữ văn hóa truyền thống.
Xem thêm: Phủ Tây Hồ Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu
Giá vé tham quan thành Cổ Loa mới nhất
Khu du tích Cổ Loa mở cửa cho khách tham quan từ 8h – 17h hàng ngày. Giá vé tham quan chỉ từ 5.000 – 10.000 VND/ người, miễn phí vé cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với Cách mạng. Chi phí làm lễ dâng hương là 600.000 VND/ đoàn, phí thuê hướng dẫn viên du lịch dao động từ 300.000 VND/ hướng dẫn.
Di chuyển đến thành Cổ Loa
Để đi đến đây du khách có thể lựa chọn một trong những hình thức di chuyển sau:
Phương tiện cá nhân: Thời gian di chuyển 45 phút, chi phí gửi xe: 10.000đ/xe. Tuyến đường di chuyển từ Trung tâm thành phố: Hà Nội → QL1A cũ khoảng 10km → Thị trấn Yên Viên → rẽ trái vào QL3 → đi thêm 5km đến thành Cổ Loa.
Taxi: Thời gian di chuyển đến thành Cổ Loa khoảng 45 phút, chi phí: 270.000đ/xe 4 chỗ/chiều. Một số hãng taxi lớn tại Hà Nội:
- Taxi Thanh Nga: 024 38 215 215
- Taxi Group: 024 38 26 26 26
- Taxi Mai Linh: 024 38 333 333
Xe bus: Du khách có thể bắt tuyến xe buýt số 46 và xuống điểm đường Cổ Loa (Trước trường tiểu học Cổ Loa), tiếp tục đi bộ thêm khoảng 850m (11p) để đến khu di tích.
Xem thêm: Văn Miếu Quốc Tử Giám – Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Nổi Tiếng
Tìm hiểu kiến trúc thành Cổ Loa Hà Nội
Dựa trên các vật chứng và kết quả nghiên cứu khảo cổ, thành Cổ Loa được đánh giá là tòa thành có cấu trúc độc đáo nhất trong lịch sử của người Việt. Cấu trúc thành Cổ Loa được xây dựng theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào và đắp đất đến đó. Từ những hình thể di tích còn sót lại, tòa thành được nhận định có 3 vòng xoáy trôn ốc như sau:
Tường thành ngoại
Tường thành ngoại của thành Cổ Loa là một vòng tường khép kín nối những gò đất tự nhiên. Theo các lát cắt khảo cổ, chân thành có lớp đá kẻ và phía trên là lớp đất sét. Tường thành ngoại ban đầu dài khoảng 7.880m, cao từ 3 – 4m và rộng từ 13 – 20m, nhưng hiện nay nhiều đoạn đã bị phá hủy.
Xem thêm: Hồ Hoàn Kiếm Ở Đâu? Tìm Hiểu Kinh Nghiệm Khám Phá Hồ Hoàn Kiếm
Tường thành trung
Tường thành trung của thành Cổ Loa là một vòng tường khép kín không có hình dạng xác định. Vòng thành này được xây dựng bằng cách đắp nối các gò đất tự nhiên và men theo đường bờ của đầm hồ xung quanh. Tường thành trung có chiều dài khoảng 6.310m, chiều cao từ 6 – 12m và chiều rộng khoảng 20m.
Tường thành nội
Tường thành nội của thành Cổ Loa có hình chữ nhật, được xây dựng theo bốn hướng chính là Nam, Bắc, Tây, Đông. Tuy nhiên, vòng thành chỉ có cửa chính mở ở phía Nam. Quanh tường thành Nội có 12 ụ đất đắp cân xứng gọi là Hỏa hồi. Mỗi tường ngang có 02 chiếc Hỏa hồi, và mỗi tường dọc có 04 chiếc Hỏa hồi. Tường thành Nội có chiều dài khoảng 1.730m, chiều cao 5m và chiều rộng khoảng 20m.
Xem thêm: Cầu Long Biên Ở Đâu? Khám Phá Cây Cầu Chứng Nhân Lịch Sử, Văn Hoá
Các địa điểm tham quan nổi bật tại thành Cổ Loa
Là một trong những toà thành cổ có quy mô và kiến trúc độc đáo nhất tại Việt Nam, khu di tích Cổ Loa có rất nhiều điểm tham quan hấp dẫn chờ bạn khám phá.
Di tích đền thờ An Dương Vương
Đền thờ An Dương Vương còn có tên gọi khác là Đền Thượng, được xây dựng trên một quả đồi mà trước đây là cung thất của nhà vua. Đền xoay mặt về hướng nam, các công trình chính trong đền đều nằm trên trục Dũng đạo (Thần đạo). Trong đền có pho tượng An Dương Vương được đúc bằng đồng cùng vô số các di vật lịch sử, đồ cổ bằng gỗ, sứ và vải.
Ghé thăm Ngự triều Di Quy
Còn có tên gọi khác là Ngự Đình hay đình Cổ Loa vốn là ngôi đình cổ được chuyển từ nơi khác về từ khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đình được dựng ngay trên khu đất nơi vua Thục Phán thiết triều nên được đặt tên Ngự Triều Di Quy.
Bên trong ngôi đình gần thành Cổ Loa này có nhiều bức hoành phi, bức trướng chạm khắc tỉ mỉ và tinh tế theo phong cách “sơn son thếp vàng” đặc trưng, mang tới cảm giác hoài cổ và sang trọng. Cổng đình, mái đình, cổng vào,… đều mang đậm nét kiến trúc Việt thời Lê. Cột đình có khắc câu đối do người lãnh đạo Cần Vương , tướng Tôn Thất Thuyết để lại khi có dịp ghé thăm nơi đây.
Đền thờ Cao Lỗ
Nằm cách không xa đền thờ An Dương Vương là đền thờ Cao Lỗ. Dưới thời Thục Phán An Dương Vương, ông là một vị tướng tài ba, người đã chế tạo ra nỏ Liên Châu, loại nỏ bắn được nhiều mũi tên cùng lúc. Ông cũng là người có công lớn trong việc chỉ huy cho xây dựng thành.
Điếm Xóm Chợ
Điếm Xóm Chợ nằm phía Đông Nam thành Cổ Loa là nơi thờ cúng quan linh, thổ công, thổ địa và thủy thần. Ngôi điếm hiện vẫn còn một giếng cổ miệng tròn và một cây đa cổ thụ to lớn trước sân. Điếm xóm Chợ là nơi hội họp, tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, nghệ thuật của cư dân trong xóm và cũng là nơi được nhiều du khách ghé thăm mỗi khi đến thành Cổ Loa.
Khu vực trưng bày các hiện vật khảo cổ ở Cổ Loa
Nhà trưng bày là nơi triển lãm các hiện vật cổ được khai quật trong khuôn viên di tích Cổ Loa. Ở đây, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng bản đồ Loa Thành cổ với 9 vòng thành, hình dáng chiếc nỏ thần và nhiều hiện vật có giá trị khác.
Xem thêm: Top 41 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Tại Hà Nội Hot Nhất 2023
Lăng Mỵ Châu
Theo truyền thuyết, sau khi Mỵ Châu bị vua cha chém đầu, Trọng Thủy đã mang xác vợ về chôn cất ở đây. Lăng được xây dựng đơn giản với khu đất cao vuông vức và bao quanh bằng tường gạch.
Lưu ý tham quan thành Cổ Loa
Một số lưu ý khác khi tham quan Loa Thành để du khách có chuyến đi ý nghĩa hơn:
- Trang phục: Lựa chọn trang phục lịch sự, du khách không nên mặc quần áo hoặc váy quá ngắn.
- Thái độ khi tham quan: Không nói to, không gây ồn ào để ảnh hưởng đến sự thanh tịnh của di tích cũng như các du khách khác.
- Tôn trọng di tích lịch sử: Khi tham quan, hãy tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn của cơ sở quản lý để bảo vệ di tích.
- Giữ gìn vệ sinh: Không vứt rác bừa bãi để giữ cho khu di tích luôn sạch đẹp.
Liên hệ
Trên đây là thông tin về thành Cổ Loa mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợap. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!