Xứ Kinh Bắc là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa và lớn nhất ở Việt Nam. Trải qua nhiều thế kỷ, mỗi triều đại lại tu bổ hoặc xây mới một số công trình chùa chiền, đền tháp. Vương triều Lý – một vương triều hiển hách về võ công văn trị và rất sùng mộ đạo Phật, tôn đạo Phật là quốc giáo, đã để lại nhiều dấu tích lịch sử làm vẻ vang nền văn hóa dân tộc. Bạn đã từng nghe đến chùa Dạm chưa? Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về chùa Dạm nhé!
Giới thiệu về chùa Dạm Bắc Ninh
Chùa Dạm, còn gọi là chùa Rạm, chùa Bà Tấm, chùa Cao, chùa Trăm Gian hay chùa Lãm Sơn là ngôi chùa thuộc xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có tên chữ là Đại Lãm Thần Quang tự, tọa lạc trên thế đất tựa núi nhìn sông với phía trước là con sông Đuống hiền hòa, phía sau là dãy núi Dạm uy nghi sừng sững.
Chùa Dạm Bắc Ninh là ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, được xây dựng vào năm 1086 vào thời Lý. Đây một di tích quan trọng tiêu biểu của xứ Kinh Bắc với lịch sử hình thành gần 1.000 năm. Nơi đây được xem là cội nguồn của những giá trị Phật giáo cổ xưa tại Bắc Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Chùa được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa từ năm 1962.
Bản đồ tới chùa Dạm
Xem thêm: Làng Tranh Đông Hồ Ở Đâu? Khám Phá Làng Tranh Truyền Thống Lâu Đời
Lịch sử chùa Dạm Bắc Ninh
Nằm ở lưng chừng sườn núi, mỗi bậc đá rêu phong, mỗi nét hoa văn chạm trổ ở chùa Dạm đều như mở ra những giả thiết kiến trúc và những huyền thoại gắn liền với vùng đất nơi đây.
Quá trình hình thành
Chùa Dạm có tên chữ là Cảnh Long Đồng Khánh tự hay Đại Lãm Tự. Vào năm Quảng Hựu thứ 1 tức năm 1805, Thái hậu có tên là Ỷ Lan đi ngắm cảnh ngang đây xét thấy vị trí này có phong cảnh hữu tình, sông núi đẹp nên có ý định muốn xây dựng tháp.
Đến đời Quảng Hựu thứ 2, năm 1806, vua Lý Nhân Tông chính thức cho xây dựng chùa trên núi Đại Lãm.
Chùa Dạm hoàn thành vào năm 1094, 3 cây tháp to lớn uy nghi trước sân và tên chùa là do vua ban tặng.
Quy mô đồ sộ của chùa Dạm một phần mang ý nghĩa thể hiện sự tự tin của nhà vua trước vấn đề độc lập đất nước, phần khác nói lên tinh thần đề cao Phật giáo của vương triều nhà Lý.
Xem thêm: Đèo Thung Khe Ở Đâu? Khám Phá Vẻ Đẹp Hùng Vĩ Của Đèo Thung Khe
Quá trình trùng tu, sửa chữa
Xây dựng trên địa hình vùng núi, chùa Dạm có tận 4 lớp nền nhằm mục đích bám chặt vào lòng đất.
Mỗi lớp nền đều được tạo nên từ những tảng đá cỡ lớn chống quá trình xói mòn vào những mùa mưa. Nối tiếp các lớp nền là những bậc thềm lát đá.
Mỗi tầng nền phía trên đều là gạch ngói thời Lý với những họa tiết, hoa văn nhiều hình dạng rất nghệ thuật.
Chùa Dạm quy mô to lớn đến mức, dân gian lưu truyền lại câu chuyện kể rằng, hàng tháng sau ngày rằm các vị sư mới đóng cửa chùa.
Cửa chùa đóng từ tận lúc mặt trời bắt đầu lặn cho đến khi trăng đã lên cao mới có thể hoàn thành đóng được hết tất cả các cửa.
Xem thêm: Vườn Quốc Gia Ba Bể Có Gì Đẹp? Ở Đâu, Chi Phí, Vui Chơi
Bí ẩn về cột đá chùa Dạm Bắc Ninh
Nổi tiếng nhất trong các sự tích liên quan đến chùa Dạm là bí ẩn về cột đá dựng trước chùa có tuổi thọ hàng ngàn năm tuổi.
Truyền thuyết về cột đá chùa Dạm
Truyền thuyết kể lại rằng, vì muốn xâm lược nước ta nên người phương Bắc đã đem linh hồn Cao Biền trấn giữ nơi đây.
Họ mua chuộc người lần lượt đốt 100 nén hương để linh hồn Cao Biền sống dậy làm sụp đổ vương triều nhà Lý.
Đoán được ý đồ xấu xa này, một người dân nơi đây đã đốt luôn 100 nén hương cùng lúc với mục đích không để linh hồn Cao Biền sống lại.
Cột đá dựng lên nhằm để tưởng nhớ về vị anh hung giấu tên đã mạnh dạn làm điều này.
Xem thêm: Hồ Ba Bể Ở Đâu? Lịch Trình Checkin, Ăn Uống, Vui Chơi
Giải mã bí ẩn cột đá ở chùa Dạm Bắc Ninh
Cột đá ở chùa Dạm vốn có tên gọi là Lãm Sơn, được các nhà sử học xem là một công trình nghệ thuật mang nhiều giá trị đặc sắc.
Tận đến ngày nay, nhiều bí ẩn về cột đá này vẫn còn nhiều điều chưa thể làm sáng tỏ.
Cột đá Lãm Sơn gồm hai phần chính. Khối gốc có hình dạng như một hộp vuông, cạnh có chiều dài 1, 4 m và 1, 6 m. Phần còn lại là khối ngọn với đường kính 1, 3m.
Điểm nổi bật nhất phải kể đến chính là phần trụ tròn với nét chạm khắc tinh tế hình ảnh đôi rồng trong tư thế vươn cao đang hướng về viên ngọc tỏa sáng.
Cặp rồng đậm nét điêu khắc thời nhà Lý, thân tròn uốn lượn, chân chim, bờm búi như đuôi cờ bay phất phới.
Thực tế thì nhiều người không tin vào truyền thuyết và cho rằng, cột đá chính là một trong những mố để dựng ngôi chùa một cột xưa kia.
Cuộc tranh cãi bấy giờ nổ ra khi một số nhà học giả khác lại đưa ra kết luận mới.
Họ cho rằng, rất có thể phần đỉnh cột là tòa sen thay vì đồng ý với giả thuyết có một ngôi chùa hình thành trên đỉnh cột.
Các nhà nghiên cứu ở phe này còn đưa ra một lập luận bổ sung đó là, hình rồng được chạm khắc ở dưới tòa sen, bàn thờ Phật vốn khá phổ biến vào thời nhà Lý.
Kiến trúc cổ kính độc đáo ở chùa Dạm Bắc Ninh
Tổng diện tích của toàn ngôi chùa là 7.200 m2 với bốn cấp kéo dần theo trục dài 120m bám vào triền dốc của núi Dạm. Nền được xếp đá để chống sạt lở, dáng chân hơi choãi, cao 5-6m và choãi khoảng 70 độ. Mỗi đường xuống của từng cấp có 23 bậc đá được xếp và đẽo gọt vuông vắn có chiều rộng khoảng 50 cm – 60 cm.
Các bậc thềm lát đá được dùng để nối các tầng nền với nhau. Ở tầng nền được lắp gạch ngói từ thời Lý chạm khắc hoa văn hình rồng, phượng, hoa sen – những biểu tượng tiêu biểu của văn hóa chạm khắc Việt Nam. Chân cột có kích thước 0,75 x 0,75m làm bằng đá và được chạm nổi hoa văn hình hoa sen rất tinh tế và đầy tính nghệ thuật.
Ở cấp nền thứ nhất được gọi là Bãi Hội, du khách đến tham quan được đi bằng một lối cửa, tầng bậc cao và toàn bộ khoang rộng 16m. Lên đến lớp nền thứ 2 có ba lối hẹp hơn và tầng bậc cũng thấp hơn. Ở lớp nền thứ 3 và thứ 4 chỉ còn hai lối hẹp. Nền chùa chính là kè đá ở cấp nền thứ 2. Trên kè đá đó được chạm khắc hình hoa văn sóng nước.
Bên phải chùa có khu đất vuông xây dựng một tấm bia đặt trên lưng rùa. Nhìn sang phía đối diện và bên trái cũng có khu đất nổi hình tròn với chiều cao khoảng 1m, đường kính khoảng 4,5m. Tại đây cũng có một bia đá được chạm hoa văn sóng nước – một họa tiết nổi bật của thời Lý.
Hoạt động lễ hội diễn ra ở chùa Dạm Bắc Ninh
Hàng năm, hễ vào mùa lễ hội từ 9/9 người dân xã Nam Sơn – Bắc Ninh và các vùng lân cận lại tưng bừng, nhộn nhịp xuôi ngược về đây. Các thôn Sơn Nam, Sơn Trung, Tự Thôn… sẽ cùng nhau rước kiệu Thành Hoàng làng đến đền “Bà Tấm” để yết kiến “Vua Bà”.
Lễ hội chỉ diễn ra duy nhất 1 ngày do đó bạn nên thu xếp thời gian để đến dự. Ngoài ra, việc tham quan chùa sẽ không tốn quá nhiều thời gian. Vì vậy bạn nên kết hợp đi theo tour hoặc đi tham quan thêm một số địa điểm khác ở khu vực xung quanh. Việc đi du lịch theo tour sẽ giúp bạn có thể tham quan được nhiều địa điểm đẹp và tiết kiệm các chi phí đi lại.
Xem thêm: Sông Nho Quế: Tuyệt Tác Thiên Nhiên Giữa Núi Rừng Tây Bắc
Liên hệ
Trên đây là những thông tin về chùa Dạm Bắc Ninh mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để khám phá nhiều hơn về những địa điểm đẹp, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
fb.com/groups/diadiemvietnam.vn
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!