Top 10 các trường đào tạo ngành tâm lý học hàng đầu Việt Nam

3.6/5 - (5 bình chọn)

Tâm lý học đóng góp một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đang có hứng thú về ngành học này thì hãy tìm hiểu những nội dung tổng quan về ngành, cơ hội việc làm, mức lương. Và điều quan trọng chính là môi trường học tập, chính là các trường đào tạo tâm lý học uy tín ở Việt Nam hiện nay.

Chúng ta đã nghe đến cụm từ tâm lý rất nhiều trong cuộc sống. Nhưng có vẻ ngành tâm lý học vẫn còn đang khá xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, tâm lý học ngày càng một nở rộ khi nhu cầu chữa lành của con người càng tăng lên. Vậy nên đây đang là ngành rất tiềm năng ở nước ta.

Các trường đào tạo tâm lý học

Tổng quan về ngành tâm lý học tại Việt Nam

Hiểu ngành, hiểu nghề rồi mới tìm nơi để học. Bản thân chúng ta nên hiểu rồi đặt mục tiêu rõ ràng về một ngành nghề nào đó để đi đến đích. Sau đó mới đi tìm phương tiện để thực hiện mục tiêu đó. Phương tiện ở đây chính là môi trường đào tạo, có thể là trường đại học.

Vậy nên, trước khi tìm kiếm trường học nào đào tạo tâm lý học tốt thì phải có cái nhìn đúng về ngành trước đã.

1. Tâm lý học là gì?

Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người. Chúng gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.

Trong chương trình đào tạo ngành Tâm lý học, các môn học thường gặp bao gồm Tâm lý học Lâm sàng (Clinical Psychology), Tâm lý học Nhận thức (Cognitive Psychology), Tâm lý học Xã hội (Social Psychology), Tâm lý học Hành vi (Behavioral Psychology), và Tâm lý học Phát triển (Developmental Psychology), …

Nhiều người đã vượt qua nỗi sợ hãi, kiểm soát căng thẳng, cải thiện kỹ năng giao tiếp, đưa ra quyết định chính xác. Nhiều ứng dụng khác nữa đã được áp dụng hiệu quả khi tìm đến sự trợ giúp từ những người có chuyên môn về tâm lý.

2. Học tâm lý học ra trường làm gì?

Học ngành Tâm lý học cung cấp kiến thức cơ bản và chuyên sâu về nhiều lĩnh vực tâm lý học. Bao gồm tâm lý học giao tiếp, gia đình, lao động, giáo dục, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, tệ nạn xã hội, xử lý tình huống đời sống, và nhiều chuyên đề khác.

Sau khi ra trường, bạn có thể làm việc ở các vị trí sau:

– Bác sĩ điều trị tâm lý:

Có thể làm việc tại các tung tâm tư vấn hoặc bệnh viện tâm thần, áp dụng phương pháp trị liệu phù hợp.

– Nhà tâm lý học:

Nghiên cứu, hoạch định chính sách liên quan đến tâm lý ứng dụng trong quản trị, kinh doanh. Hoặc tham gia vào các dự án, tổ chức trong và ngoài nước.

– Chuyên viên tư vấn tâm lý:

Gặp gỡ và trò chuyện giúp những người có nhu cầu hiểu và nhận thức về vấn đề của mình, tìm cách giải quyết.

– Nhà tâm lý học đường:

Giúp học sinh, sinh viên giải quyết áp lực, khó khăn trong học tập, cuộc sống hoặc tình yêu. Từ đó họ có thể tập trung vào học tập và đạt thành tích tốt.

– Nhà trị liệu tâm lý:

Có thể làm việc độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần. Họ hỗ trọ người cần trị liệu phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý với người khác. Hoặc cũng có thể giải quyết khó khăn tâm lý của chính bản thân mình.

– Chuyên viên tư vấn tuyển dụng:

Giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, tổ chức… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu. Từ đó xác định yêu cầu cho vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch. Họ cũng có thể thực hiện phỏng vấn tuyển dụng ứng viên.

– Giảng dạy, nghiên cứu:

Làm việc tại trường đại học, cao đẳng hoặc viện nghiên cứu kiến thức trong việc truyền đạt và dạy học ngành tâm lý.

3. Thực trạng ngành tâm lý học ở Việt Nam, có dễ xin việc không?

Maxfield Brown, quản lý của công ty tư vấn đầu tư nước ngoài Dezan Shira & Associates (DSA) tại châu Á, cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn trong lĩnh vực dịch vụ sức khỏe tinh thần. Đây là một trong những lĩnh vực quan trọng và thiết thực nhất của ngành tâm lý học.

Theo thống kê của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhu cầu nhân sự có chuyên môn về tâm lý học tại TP.HCM hiện nay là trên 1.000 người/năm.

Các lĩnh vực khác nhau như tâm lý học lâm sàng, tư vấn, trị liệu, tâm lý tổ chức nguồn nhân lực, tâm lý giáo dục và tâm lý tội phạm yêu cầu các chuyên gia có kinh nghiệm cao.

Sinh viên theo học ngành tâm lý học không phải đợi đến khi tốt nghiệp mới bắt đầu đi làm. Trong quá trình học, các em có thể đi làm thêm hoặc thực tập tại các trung tâm tư vấn để tích lũy thêm kinh nghiệm.

Hiện nay, có rất nhiều chương trình tuyển dụng và thực tập có trả lương. Từ đó sinh viên có cơ hội tích lũy kinh nghiệm thực tế và áp dụng kiến ​​thức đã học.

4. Ngành tâm lý học thi khối gì?

Ngành tâm lý học được các trường đại học xét tuyển nhiều các tổ hợp môn, tùy vào mỗi trường bao gồm:

  • Khối A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
  • Khối A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
  • Khối B00: Toán, Hóa, Sinh
  • Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý.

Các trường đào tạo tâm lý học ở khu vực miền Bắc

Ngành tâm lý học ở trường nào ở khu vực miền Bắc? Hiện tại chỉ có 2 trường đào tạo Tâm lý học: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Đại học Sư phạm Hà Nội.

1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trường uy tín đào tạo Tâm lý học hàng đầu Việt Nam. Chương trình học kết hợp nghiên cứu khoa học và đề tài nghiên cứu thú vị.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội

Sinh viên có thể chọn chương trình Tâm lý học tham vấn – trị liệu hoặc Tâm lý học tổ chức – nhân sự. Các môn học chuyên ngành như Kỹ năng tham vấn tâm lý, Tâm lý học tổ chức – nhân sự, Tâm lý học quản lý, Tâm bệnh học phát triển, Can thiệp và trị liệu tâm lý trẻ em, Tư duy phản biện,…

Phương thức xét tuyển:

  • Xét tuyển thẳng
  • Dựa trên kết quả kỳ thi THPT và kỳ thi đánh giá năng lực trường
  • Ưu tiên xét tuyển cho thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài hoặc có thành tích xuất sắc trong các hoạt động xã hội, văn nghệ, thể thao.

Học phí: Khoảng 20 triệu đồng/năm

Chỉ tiêu năm 2022: 125

Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – HN

2. Đại học Sư phạm Hà Nội

Sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ học được kiến thức cơ bản và sâu sắc về lĩnh vực Tâm lý – Giáo dục với môi trường học tập quốc tế hợp tác, chương trình giảng dạy cập nhật, giảng viên chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại.

ĐH Sư phạm Hà Nội là 1 trong 2 trường chuyên về đào tạo và nghiên cứu khoa học tâm lý ở miền Bắc. Trường còn đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống giáo dục quốc dân và các nhà nghiên cứu khoa học và giáo dục.

Phương thức xét tuyển 2022: 4 phương thức:

  • Xét kết quả thi Đánh giá năng lực
  • Xét tuyển học bạ
  • Xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022
  • Xét tuyển thẳng.

Chỉ tiêu tuyển sinh 2022: 150

Điểm chuẩn 2022: 24.8-26.75

Học phí: 250.000-350.000 đồng/tín chỉ

Địa chỉ: Nhà V- Tầng 6, 136 Xuân Thuỷ, Hà Nội

Các trường đào tạo tâm lý học ở khu vực miền Trung

Các trường đào tạo ngành tâm lý học ở miền Trung, cụ thể là Huế và Đà Nẵng được nêu chi tiết dưới đây.

3. Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Khoa Tâm lý – Đại học Sư phạm Huế tập trung vào việc đào tạo cử nhân Tâm lý – Giáo dục với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy tâm lý học và giáo dục học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học, cũng như nghiên cứu khoa học tâm lý và giáo dục tại các cơ sở nghiên cứu.

Sinh viên tốt nghiệp sẽ được trang bị các kỹ năng dạy học, giáo dục, tổ chức, quản lý, lãnh đạo. Họ cũng có thể tham gia nghiên cứu các vấn đề của tâm lý học và giáo dục học.

Phương thức xét tuyển: 2 phương thức:

  • Dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT
  • Dựa vào kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Chỉ tiêu tuyển sinh 2022: 80

Học phí: Khoảng 9 triệu – 11 triệu đồng/năm.

4. Trường Đại học Đông Á

Trường Đại học Đông Á ở Đà Nẵng là một trong các trường đào tạo tâm lý học uy tín ở miền Trung. Với chất lượng giáo dục đa ngành hàng đầu, trường đào tạo chuyên sâu về Tâm lý học và sử dụng cơ sở vật chất hiện đại.

Sinh viên tâm lý học Đại học Đông Á

Chương trình học kết hợp nghiên cứu thực hành để giúp sinh viên phát triển và sử dụng khả năng của mình tốt nhất.

Địa chỉ: 33 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng.

SĐT: (0236) 3519.929 – 3519.991 – 3531.332

Các trường đào tạo tâm lý học ở khu vực miền Trung

Ở miền Nam, cụ thể là TPHCM có nhiều sự lựa chọn hơn miền Bắc và miền Trung khi có nhiều các trường đào tạo tâm lý học. Chúng ta cùng xem chất lượng của từng trường như thế nào nhé!

5. Trường Đại học khoa học và nhân văn TP.HCM

Khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM được đánh giá là đơn vị đào tạo chất lượng và có lịch sử phát triển dài. Đội ngũ giảng viên được đào tạo từ nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp,…

Có 2 chương trình chuyên ngành để lựa chọn: Tham vấn – Trị liệu hoặc Tổ chức – Nhân sự. Ngoài các môn đại cương, các môn học chuyên ngành trang bị kiến thức cơ bản về ứng dụng của tâm lý học trong đời sống.

Cử nhân được trang bị kiến thức tổng quát và chuyên môn về tư vấn tâm lý, tâm lý trị liệu, về hành vi và ứng dụng để xử lý các vấn đề tâm lý con người, về quản trị nhân sự. Ngoài ra, còn được trang bị và củng cố kỹ năng sống và nghiên cứu, tư vấn và giảng dạy về tâm lý học, phục vụ cho các ngành nghề như nhân sự, marketing,…

Điểm chuẩn năm 2022: 24.3-26.9

Địa chỉ: Phòng A201, số 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 08 38 293 828

6. Trường Đại học Sư phạm TP.HCM

Khoa Tâm lý học, Đại học Sư phạm TP.HCM đào tạo chuyên viên và giáo viên Tâm lý học phía Nam và cả nước. Ngành học đào tạo linh hoạt, đảm bảo gắn liền với thực tiễn và ứng dụng.

Đây là lựa chọn tốt cho những người phân vân chọn trường đào tạo ngành Tâm lý học. Tại đây, sinh viên sẽ được trang bị trình độ nghiệp vụ chuyên nghiệp. Ngoài ra còn được trau dồi các kỹ năng ứng dụng tâm lý học khoa học. Trường là nơi đào tạo ra các nhà tâm lý học làm nền tảng cho các cơ sở giáo dục, trường học và đoàn thể tại HCM.

Điểm chuẩn năm 2022: 24-27.73

Học phí 2021-2022:

  • 357.000 đồng/tín chỉ với học phần lý thuyết
  • 378.000 đồng/tín chỉ với học phần thực hành.

Địa chỉ: Số 222 Lê Văn Sỹ, phường 14, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

7. Trường Đại học Văn Lang 

Ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Văn Lang tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích thông tin về hành vi con người để hiểu rõ bản chất của con người thông qua việc khám phá các khía cạnh của cuộc sống như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, y học và triết học.

Trường tập trung vào việc đào tạo sinh viên Tâm lý học có khả năng ứng dụng chuyên môn sâu trong tham vấn, trị liệu tâm lý và quản lý nhân sự trong kinh doanh, nghiên cứu thị trường, và các lĩnh vực khác. Các phương pháp thực hành Tâm lý học thực tiễn được trường áp dụng.

Địa chỉ: 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh 700000

Thời gian đào tạo: 4 năm

Khối xét tuyển: B00, B03, C00, D01

8. Trường Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH

Nếu bạn đang quan tâm đến ngành Tâm lý học và muốn tìm trường đại học ở HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM là một lựa chọn tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu.

Sinh viên ngành tâm lý học HUTECH

Sau khi tốt nghiệp tâm lý học tại trường, bạn có thể trở thành chuyên viên Tâm lý, quản lý nhân sự, chăm sóc khách hàng hoặc chuyên viên trị liệu tâm lý tại các bệnh viện, cơ sở y tế…

Địa chỉ: 475A Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Điện thoại: (028) 5445 7777

9. Trường Đại học Sài Gòn

Ngành Tâm lý học của Đại học Sài Gòn đào tạo sinh viên có tư tưởng chính trị tốt, kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ, và phẩm chất nghề nghiệp cần thiết để nghiên cứu khoa học tâm lí.

Sinh viên ra trường có khả năng áp dụng tâm lý trong các lĩnh vực xã hội khác nhau, làm việc tại các cơ quan, tổ chức nhân sự, tư vấn tâm lý cho các đối tượng khác nhau. Chương trình cũng sẽ chuẩn bị cho sinh viên cơ hội học lên các trình độ cao hơn.

10. Trường Đại học Văn Hiến

Với định hướng đào tạo mang tính ứng dụng, Đại học Văn Hiến thường có chương trình thực tế nghề nghiệp ở bệnh viện, các đơn vị quản trị nhân sự. Từ đó, sinh viên có thể quan sát, học hỏi, thực hành và được tư vấn từ chuyên gia. Sinh viên còn được nâng cao kỹ năng mềm như thuyết trình, phỏng vấn, giao lưu cùng các chuyên gia tư vấn tâm lý,…

Các chuyên ngành tâm lý học gồm: tham vấn và trị liệu tâm lý, tâm lý học giáo dục, công tác xã hội. Sinh viên Đại học Văn Hiến ra trường thường trở thành người tham vấn, tư vấn tâm lý tại trường phổ thông; trị liệu viên, tham vấn viên tâm lý trong các bệnh viên tâm thần, bệnh viện nhi, viện thực hành tâm lý, viện pháp y; làm quản trị viên nhân sự và tham vấn viên trong các doanh nghiệp, cơ quan.

11. Trường Đại học Hoa Sen

Ngành Tâm lý học Ứng dụng tại Đại học Hoa Sen có sự đầu tư về chất lượng và đổi mới trong giáo dục, hướng tới phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu thực tiễn từ nhà tuyển dụng, các chuyên gia hàng đầu tại Mỹ và Châu Âu. Các giảng viên là người Việt Nam và người Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Thái Lan.

Có 2 chuyên ngành của ngành học:

  • Chuyên ngành Tham vấn Trị liệu: Hỗ trợ thân chủ hiệu quả trong việc giải quyết các mối quan hệ xã hội và khó khăn tâm lý cá nhân.
  • Chuyên ngành Tham vấn hướng nghiệp: Hỗ trợ học sinh, sinh viên khám phá, lựa chọn và phát triển nghề nghiệp.

Khối xét tuyển: D01, D09, D14, D15

Địa chỉ: 08 Nguyễn Văn Tráng, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM.

12. Trường Đại học Hồng Đức

Trường Đại học Hồng Đức là một trong các trường đào tạo ngành Tâm lý học theo định hướng Quản trị nhân sự. Sinh viên có chuyên môn về Tâm lý học và Quản trị nhân sự như: Tâm lý học xã hội, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học nhân cách, Tâm lý học quản lý, Tâm lý học lao động, Tâm lý học pháp luật,  Tâm lý học tham vấn, Trị liệu tâm lý, Quản trị nhân lực, Kế hoạch hoá nguồn nhân lực, Chính sách xã hội…,

Sinh viên của trường có tư duy độc lập, năng lực tự học, có khả năng ngoại ngữ thành thạo, vận dụng kỹ năng, chuyên môn trong công tác tư­ vấn, tham vấn, trị liệu tâm lý, sử dụng, quản lý ngư­ời lao động một cách có hiệu quả.

Mức lương ngành tâm lý học ở Việt Nam 

Mức lương của ngành tâm lý học phụ thuộc vào vị trí và chức vụ công việc. Ví dụ, nếu bạn đảm nhận vai trò quản lý hay lãnh đạo, mức lương sẽ cao hơn. Trung bình, người mới tốt nghiệp trong ngành có thể mong đợi mức lương từ 5 đến 7 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu kinh nghiệm cao hơn, mức lương người mới ra trường có thể tăng lên đến 8 đến 15 triệu đồng.

Các trường đào tạo tâm lý học

Bác sĩ tâm thần: Khoảng 167.000 USD – 168.000 USD/năm.

Tâm lý học giáo dục: Khoảng 58.000 USD – 60.000 USD/năm.

Nhà tâm lý học thể thao: Thúc đẩy hiệu suất vận động viên, mức lương trung bình 55.000-80.000 USD/năm.

Chuyên gia tâm lý học pháp y: Mức thu nhập trung bình 59.000-69.000 USD/năm.

Tâm lý học cố vấn: Mức lương trung bình 72.000-73.000 USD/năm.

Nhà tâm lý học lâm sàng: Phạm vi rộng, mức thu nhập trung bình gần 73.000 USD/năm.

Nhà tâm lý học kỹ thuật: Nghiên cứu, đánh giá hệ thống, mức lương khoảng 80.000 USD/năm.

Lời kết

Danh sách 12 các trường đào tạo Tâm lý học hàng đầu tại Việt Nam hẳn sẽ giúp bạn lựa chọn một bến đỗ phù hợp. Các trường đại học này đa số là chất lượng, tập trung vào những kiến thức thực tiễn, trình độ chuyên môn cao. Điều này giúp cho sinh viên học tập và nghiên cứu, thực hành với môi trường chuyên nghiệp.

Địa Điểm Việt Nam chúc bạn đưa ra được lựa chọn đúng đắn. Nếu vẫn còn phân vân về việc chọn ngành, chọn trường đại học thì hãy tham khảo thêm các nội dung chuyên sâu tại mục Trường Học của chúng tôi!

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan