Review Tham Quan Bảo Tàng Hùng Vương Phú Thọ Có Gì?

5/5 - (3 bình chọn)

Những hiện vật, kỷ vật thời xưa được trưng bày trong bảo tàng Hùng Vương là những tài liệu vô cùng quý giá giúp mỗi chúng ta hiểu thêm về nếp sống sinh hoạt của người dân ở thời đại Hùng Vương và nhà nước Văn Lang một thời. Bạn đã từng có cơ hội đến nơi này tham quan chưa? Cùng Địa Điểm Việt Nam khám phá xem bảo tàng Hùng Vương có gì đặc biệt qua bài viết dưới đây nhé!

bảo tàng hùng vương phú thọ

Giới thiệu về bảo tàng Hùng Vương

Bảo tàng quốc gia Hùng Vương được thiết kế dựa trên thế giới quan của dân tộc Việt cổ với quan niệm trời tròn – đất vuông gồm 2 tầng với diện tích lên đến 1.000m2. Đứng từ trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh nhìn xuống, bảo tàng trông giống như 1 chiếc hộp vuông khổng lồ mà đa phần mọi người đều liên tưởng đến sự tích bánh Chưng bánh Dầy.

Tại bảo tàng có gần 700 hiện vật gốc với tổng số 4.000 hiện vật được sưu tập, trưng bày ở 5 phòng chuyên đề chính khắc họa và làm nổi bật những chủ đề như: con người, đất nước thời nguyên thủy; thời dựng nước; sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng; hay khu di tích Đền Hùng cũng như việc thờ cúng Vua Hùng ở trên thềm đất cổ Phong Châu; Tình cảm của nhân dân và sự quan tâm của những chế độ xã hội thời Đền Hùng.

Bảo tàng Hùng Vương ở đâu?

Tọa lạc trên đường Trần Phú, bên bờ hồ trung tâm giải trí công viên Văn Lang – trọng tâm của  thành phố Việt Trì – Bảo tàng Hùng Vương được ví như một “cuốn sử bằng hiện vật” lôi kéo hầu như du khách thập phương đến tham quan, điều tra và tìm hiểu các trị giá độc lạ, riêng có về lịch sử, văn hóa cổ truyền của vùng đất Tổ cội nguồn.

Vị trí trên bản đồ:

Giá vé vào bảo tàng Hùng Vương

Giá vé vào cửa của bảo tàng Hùng Vương rất rẻ chỉ 15.000 VNĐ một người. Chính vì vậy khi có cơ hội tham quan đền Hùng Phú Thọ thì đừng bỏ lỡ địa điểm đặc biệt này nhé!

Nét đặc sắc trong kiến trúc của bảo tàng Hùng Vương Phú Thọ

Mỗi một bảo tàng lại có những nét đặc sắc riêng. Hùng Vương có một đặc điểm nổi bật về kiến trúc đó là sự phóng phú về nội dung trưng bày và đa dạng mẫu hiện vật.

1. Phong phú về nội dung trưng bày

Được đặt ở vị trí trung tâm của kinh đô Văn Lang xưa bởi thế Bảo tàng Hùng Vương mang trong mình cả một kho tàng lịch sử, văn hóa khá đồ sộ với hơn 12.000 hiện vật gốc tái hiện rõ nét lịch sử hình thành, phát triển của tỉnh Phú Thọ từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến ngày nay.

Không gian trưng bày của Bảo tàng được thiết kế mở với nội dung trưng bày phong phú gồm 3 phần:

Phần 1: Trưng bày cố định, gồm 49 cụm mỹ thuật với 5 chủ đề:

– Thiên nhiên, con người Phú Thọ: Giới thiệu những nét đặc trưng về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư… giúp cho du khách có được cái nhìn tổng quan nhất về địa hình, địa mạo, vẻ đẹp thiên tạo cùng sự phong phú về văn hóa vật chất cũng như tinh thần của cộng đồng cư dân vùng trung du miền núi – Phú Thọ.

Phú Thọ thời kỳ tiền sử và sơ sử: Tái hiện sinh động cuộc sống của cư dân Việt cổ thông qua hệ thống hiện vật khảo cổ học từ giai đoạn văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên Đồng Đậu, Gò Mun cho đến văn hóa Đông Sơn tương ứng với sự hình thành và phát triển của thời đại Hùng Vương cách ngày nay khoảng 4000 năm lịch sử.

– Phú Thọ trong thời kỳ Bắc thuộc và xây dựng quốc gia phong kiến tự chủ: Khái quát lịch sử đấu tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Phú Thọ trong suốt chặng đường từ 1000 năm Bắc thuộc đến các triều đại phong kiến Việt Nam của nhân dân Phú Thọ.

– Lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Phú Thọ: Khái quát lại chặng đường lịch sử của quân và dân Phú Thọ từ giai đoạn trước khi có Đảng cho đến cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, trải qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ với những trận đánh đi vào lịch sử và kết thúc là những ngày tháng cùng nhân dân cả nước giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

– Phú Thọ trong công cuộc đổi mới: Giới thiệu những thành tựu của nhân dân Phú Thọ trong thời kỳ khôi phục kinh tế, đẩy mạnh xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bước vào công cuộc đổi mới.

Phần 2: Trưng bày chuyên đề: Đây là phần trưng bày có tính chất động, mang tính thời sự phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước, của tỉnh, kỷ niệm những ngày lễ lớn…

Phần 3: Trưng bày ngoài trời: Trưng bày cố định các hiện vật có kích thước lớn như: xe tăng, tàu chiến, máy bay… kết hợp hài hòa với cảnh quan thiên nhiên tạo cho khách thăm quan một không gian thư giãn, nghỉ ngơi trong hành trình thăm quan bảo tàng.

Chính sự phong phú trong nội dung kết hợp với giải pháp trưng bày hiện đại (sử dụng các tổ hợp mỹ thuật và hệ thống ánh sáng phụ trợ) đã tạo nên những điểm nhấn sinh động, những đặc trưng rất riêng chỉ có trong không gian trưng bày của Bảo tàng Hùng Vương.

2. Độc đáo về hiện vật

Bảo tàng Hùng Vương với vai trò là “sứ giả lịch sử” nên nó mang trong mình không chỉ sự phong phú và đồ sộ về số lượng hiện vật mà ẩn trong đó là những hiện vật, những bộ sưu tập hiện vật hết sức độc đáo

Đến với Bảo tàng Hùng Vương điều tạo sự khác biệt và gây ấn tượng đầu tiên với mỗi du khách đó là tổ hợp tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ được đúc bằng đồng thau, cao 5,2 m sừng sững, uy nghi đặt trang trọng giữa gian khánh tiết.

Sở dĩ Bảo tàng Hùng Vương chọn hình tượng Cha Rồng – Mẹ Tiên làm chủ đề tư tưởng xuyên suốt cả hệ thống trưng bày bởi đây là hình tượng mang dấu ấn nguồn cội thể hiện ước vọng ngàn đời về sự cố kết cộng đồng, hình thành biểu tượng về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Đồng thời đây cũng là minh chứng rõ nét nhất khẳng định Phú Thọ là nơi đất gốc, là cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Là vùng đất cổ, Phú Thọ có một hệ thống các di tích khảo cổ học xuyên suốt từ giai đoạn văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun cho đến Đông Sơn với hàng vạn hiện vật được tìm thấy trong các di tích khảo cổ học. Trong kho tàng hiện vật khảo cổ đó nổi bật lên bộ sưu tập Nha Chương bằng đá ngọc – đây là một sưu tập hiện vật quý hiếm bởi tính đến thời điểm hiện nay Nha chương mới chỉ được phát hiện ở tỉnh Phú Thọ tại 2 di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên và Xóm Rền.

Số lượng Nha chương được phát hiện tại Việt Nam không nhiều, tổng số có 08 chiếc trong đó Bảo tàng Hùng Vương hiện đang lưu giữ 04 chiếc. Theo các nhà nghiên cứu công dụng của Nha Chương giống như chiếc Quyền Trượng dùng để điều động quân đội nó giống như “thượng phương bảo kiếm” hay lệnh bài biểu trưng cho quyền lực của vị thủ lĩnh, là báu vật của một bộ lạc tồn tại ở giai đoạn đầu của nền văn hóa Phùng Nguyên.

cổ vật nha chương

Sự có mặt của những chiếc Nha Chương ở vùng đất cội nguồn của dân tộc càng chứng minh cho chúng ta thấy từ buổi bình minh của đất nước xã hội người Việt cổ đã hình thành một số thủ lĩnh có quyền lực chi phối một cộng đồng người, nhen nhúm các tiền đề phân hóa xã hội để hình thành nên nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương trên vùng Đất Tổ. Đến với Bảo tàng Hùng Vương du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh xảo và độc đáo của bộ sưu tập Nha Chương này.

Một không gian hết sức huyền bí khơi dậy tính tò mò muốn được khám phá mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Bảo tàng Hùng Vương đó là phòng trưng bày “Bí mật ngôi mộ cổ”. Tại đây du khách sẽ hiểu thêm về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ thông qua những thước phim sống động và tận mắt khám phá bí ẩn phía sau 2 ngôi mộ cổ có niên đại cách đây 4000 năm được đặt trong tổ hợp mỹ thuật tái hiện lại địa tầng tự nhiên hết sức sống động giống như hiện trường khai quật.

Có thể nói phòng trưng bày mộ cổ là nguồn tư liệu quý đối với những người muốn tìm hiểu nghiên cứu về lịch sử cư dân trên vùng đất cố đô Văn Lang xưa.

Và còn nhiều nữa những hiện vật và bộ sưu tập hiện vật độc đáo như sưu tập đồ trang sức thời Phùng Nguyên, sưu tập trống đồng Đông Sơn, sưu tập đồ gốm qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn… mang giá trị lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ được Bảo tàng Hùng Vương lựa chọn trưng bày phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa vùng đất Tổ của các nhà nghiên cứu, khách tham quan trong và ngoài nước.

Khám phá bảo tàng quốc gia Hùng Vương có gì thú vị

Tại bảo tàng Hùng Vương thì được phân khu rất rõ ràng để giúp khách tham quan dễ dàng tìm hiểu. Những hiện vật trưng bày tại bảo tàng được lựa chọn theo 4 giai đoạn văn hóa tiêu biểu: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Trong đó, những hiện vật thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu tại bảo tàng được sưu tập vô cùng phong phú. Tất cả những hiện vật đó đã kết nối chúng ta trở về thời xưa của thời đại Hùng Vương và hiểu hơn về cuộc sống của người dân thời đó.

bảo tàng hùng vương

1. Văn hóa Phùng Nguyên

Văn hóa Phùng Nguyên phát hiện vào nằm 1959. Đây là giai đoạn có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở khảo cổ Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Và đây cũng là sự mở đầu cho thời đại đồng thau ở Việt Nam; là nhân tố quan trọng hình thành nên văn hóa Đông Sơn – văn hóa khởi đầu nhà nước Việt Nam.

Ngay từ khi tìm ra những hiện vật, bảo tàng quốc gia Hùng Vương phối hợp cùng với cơ quan chức năng khai quật và đưa về đây lưu giữ, trưng bày. Hiện vật chủ yếu được làm từ chất liệu: xương, sừng, gốm, đá…với nhiều hình ảnh khác nhau và cho thấy trình độ phát triển rất cao về thẩm mỹ, ý thức, nhận thức của cư dân Phùng Nguyên. Nhờ thế mà những hiện vật tại bảo tàng đã tái hiện lại bức tranh sinh động về thời kỳ lịch sử của thời tiền Hùng Vương.

2. Văn hóa Đồng Đậu

Cư dân thời kỳ văn hóa Đồng Đậu là cư dân nông nghiệp. Sống định cư và làm ruộng ven chân đồi gò. Chăn nuôi gia súc, khai thác những sản vật tự nhiên để đảm bảo cuộc sống định cư lâu dài. Đặc trưng cơ bản của văn hóa Đồng Đậu là sử dụng công cụ xương, sừng để chế tác thành các dụng cụ như mũi tên, mũi lao có ngạnh.

Cuộc sống vật chất và tinh thần của người Đồng Đậu đã rất phong phú, có sự giao lưu trao đổi giữa các vùng khác ở nước ta. Mối quan hệ nhiều chiều qua lại giữa các vùng là một quá trình tất yếu của quy luật phát triển nhân loại.

3. Văn hóa Gò Mun

Đây là văn hóa tiếp nối giữa văn hóa Phùng Nguyên và Đông Sơn. Văn hóa Gò Mun đã phản ánh rất chân thực qua những hiện vật được trưng bày tại bảo tàng. Những hiện vật văn hóa Gò Mun chủ yếu được làm từ chất liệu: đồ gốm, đồ đá, đồ đồng. Không những phong phú về chất liệu mà còn đa dạng về loại hình công cụ, đồ dùng, sinh hoạt cũng như nghệ thuật trang trí. Đặc trưng nhất là công cụ sinh hoạt của 3 chất liệu đồ đồng, đồ đá, đồ gốm.

4. Văn hóa Đông Sơn

Là giai đoạn tái hiện rất sinh động khi tại bảo tàng được trưng diện những hiện vật từ những di chỉ khảo cổ học như: làng cả, gò De…Nền văn hóa này có nhiều loại hình di chỉ cư trú, di chỉ xưởng, di chỉ mộ táng…trong đó đồ đồng là di vật đặc trưng nhất.

Những chiếc trống đồng – di vật lịch sử vô cùng đặc sắc và độc đáo. Chúng ta còn thấy được nhiều sinh hoạt văn hóa, kinh tế của thời kỳ này như: giao thông vận tải thời Hùng Vương là đường thủy. Thế nên, con thuyền Đông Sơn trên trống đồng chính là hình ảnh thân thuộc của con người Việt Nam với dòng sông, bến nước, cây đa.

Lời kết

Và nếu có dịp về thăm Phú Thọ, đừng quên ghé thăm bảo tàng Hùng Vương để hiểu thêm về văn hóa truyền thống và có cái nhìn sâu sắc đầy đủ nhất về lịch sử dựng nước và giữ nước nhé bạn! Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết, đừng quên ghé diadiemvietnam.vn thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất về các địa điểm Việt Nam nhé!

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam: fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan