Lào Cai là vùng đất không chỉ nổi tiếng bởi những điểm du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng mà ở đây còn có những điểm di tích lịch sử, văn hóa được rất nhiều người biết đến. Trong số đó, phải kể đến thành cổ Trung Đô Lào Cai – di tích lịch sử cổ kính và thiêng liêng. Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về thành cổ nhé!
Vài nét về thành cổ Trung Đô
Thành cổ Trung Đô nằm trong một thung lũng của làng Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, nơi hợp lưu giữa hai dòng suối Nậm Thin (hay còn gọi là Nậm Thiên) ở phía Bắc, suối Nậm Khòn ở phía Đông và sông Chảy nằm ở phía Tây ngôi đền. Đền nằm trong khu vực có địa thế với đầy đủ các yếu tố về sông, núi, và hội tụ đầy đủ các điều kiện cần có về phong thuỷ tạo cho ngôi đền một vẻ uy nghi trang trọng.
Di chuyển đến thành cổ
Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Đảo Quan Lạn Từ A-Z Mới Nhất 2023
Lịch sử hình thành Đền Trung Đô
Thành cổ Trung Đô được xây dựng vào cuối thế kỉ 18, thời gia quốc công Vũ Văn Mật cùng dòng họ Vũ và tướng quân Hoàng Vần Thùng đã có công lao to lớn lãnh đạo nhân dân kiên trì bám trụ, đắp thành xây lũy chống lại thế lực nhà Mạc. Trong “Kiến văn tiểu lục” của Lê Qúy Đôn có viết “ Ở vùng Ngọc Uyển (tức là Trung Đô, Bảo Nhai và vùng phụ cận bây giờ) gia quốc công Vũ Văn Mật đã cho xây dựng thành, đắp lũy chống lại nhà Mạc ngót 20 năm…”. Tiếp đó tướng quân Hoàng Vần Thùng kế nghiệp. Để tưởng nhớ tới vị anh hùng dân tộc này, nhân dân trong vùng đã lập đền thờ. Hằng năm vào tháng bảy âm lịch nhân dân tổ chức lễ cúng đền.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Đảo Tuần Châu Mới Nhất 2023
Lịch sử thành Trung Đô
Cách đền làng khoảng 2km về hướng Bắc là di chứng thành cổ là một dải lũy xếp bằng đá, chén đất cao gần 2m bọc lấy một quả đồi bên suối Nậm Thin. Cũng tại vùng đất này năm 1989 một người dân trong làng khi đi cày nương đã đào được khẩu sung thần công làm bằng đồng nặng trên 300kg, dài 8m đã được đem về bảo tàng văn hóa lịch sử Lào Cai trưng bày. Ngay trong rừng cấm sau đền có một tấm bia đá cao gần 2m được đục bằng đá trắng.
Tương truyền đó là nơi tập trung binh lính tuyên thệ khi ra trận quyết tử với kẻ thù. Ở bên trái cách đền khoảng 30m trong khu rừng cấm có một gò đất khá to, xung quanh được xếp bằng đá tảng bảo vệ, đó là ngôi mộ đôi của hai vợ chồng ông Hoàng Vần Thùng. Sau khi gia quốc công Vũ Văn Mật kéo quân về xuôi, Hoàng Vần Thùng được phong làm đại tướng toàn quyền chỉ huy vùng Trung Đô. Ông đã nhiều lần đánh giặc tàu thì thắng, dẹp giặc minh thì yên.
Sau này trong một lần đánh giặc phương Bắc mặc dù chiến đấu hết sức dũng cảm song thế giặc quá mạnh, quân của ông bị thua. Quyết không để lọt vào tay giặc, ông và vợ đã quyên sinh ngay sau khu đền. Những binh lính còn sống xót cùng dân làng đã đắp đất vào nơi ông bà mất sau đó mối xông lên thành gò lớn.
Ngày trước, gò chia đôi rõ nét dần dần thành một. Hiện truyền thuyết về ông Hoàng Vần Thùng vẫn được nhân dân nơi đây lưu giữ, truyền tụng. Trải qua thời gian ngôi đền đã bị tàn phá chỉ còn lại 28 viên đá tảng được chạm khắc những hình họa như người, vượn, chim công… Với những đường nét tinh vi độc đáo, 20 bát hương sứ. Đây là những cổ vật có niên đại từ thế kỉ 18.
Xem thêm: Đền Cửa Ông Ở Đâu? Khám Phám Di Tích Lịch Sử 700 Tuổi
Khám phá thành cổ Trung Đô
Địa thế đền Trung Đô có sông núi, phía trước đền là hợp lưu của 3 dòng suối là Nậm Thin (hay còn gọi là Nậm Thiên) lũng suối Nậm Khòn ở phía Bắc và phía Đông với sông Chảy ở phía Tây. Tất cả tạo cho ngôi đền vẻ uy nghi, trang trọng. Năm 2008, đền Trung Đô được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
Do sự tàn phá của thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, của lịch sử mà hiện nay đền chính chỉ còn là một mái nhà tranh với ba gian thờ chính. Gian giữa là nơi đặt ban thờ Tam Đại Vô ( theo cách gọi của người dân địa phương Tam Đại Vô có nghĩa là ba vị tướng) đó là Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên và Hoàng Vần Thùng) Trong đó thờ ở vị trí chính giữa là Gia Quốc Công Vũ Văn Mật, hai bên tả hữu là hai vị tướng Vũ Văn Uyên và Hoàng Vần Thùng. Ở hai gian thờ còn lại đều thờ những thuộc tướng của các vị thần trong gian thờ chính. Gian thờ bên phải có 10 bát hương, gian thờ bên trái có 7 bát hương. 17 bát hương này tượng trưng cho 17 vị tướng, theo tương truyền của người dân nơi đây , những vị tướng này đã cùng ông Hoàng Vần Thùng chiến đấu và hy sinh anh dũng tại đây được nhân dân đưa vào thờ phùng cùng với chủ tướng của họ.
Đền Trung Đô tồn tại hơn 300 năm, đền đã cùng mảnh đất và con người nơi đây trải qua bao thăng trầm của lịch sử và cũng bị tàn phá không ít nên không còn giữ nguyên trạng. Nhưng những dấu tích và công trình còn sót lại như những tảng đá kê chân cột, gạch ngói, những tảng đá được chạm trổ tinh hoa… cũng đủ để minh chứng cho một thời vàng son.
Đền Trung Đô lưu giữ nhiều cổ vật vô giá có niên đại từ thế kỷ 18. Do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh nên nhiều cổ vật đã thất lạc hoặc hư hỏng. Hiện tại, ở ngôi đền còn 28 viên đá tảng được chạm khắc những họa tiết như người, vượn, chim công vô cùng tinh tế, độc đáo. Ngoài ra còn có 20 bát hương làm bằng sứ vô cùng giá trị.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Chợ Nổi Ngã Năm Mới Nhất 2023
Khám phá thêm những điều thú vị khi đến thành cổ Trung Đô
Đến thăm đền Trung Đô, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản Bắc Hà như thắng cố, xôi ngũ sắc, phở chua, mèn mén, rượu Bản Phố… những món ăn mộc mạc nhưng mang đậm hương vị của vùng núi rừng Tây Bắc.
Sau khi ghé thăm đền Trung Đô, bạn có thể khám phá thêm nhiều địa điểm thú vị ngay tại Bắc Hà. Đầu tiên là Dinh Hoàng A Tưởng, công trình kiến trúc độc đáo kết hợp phong cách Á – Âu, từng là căn biệt thự bề thế và quyền lực bậc nhất vùng Tây Bắc một thời. Vào dịp cuối tuần, chợ phiên Bắc Hà là địa điểm không nên bỏ qua, đây vừa là nơi trao đổi hàng hóa, vừa thể hiện bản sắc văn hóa và đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Bạn cũng có thể thăm Bản Phố – nơi nổi tiếng với loại rượu Bản Phố của người Mông, hang Tiên, đền Bắc Hà…
Ngoài ra, bạn có thể khám phá các lễ hội vô cùng độc đáo và đặc sắc như lễ hội đua ngựa Bắc Hà tổ chức vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm, lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày (rằm tháng giêng), múa xòe Tả Chải, lễ hội Say sán…
Xem thêm: Chùa Vàm Ray Ở Đâu? Chiêm Ngưỡng Vẻ Đẹp Của Ngôi Chùa Khmer
Liên hệ
Trên đây là những thông tin về thành cổ Trung Đô mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để khám phá nhiều hơn về những địa điểm đẹp, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
fb.com/groups/diadiemvietnam.vn
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!