Tham Quan Bảo Tàng Nghệ Thuật Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng Có Gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng mở cửa vào năm 1919, tính đến nay đã hơn 100 năm lưu giữ và bảo tồn những tinh hoa của vương quốc Chăm Pa cổ. Đây là điểm đến lý thú cho du khách khi đến với Đà Nẵng, bảo tàng nằm ngay gần bờ sông Hàn thuộc quận Hải Châu. Bài viết sau đây, Địa Điểm Việt Nam sẽ giới thiệu với bạn đọc những nét độc đáo và đặc biệt của nơi này nhé!

bảo tàng điêu khắc chăm đà nẵng

Bảo tàng điêu khắc Chăm ở đâu?

Bảo tàng Điêu khắc Chăm có tên đầy đủ là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa, tên gọi khác là Cổ viện Chàm.

Địa chỉ: Số 02, đường 2 tháng 9, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm nằm tại ngã tư giao thoa giữa đường 2/9 và đường Trưng Nữ Vương, đối diện với Trung tâm Truyền hình Việt Nam, rất dễ tìm đường cho các du khách muốn đến tham quan. Nơi đây là một trong những địa chỉ check-in Đà Nẵng mang giá trị văn hóa – lịch sử được đông đảo du khách trong và ngoài nước lựa chọn.

Vị trí trên gg maps:

Giá vé bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Giá vé vào cổng tham quan Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng là 60.000 đồng/người/01 lượt tham quan.

Giờ tham quan: Từ 7 giờ đến 17 giờ hàng ngày

Ngoài ra, nếu có nhu cầu nghe thuyết minh về các mẫu vật trưng bày ở nơi đây. Áp dụng phục vụ cho đoàn từ 05 người trở lên bằng ngôn ngữ Việt – Anh – Pháp.

Lịch sử hình thành và phát triển bảo tàng điêu khắc Cham Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xây dựng vào năm 1915 đến năm 1919, bởi những người Pháp đam mê ngành khảo cổ học, đặc biệt là của những người làm việc cho Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp.

Vào cuối thế kỷ 19 đã xuất hiện một số cuộc khảo cổ quy mô lớn về văn hóa Chăm Pa đã được tiến hành bởi người Pháp yêu ngành khảo cổ học và những người làm việc cho trường Viễn đông Bác cổ. Rất nhiều hiện vật được tìm thấy và ý tưởng xây dựng một bảo tàng để lưu giữ và bảo tồn các cổ vật này đã được nảy sinh.

bảo tàng nghệ thuật chăm đà nẵng

Và kể từ đó, bảo tàng điêu khắc Chăm được mở rộng thêm lần đầu vào những năm giữa thập kỷ 1930 nhằm đủ chỗ để lưu giữ thêm những cổ vật khai quật trong những năm 1920 và 1930.

Dần về sau, bảo tàng Chăm này đã trải qua đến 3 lần trùng tu, mở rộng xây dựng thêm là vào năm 2002, 2005 và 2016 vừa rồi. Bảo tàng vốn là tâm huyết, công sức và niềm đam mê thu thập cổ vật của các nhà khảo cổ học Pháp và những nhà khảo cổ khác đến từ Trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp kết hợp với một số người Việt Nam yêu ngành khảo cổ.

Hướng dẫn cách di chuyển đến bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng chỉ nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 3km về phía Đông, cách về phía Tây tầm 29km. Vì thế, bạn vẫn có thể đi ô tô, xe máy hoặc đón xe buýt để đến đây.

tham quan bảo tàng chăm

1. Đi bằng xe máy, ô tô

Nếu bạn không phải là một tay lái “lá lụa” thì bạn có thể chọn cách di chuyển đến Bảo Tàng Chăm bằng xe taxi hoặc thuê xe riêng tại Đà Nẵng cho an toàn và thoải mái đi tham quan mà không sợ nắng mưa. Thế nhưng đến với Đà Nẵng, bạn không nên bỏ qua trải nghiệm cảm giác mát mẻ, thoải mái khi tự tay lái xe máy dọc theo đường biển. Bạn có thể tham khảo lịch trình đi Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm từ Đà Nẵng và Hội An chi tiết như sau:

Lộ trình 1: Khởi hành đi Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm tại Đà Nẵng với quãng đường tầm 2,7km mất khoảng thời gian chỉ khoảng 10 phút với lộ trình như sau: Từ thành phố Đà Nẵng đi về hướng Đông rẽ trái vào đường Duy Tân. Tiếp theo, đi theo lối ra thứ 1 vào Nguyễn Văn Linh tại vòng xuyến. Sau đó rẽ phải vào đường 2 tháng 9 là đã đến bảo tàng Chăm.

Lộ trình 2: Đi về hướng Tây lên Cửa Đại rẽ phải tại Cà phê & Bar Eden vào Bà Huyện Thanh Quan – sau đó rẽ phải tại CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN NGHĨA vào Lý Thường Kiệt – tiếp theo vào Lý Thái Tổ – rẽ phải tại Center Homestay vào đường Hai Bà Trưng – Tại The Ocean Estates tiếp tục vào Trường Sa – tiếp tục vào Võ Nguyên Giáp – tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 và vào Võ Văn Kiệt – tiếp tục vào Cầu Rồng Đà Nẵng – rẽ phải vào Bạch Đằng – rẽ trái tại Nước mía ngã ba Bạch Đằng vào Lê Hồng Phong – rẽ trái tại Bãi đỗ xe VTV8 vào Đ. Trần Phú – tiếp tục rẽ trái tại Vtv Bà Nâng vào Nguyễn Văn Linh – cuối cùng rẽ phải vào đường 2 Tháng 9 là điểm cần đến.

2. Đi bằng xe buýt

Xuất phát từ bến xe trung tâm thành phố Đà Nẵng (Công ty Cổ phần Công nghiệp Quảng An 1) để đón các tuyến xe buýt đi qua nội thành để đến Bảo Tàng Chăm. Một điều lưu ý nhỏ là các tuyến xe buýt ở đây chạy trung bình từ 20 phút đến 30 phút mới có một chuyến và giá vé từ 5.000đ đến 10.000đ cho 1 lượt đi, thế nên bạn cần chuẩn bị tiền lẻ trước để không phải lúng túng khi đi xe buýt nhé.

Ngoài ra, nếu bạn đi tham quan bảo tàng theo nhóm gia đình có trẻ nhỏ, bạn có thể lựa chọn cách di chuyển hiệu quả và an toàn hơn như có tài xế chất lượng, bạn có thể vi vu trong trung tâm thành phố lẫn các địa điểm tham quan nổi tiếng khác ở Đà Nẵng mà không lo ngại về đường xá hoặc thời gian di chuyển.

Khám phá bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng có gì thú vị

Cùng tìm hiểu xem Bảo Tàng Điêu Khắc Chăm Đà Nẵng có gì chơi mà thu hút đông đảo lượng khách du lịch ở khắp nơi trên đất nước và quốc tế như vậy nhé!

1. Kiến trúc đặc sắc

Có thể bạn chưa biết, Bảo tàng Điêu khắc Chăm được xếp vào danh sách các bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam, đồng thời khẳng định vai trò và những đóng góp của đáng kể của Bảo tàng Điêu khắc này trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa. Không chỉ hấp dẫn bởi nét độc đáo về mặt kiến trúc xây dựng tổng thề bên ngoài, mà còn nhờ vào sự đa dạng của các cổ vật được trưng bày nơi đây.

kiến trúc bảo tàng chăm đà nẵng

Phong cách kiến trúc của bảo tàng được thế kế theo lối kiến trúc Gothic nổi tiếng bởi hai nhà kiến trúc sư người Pháp tạo nên. Điểm nổi bật của khu nhà chính là các mái hình vòng cung có đầu nhọn giúp bảo tàng nổi bật giữa lồng thành phố, cộng thêm các phòng rộng có nhiều cửa sổ cho ánh sáng mặt trời chiếu vào khắp không gian,…tất cả đều mang đậm văn hóa Pháp vẹn nguyên như thuở ban đầu được bảo tồn kỹ lưỡng cho đến ngày hôm nay.

Khi đặt chân đến nơi đây, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí cổ xưa với những bức tường vàng nhuốm màu rêu phong qua năm tháng kết hợp với màu xanh tự nhiên của cây cối xung quanh, điểm nhấn với sắc trắng tinh khôi của dàn hoa sứ lan tỏa hương thơm dịu nhẹ khắp các ngóc ngách tạo nên một không gian gần gũi mà thân quen.

Cũng nhờ vào lối kiến trúc lắp nhiều cửa sổ nên hầu như các khu trưng bày của bảo tàng đều được chiếu sáng tự nhiên. Rất nhiều đoàn tham quan thích đến đây để tản bộ ngắm nhìn cận cảnh các cổ vật trong bảo tàng, tìm hiểu về những hiện vật đầy bí ẩn hoặc chụp những bức hình đầy ấn tượng mang về làm kỷ niệm. Ngoài việc sở hữu không gian kiến trúc đẹp và độc đáo trên, bảo tàng còn có hệ thống cổ vật đa dạng và mang nhiều giá trị quý giá.

2. Nghe thuyết minh và khám phá cổ vật về lịch sử điêu khắc Chăm

Các cổ vật được phân chia thành các phòng trưng bày khác nhau tùy thuộc vào khu vực nó được khai quật như Trà Kiệu, Tháp Mẫm, Mỹ Sơn… giúp thuận tiện cho việc tham quan và tìm hiểu. Hiện nay, bảo tàng đang cất giữ và trưng bày hơn 2.000 cổ vật văn hóa triều đại Chăm, tuy nhiên chỉ được trưng bày khoảng 500 cổ vật, số còn lại đều được lưu trữ trong kho. Có 3 cổ vật được xếp vào loại bảo vật quốc gia đó là Đài thờ Mỹ Sơn E1, Đài thờ Trà Kiệu và Tượng Bồ tát Tara.

bảo tàng điêu khắc chăm đà nẵng

Hầu như phần lớn các cổ vật ở Bảo tàng Điêu khắc Chăm này đều được làm từ đất sét nung, đồng và sa thạch. Điểm đáng chú ý nhất đó chính là các hoa văn, họa tiết chạm rất tinh tế và mang đậm nét đặc trưng riêng của dân tộc Chăm. Trong đó, những cổ vật có phong cách nổi bật nhất ở bảo tàng đó chính là tượng thần Shiva múa, phù điêu Yaksa và Krishna, đài thờ Linga-Yoni, tượng thần rắn Naga, vũ nữ Trà Kiệu và tượng thần hạnh phúc Laksmi…

Ngoài ra, phía sau bảo tàng là phòng trưng bày tranh ảnh, tài liệu về kiến trúc Chăm Pa và một số công trình kiến trúc đặc sắc khác của Đông Nam Á. Nhờ vào các cổ vật điêu khắc này các du khách tham quan có thể hiểu thêm nhiều điều thú vị về nền văn hóa Chăm Pa đặc sắc, am hiểu nhiều hơn về lịch sử của một quốc gia Chăm Pa đã từng thịnh vượng.

Lưu ý khi tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng

– Bảo tàng sẽ dừng nhận đoàn đăng ký thuyết trình tại quầy trước 10h00 sáng và trước 16h00 chiều để đảm bảo thời gian tối thiểu cho việc thuyết minh theo đúng lộ trình

– Các đoàn có hướng dẫn viên đi cùng hoặc có yêu cầu hướng dẫn bằng tiếng Anh và Pháp liên hệ trước ít nhất 03 ngày.

– Các trường hợp miễn phí, giảm thu phí vui lòng liên hệ bảo tàng để được thông tin chi tiết.

– Nên đi theo tour có kèm hướng dẫn viên, để được giới thiệu cho tiết về bảo tàng và bạn sẽ biết thêm được rất nhiều điều thú vị mà có thể không tìm thấy trong sách vở.

Lời kết

Mong rằng những thông tin thú vị về Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng vừa được tổng hợp bên trên sẽ giúp bạn có thêm một điểm du lịch Đà Nẵng hấp dẫn mới. Nếu có cơ hội đến thăm Đà Nẵng thì đừng bỏ qua địa điểm thú vị này nhé! Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam: fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan