Kinh Nghiệm Tham Quan Hoàng Thành Thăng Long Mới Nhất 2023

5/5 - (1 bình chọn)

Hoàng thành Thăng Long Hà Nội là quần thể di tích gắn với các giai đoạn lịch sử của dân tộc và là địa điểm tham quan hấp dẫn khi sở hữu nhiều công trình kiến trúc cổ xưa, đa dạng hoạt động ý nghĩa. Cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu kinh nghiệm tham quan Hoàng Thành Thăng Long nhé!

Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long

Giới thiệu Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình này được xây dựng từ thế kỷ VII đến triều đại Đinh – Tiền Lê. Vào năm 1010, dưới triều đại nhà Lý, kinh thành được dời từ Đại La về Thăng Long.

Trải qua các vương triều Lý – Trần – Lê – Nguyễn… nơi đây trở thành chứng nhân lịch sử cho các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc. Đồng thời kinh thành cũng là minh chứng cho sự tiếp nối văn hóa giữa các triều đại.

Vào ngày 31/7/2010, tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới. Đây là niềm tự hào của không chỉ Hà Nội mà cả đất nước Việt Nam.

Với kiến trúc độc đáo cùng ý nghĩa đặc biệt, ngày nay Hoàng thành là khu di tích lịch sử và là địa điểm du lịch nổi tiếng Hà Nội. Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một số phần di tích còn sót lại đã được bảo tồn, từ đó hiểu hơn về lịch sử, văn hóa của thế hệ cha ông đi trước.

Xem thêm: Chùa Một Cột Ở Đâu? Khám Phá Ngôi Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi

Hoàng Thành Thăng Long – dấu ấn vàng son của dân tộc Việt Nam

Hoàng Thành Thăng Long - dấu ấn vàng son của dân tộc Việt Nam
Hoàng Thành Thăng Long – dấu ấn vàng son của dân tộc Việt Nam

Xuất phát từ Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ vào năm 1010, kinh thành chính thức dời về Thăng Long (tên trước đó là Đại La) và các công trình dần được xây dựng. Trong đó nổi bật nhất là đại công trình hoàng thành với mô hình “Tam trùng thành quách”.

Theo đó thành gồm có 3 vòng: La thành, Hoàng thành, Tử cấm thành. Giữa La Thành và Hoàng thành là nơi sinh sống của người dân, vòng trong cùng là nơi sinh sống của vua và gia đình hoàng gia.

Sau hơn 1000 năm, trải qua thời đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn… Hoàng Thành Thăng Long đã bị thời gian và các cuộc tấn công phá hoại nghiêm trọng. Hiện nay phần lớn kiến trúc được bảo tồn, phục dựng trên nền di tích cũ. Bên cạnh phần công trình trên bề mặt, khu khảo cổ cũng dần được khai quật bài bản và mở cửa cho công chúng tham quan.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Việt Phủ Thành Chương Chi Tiết Mới Nhất 2023

Giá vé, giờ mở cửa Hoàng thành Thăng Long

Giá vé tham quan

  • Người lớn: 30.000 đồng/lượt.
  • Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên (nếu có thẻ học sinh, sinh viên), người cao tuổi (60 tuổi trở lên) là công dân Việt Nam (xuất trình chứng minh thư hoặc bất kỳ giấy tờ khác chứng minh là người cao tuổi): 15.000 đồng/lượt.
  • Miễn phí tham quan cho trẻ em dưới 15 tuổi và người có công với cách mạng.

Thời gian tham quan

  • Các ngày trong tuần (nghỉ thứ Hai hàng tuần).
  • Mở cửa: Từ 8h00 đến 17h00 hàng ngày.

 Xem thêm: Phố Hàng Mã Ở Đâu? Khám Phá Chốn Vui Chơi Hot Nhất Dịp Lễ Tết

Các địa điểm tham quan nổi tiếng trong Hoàng Thành

Khám phá di tích Hoàng thành, du khách sẽ được tham quan nhiều địa công trình kiến trúc có ý nghĩa đặc biệt. Có thể kể đến như:

Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu

Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu
Khu khảo cổ số 18 Hoàng Diệu

Ngụ tại số 18 Hoàng Diệu, Khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long được Nhà nước thực hiện một cuộc khai quật khảo cổ với quy mô lớn vào năm 2002 và được gìn giữ bảo tồn cho đến ngày nay. Cả khu khảo cổ được chia làm 4 khu vực A, B, C, D với tổng diện tích quy hoạch là 45.380 mét vuông. Tại các khu vực này đều phát hiện được rất nhiều các di vật và loại hình kiến trúc có niên đại chồng xếp lên nhau xuyên suốt 1.300 năm từ thời Đại La thế kỷ VII tới thời Nguyễn (1802 – 1945).

Lớp dưới cùng khu khảo cổ là hệ thống di vật, kiến trúc thuộc thời tiền Thăng Long. Tiêu biểu là nền móng đặc trưng với hệ thống các cột gỗ, giếng nước, cống tiêu thoát nước, gạch loại Giang Tây quân, ngói trang trí hình mặt hề, thú thần và nhiều đồ gốm sứ có niên đại từ thế kỷ VII.

Xem thêm: Top 41 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Tại Hà Nội Hot Nhất 2023

Cột cờ Hà Nội

Địa chỉ: 28A Điện Biên Phủ, phường Điện Bàn, quận Ba Đình, Hà Nội

Cột Cờ Hà Nội
Cột Cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội hay còn gọi là Kỳ đài Hà Nội, được xây dựng vào thế kỷ 19 trên mảnh đất của thành Tam Môn thời Lê trong Hoàng thành Thăng Long. Đây là một trong những điểm tham quan đầu tiên trong các tour khám phá khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long.

Cột cờ có chiều cao 60m, bao gồm 3 cấp thóp dần lên, mỗi cấp đều có tường hoa và hoa văn bao quanh. Với lá cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió, cột cờ là biểu tượng cho lịch sử Thủ đô nghìn năm văn hiến, đồng thời là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Xem thêm: Phố Đi Bộ Carnaby 214 Ở Đâu? Khám Phá Phố Đi Bộ Mới Tại Hà Nội

Đoan Môn

Đoan Môn
Đoan Môn

Đoan Môn là cánh cổng trong cùng (và cuối cùng) dẫn thẳng vào khu vực Tử Cấm Thành. Hiện nay khu vực vẫn duy trì được hiện trạng tương đối tốt và là địa điểm check in không thể bỏ qua khi đến Hoàng Thành Thăng Long.

Đoan Môn có kết cấu hình chữ U, được làm bằng đá, chiều ngang khoảng 46m, có tổng cộng 3 cửa vòm. Trong đó, cửa lớn nhất chính giữa là lối đi dành riêng cho vua, 2 cửa hai bên dành cho hoàng tộc và triều thần ra vào cung cấm. Phía trên của cổng là vọng lâu với chức năng bố trí lính canh trông giữ cổng.

Xem thêm: Review Ghost Town Gastrobar – Quán Nhậu Chuẩn Hàn Hot Nhất Hà Đông

Điện Kính Thiên

Điện Kính Thiên
Điện Kính Thiên
Bắt đầu từ Đoan Môn, bạn băng qua một khoảng sân lớn gọi là Long Trì, rồi đến Điện Kính Thiên – hạt nhân chính trong tổng thể di tích Hoàng thành. Điện Kính Thiên được xây vào năm 1428, là nơi vua Lê Thái Tổ đăng cơ, về sau trở thành nơi cử hành các nghi lễ long trọng của triều đình, các buổi thiết triều và đón tiếp sứ giả nước ngoài. Hiện nay, công trình này chỉ còn giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá. Tuy vậy, những dấu tích tìm thấy nơi đây cùng đôi rồng chầu đã phần nào gợi lại nét nguy nga, tráng lệ của Điện Kính Thiên năm xưa.

Tĩnh Bắc Lâu

Tĩnh Bắc Lâu
Tĩnh Bắc Lâu

Phía sau Điện Kính Thiên là Tĩnh Bắc Lâu (hay còn được gọi là Hậu Lâu). Nhiều người cho rằng sự hiện diện của công trình này mang ý nghĩa phong thủy giữ gìn sự bình yên trong khu vực. Cũng có ý kiến khác cho rằng Tĩnh Bắc Lâu là nơi trú ngụ của cung tần trong đoàn tùy tùng của vua ngày xưa.

Tòa nhà sơn vàng, mái ngói, có tổng cộng 3 tầng với kiến trúc Đông – Tây kết hợp rất độc đáo. Nhờ được xây dựng theo hướng Nam với tường dày nên Tĩnh Bắc Lâu luôn giữ được sự thông thoáng, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Tầng trên cùng với các cửa sổ lớn, giúp dễ dàng quan sát xung quanh, thích hợp cho việc ngắm cảnh.

Xem thêm: Trung tâm thương mại Lotte Mall Tây Hồ: Địa chỉ, Hotline liên hệ online

Cửa Bắc

Thời Nguyễn cho xây dựng tổng cộng 5 cổng thành, một trong số đó còn sót lại đến ngày nay chính là Cửa Bắc. Dấu vết thời gian còn lưu lại trên bề mặt cửa với hai vết đại bác do quân Pháp bắn vào.

Hiện nay, Cửa Bắc còn là nơi thờ tự của Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương – hai vị tổng đốc nhà Nguyễn đã hy sinh thân mình bảo vệ cửa thành đến giây phút cuối cùng.

Nhà Cách Mạng D67

Nhà Cách Mạng D67
Nhà Cách Mạng D67

Được xây dựng vào năm 1967, khu vực nhà D67 trong Hoàng thành Thăng Long được xem là công trình có tuổi đời “trẻ” hơn nhiều so với các di tích khác trong khu vực. Đây từng là nơi việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đại tướng Văn Tiến Dũng. Tham quan nhà D67, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vật dụng quen thuộc như bản đồ, bàn ghế, điện thoại… từ đó gợi nhớ lại thời kỳ đấu tranh hào hùng của dân tộc.

Nội quy tham quan 

Thực hiện theo sơ đồ chỉ dẫn tham quan trong khu di tích.

Không mang vũ khí, chất nổ, chất dễ cháy, chất độc hại và những chất có mùi hôi tanh vào khu di tích.

Trang phục gọn gàng, lịch sự. Không có những hành vi thiếu văn hóa như : nói tục, chửi bậy, viết vẽ lên tường, lên gốc cây, gây mất trật tự trong khu di tích. Các phương tiện ô tô, xe máy phải để đúng nơi quy định (tại 19 C Hoàng Diệu).

Có ý thức bảo vệ di tích, di vật; giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định. Không tự ý trèo cây, bẻ cành, hái quả, dẫm lên thảm cỏ.

Đơn vị, tập thể có nhu cầu hướng dẫn tham quan, liên hệ với Phòng Hướng dẫn Thuyết minh để được phục vụ. Các cơ quan, cá nhân có nhu cầu quay phim, dựng phim phải có giấy giới thiệu và được sự đồng ý của lãnh đạo Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội.

Không sử dụng thiết bị bay siêu nhẹ (flycam) tại khu di sản.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Vườn Quốc Gia Ba Vì Mới Nhất 2023

Các tour tham quan Hoàng thành Thăng Long

Là một trong những điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn nhất ở Hà Nội, các tour tham quan Hoàng thành được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng nhu cầu của du khách. Dưới đây là một số tour phổ biến mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn:

Tour đêm Hoàng thành Thăng Long

Tour đêm Hoàng thành Thăng Long
Tour đêm Hoàng thành Thăng Long

– Thời gian: 19h thứ Sáu, thứ Bảy hàng tuần

– Giá vé: 300.000 VNĐ/người lớn; 150.000 VNĐ/trẻ em dưới 12 tuổi; trẻ em dưới 5 tuổi: miễn phí

Tour đêm Hoàng thành Thăng Long là một trải nghiệm thú vị để khám phá khu di tích Hoàng thành trong không gian về đêm lung linh, huyền ảo. Với tour này, du khách sẽ được:

– Tham quan các công trình kiến trúc nổi tiếng của Hoàng thành Thăng Long như cổng Đoan Môn, điện Kính Thiên, hậu cung…

– Thưởng thức nghệ thuật trên sàn kính khảo cổ Đoan Môn;

– Tham dự Lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế ở điện Kính Thiên;

– Tham quan khu khảo cổ và chiêm ngưỡng các hiện vật nghìn năm từ lòng đất;

– Tham gia vào trò chơi Giải mã Hoàng thành với màn trình diễn laze bật mí vô cùng ấn tượng;

– Thưởng thức mứt sen, trà sen ngay dưới tán cây bồ đề cổ thụ và cảm nhận sự thư thái trong tâm hồn…

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Phố Cổ Hà Nội Từ A – Z Chi Tiết Nhất

Tour dành cho du khách trong nước

Để hiểu hơn về Di sản Hoàng thành, bạn có thể lựa chọn tour dành riêng cho du khách trong nước. Với tour này, bạn sẽ được khám phá và trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như:

– Xem phim giới thiệu về Hoàng thành qua từng thời kỳ lịch sử;

– Tại các điểm di tích trong khu Hoàng thành Thăng Long như: điện Kính Thiên, Đoan Môn, Khu trưng bày hiện vật, Hậu Lâu… du khách sẽ được tham quan và nghe thuyết minh chi tiết;

– Thả chim phóng sinh cầu hòa bình, cầu an;

– Tham quan và nghe thuyết minh giới thiệu chi tiết về khu di tích khảo cổ và trải nghiệm nước giếng Hoàng cung xưa;

– Thực hiện nghi lễ dâng hương ở điện Kính Thiên;

– Mua sắm một số quà lưu niệm;

Tour dành cho du khách nước ngoài

Du khách nước ngoài đăng ký tour này sẽ được tham quan, khám phá di sản Hoàng thành Thăng Long với nhiều hoạt động như:

– Xem phim giới thiệu tổng thể về Hoàng thành – Hà Nội – Việt Nam bằng tiếng Anh kèm phụ đề tiếng Việt;

– Tham quan và nghe thuyết minh về các di tích như: Đoan Môn, Hậu Lâu, điện Kính Thiên…

– Tham quan phòng chụp và chụp hình với các bộ trang phục hoàng cung;

– Xem các show nghệ thuật dân gian và múa rối nước;

– Tham quan và nghe thuyết minh giới thiệu về khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu, đồng thời trải nghiệm nước giếng Hoàng Thành xưa;

– Tham quan và trải nghiệm văn hóa dân gian tại các gian hàng lưu niệm “Nét Văn hóa Việt”.

Liên hệ

Trên đây là thông tin về kinh nghiệm tham quan Hoàng thành Thăng Long Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục kinh nghiệm du lịch của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan