Chùa Trấn Quốc Ở Đâu? Tìm Hiểu Ngôi Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi

5/5 - (1 bình chọn)

Đến với Hà Nội thì không thể không ghé thăm chùa Trấn Quốc – một địa điểm du lịch, trung tâm Phật giáo nổi tiếng. Nhờ sự linh thiêng và lịch sử hàng ngàn năm tuổi mà đi lễ chùa Trấn Quốc là một phần không thể thiếu của người dân Hà Nội và du khách khi tới thủ đô. Cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu về ngôi cổ tự này nhé!

Chùa Trấn Quốc
Chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc ở đâu?

Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ ở phía Đông bên Hồ Tây, số 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. Nơi đây từng được coi là trung tâm Phật giáo của triều Lý – Trần ở Kinh thành Thăng Long.

Năm 2016, chùa Trấn Quốc được báo Daily Mail của Anh bình chọn là một trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Năm 2019, theo bảng xếp hạng của wanderlust.co.uk, chùa Trấn Quốc đứng thứ 3 trong số 10 ngôi chùa có cảnh đẹp “không thể tin được” trên thế giới.

Với vị trí đắc địa, việc di chuyển tới chùa rất dễ dàng bạn có thể đi xe máy, ô tô cá nhân hay taxi công nghệ,….Điểm đặc biệt mà ít ai biết rằng đó là chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cầu duyên linh thiêng ở Hà Nội.

Giờ mở cửa:

  • Ngày thường: 8:00 – 16:00 hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.
  • Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6:00 – 18:00

Giá vé: Chùa Trấn Quốc không bán vé ra vào nên du khách tự do tham quan, làm lễ mà không bị giới hạn.

Di chuyển đến chùa


Xem thêm: Bốt Hàng Đậu Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Tháp Nước Cổ Mang Kiến Trúc Pháp

Lịch sử chùa Trấn Quốc

Theo các tài liệu sử sách ghi lại, chùa Trấn Quốc đã được xây dựng vào năm 541 thời Tiền Lý với tên gọi ban đầu là chùa Khai Quốc. Ban đầu ngôi chùa nằm tại bãi đất làng Yên Hoà, là làng Yên Phụ ngày nay. Vào năm 1440, khi đất nước đang gặp nhiều sóng gió, vua Lê Thái Tông đã chính thức đổi tên chùa thành chùa An Quốc với hy vọng mang lại bình yên và sự trường thọ cho đất nước. Vào năm 1615, dưới thời vua Lê Kính Tông, chùa được di dời sang Yên Phụ và xây dựng trên nền tảng của điện Hàn Nguyên (nhà Trần) và cung Thuý Hoa (nhà Lý). Khi đó, chúa Trịnh đã cho xây dựng hành lang hai bên tả hữu và tu sửa cổng tam quan. 

Vào đầu triều đại nhà Nguyễn, ngôi chùa được trùng tu lại rất hoành tráng với việc đắp thêm tượng và đúc chuông. Năm 1821, khi vua Minh Mạng đến thăm quan chùa, ngài đã ban 20 lạng bạc để mở rộng và tu sửa chùa. Năm 1842, vua Thiệu Trị đã đổi tên chùa thành Trấn Bắc và ban 200 quan tiền và 1 đồng vàng lớn cho công tác bảo tồn. Tuy nhiên, dân chúng vẫn gọi chùa này theo tên cũ là Trấn Quốc, và từ đó cho đến ngày nay tên gọi này đã trở thành thiên văn địa lý của đất nước. Dù đã trải qua hàng nghìn năm và biết bao thăng trầm, chùa Trấn Quốc vẫn được bảo tồn và tôn tạo để giữ gìn vẻ đẹp trang nghiêm và tâm linh cho ngôi chùa cổ kính này.

Xem thêm: Phủ Tây Hồ Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Tín Ngưỡng Thờ Mẫu

Tham quan chùa Trấn Quốc 

Chùa Trấn Quốc nổi tiếng là ngôi chùa cổ linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội. Đến tham quan chùa, bạn sẽ được cảm nhận không khí thanh tịnh, chiêm ngưỡng kiến trúc đậm dấu ấn Phật giáo, hành lễ và cúng bái tại nhà Tiền đường, cây Bồ Đề hay tìm hiểu những bia đá cổ mang giá trị lịch sử…

Cảnh quan đẹp thanh tịnh

Chùa toạ lạc trên hồ Tây
Chùa toạ lạc trên hồ Tây

Điểm nổi bật khi tham quan chùa Trấn Quốc đó là cảnh quan rất đẹp và thanh tịnh. Vị trí của chùa nằm trên một gò đất ở phía Đông Hồ Tây, bao xung quanh đều là những làn nước xanh biếc. Sự tĩnh lặng từ quang cảnh xung quanh kết hợp với kiến trúc cổ kính, lâu đời của chùa đem đến cho du khách sự thư giãn, thoải mái trong quá trình tham quan.

Kiến trúc đậm dấu ấn Phật giáo

Chùa Trấn Quốc Hà Nội là ngôi chùa cổ đã trải qua nhiều lần trùng tu, thay đổi diện mạo nhưng vẫn tuân theo các tiêu chuẩn khắt khe của Phật giáo. Lối kiến trúc của chùa gồm 3 ngôi chính là tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối với nhau thành chữ Công (工). Kiến trúc uy nghiêm, cổ kính của chùa kết hợp với cảnh quanh thanh nhã, tĩnh lặng xung quanh tạo nên vẻ đẹp độc đáo, thu hút. Chùa cũng nhiều lần được bình chọn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

Xem thêm: Văn Miếu Quốc Tử Giám – Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Nổi Tiếng

Bảo tháp lục độ đài sen chùa Trấn Quốc

Bảo tháp
Bảo tháp

Bảo tháp lục độ đài sen ở chùa Trấn Quốc được xây dựng vào năm 1998, đến năm 2003 thì hoàn thành. Ngôi bảo tháp cao 15 mét, gồm có 11 tầng; mỗi tầng tháp đều đặt một pho tượng Phật A Di Đà bằng đá quý màu trắng trong mỗi ô cửa hình vòm. Điểm đặc biệt là trên đỉnh có một tháp sen 9 tầng (Cửu phẩm liên hoa) được tạc bằng đá quý, tạo nên sự uy nghi, linh thiêng.

Bảo tháp lục độ đài sen được dựng đối xứng với cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ tặng vào năm 1959 trong chuyến thăm Hà Nội. Được biết, cây bồ đề này chiết từ đại bồ Đạo Tràng – nơi mà Đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây 25 thế kỷ.

Nhà Tiền đường chùa Trấn Quốc

Nhà tiền đường
Nhà tiền đường

Sau khi thăm quan tòa bảo tháp thì du khách có thể thắp hương và hành lễ ở nhà tiền đường. Nhà tiền đường ở phía Tây, nhìn sang hai bên bạn sẽ thấy được nhà thiêu hương và thượng điện. Điểm nổi bật nhất của nhà tiền đường đó chính là tượng phật Thích Ca Nhập Niết.

Xem thêm: Hồ Hoàn Kiếm Ở Đâu? Tìm Hiểu Kinh Nghiệm Khám Phá Hồ Hoàn Kiếm 

Thượng điện

Phía sau thượng điện đó chính là gác chuông của chùa Trấn Quốc, được xây dựng bằng gỗ kết hợp với mái gói tạo nên nét đẹp cổ kính của ngôi chùa hơn 1500 tuổi. Phía bên phải của gác chuông là nơi thờ Tổ còn bên trái là nhà bia.

Bia đá mang dấu ấn lịch sử

Nằm ở bên trái của nhà Tổ, cách Thượng điện không xa. Bia đá chùa Trấn Quốc giữa vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, lưu giữ nhiều tư liệu quý giá. Hiện nay, chùa còn 14 tấm bia. Trên bia đá, xuất hiện nhiều tên tuổi như trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính (1587 – 1693) và tiến sĩ Phạm Quý Thích (1760 – 1825),….Ngoài dùng để ghi danh trạng nguyên văn bia còn mô tả lại 6 lần tu tạo lịch sử từ năm 1624 – 1864.

Cây bồ đề chùa Trấn Quốc

Cây bồ đề nổi tiếng trong chùa
Cây bồ đề nổi tiếng trong chùa

Cây bồ đề trong chùa Trấn Quốc là một nhân chứng lịch sử, ở đối diện bảo tháp lục độ đài sen. Cây bồ đề do đích thân Tổng thống Ấn Độ Prasat tặng trong chuyến viếng thăm Hà Nội năm 1959. Cây bồ đề quý giá ở chỗ nguồn gốc được chiết từ cây đại bồ Đạo Tràng, là biểu tượng cho trí tuệ của đất Phật.

Xem thêm: Cầu Long Biên Ở Đâu? Khám Phá Cây Cầu Chứng Nhân Lịch Sử, Văn Hoá

Lưu ý khi tới chùa Trấn Quốc Hà Nội

Khi tới chùa dâng hương, lễ Phật hay tham quan thì bạn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn trang phục phù hợp, màu sắc nhã nhặn; nên mặc áo có cổ.
  • Không diện các trang phục “xuyên thấu”, phản cảm hay mặc váy quá ngắn khi tới chùa.
  • Tuân thủ theo đúng các quy định của chùa Trấn Quốc
  • Không được hái hoa, bẻ cành khi vào chùa
  • Giữ gìn vệ sinh chung, không nên vứt rác bừa bãi làm mất cảnh quan linh thiêng chốn thanh tịnh.

Liên hệ

Trên đây là thông tin về chùa Trấn Quốc Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợap. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan