Nhắc tới gốm, người ta thường nghĩ đến những làng gốm nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), làng gốm Thanh Hà (Hội An)… Ngoài ra, ở Hải Dương còn tồn tại một làng gốm lâu đời cũng vô cùng nổi tiếng. Bạn đã từng nghe đến gốm Chu Đậu chưa? Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về làng gốm Chu Đậu nhé!
Làng gốm Chu Đậu ở đâu?
Cách Hà Nội khoảng chừng 60km, làng gốm Chu Đậu thuộc địa phận Huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Nằm cách trung tâm thành phố Hải Dương 16km theo hướng Tây Bắc ở tả ngạn con sông Thái Bình. Dù không nằm trong trung tâm thành phố nhừng làng nghề này luôn tấp lập bởi tiếng cười nói của khách du lịch.
Xem thêm: Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc Ở Đâu? Khám Phá Di Tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
Lịch sử gốm Chu Đậu
Vào khoảng thế kỷ 15, Chu Đậu là một xã nhỏ của huyện Thanh Lâm, châu Nam Sách, trấn Hải Dương, liền kề với tả ngạn sông Thái Bình, một nhánh sông Lục Đầu, có thể về Thăng Long và ra biển thuận lợi cho giao thương buôn bán với nước ngoài.
Gốm Chu Đậu là dòng gốm cao cấp nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ 13 đến thế kỷ 14, tuy nhiên, làng gốm bắt đầu lụi tàn vào sau thế kỷ 15 – 16, giai đoạn diễn ra cuộc nội chiến ác liệt nhất giữa Lê – Mạc.
Loại gốm sứ này được nhắc đến với tên Chu Đậu là do các di tích về gốm được tìm thấy lần đầu tiên ở Chu Đậu. Về sau, người ta còn tìm thấy khối lượng di tích đa dạng và và một số loại nước men tại Mỹ Xá (làng bên cạnh Chu Đậu).
Nghề sản xuất gốm sứ ở làng gốm Chu Đậu thất truyền cách đây đã hơn 3 thế kỷ. Truyền thuyết về nghề này cũng ít khi được nhắc tới, chỉ còn một di tích gọi là Đống Lò được nhiều người biết đến, nhưng cũng không ai biết lò sản xuất gì. Tìm trong thư tịch tại địa phương, có ghi trong gia phả họ Vương ở Đặng Xá vào đầu thế kỷ này, có một chi của dòng họ chuyển về Bát Tràng (Hà Nội) để làm bát. Thay vào nghề làm đồ gốm là nghề dệt chiếu – chiếu Đậu từng nổi tiếng một thời.
Những nét riêng của gốm Chu Đậu
Tất cả các sản phẩm từ ngôi làng này đều được làm từ một loại đất có tên gọi là “đất sét trắng”. Là một thứ đất mềm và rất dẻo, Đương nhiên bằng một cách nào đó nó có độ mịn nhất định và dưới bàn tay vàng của những người thợ đã tạo ra những tác phẩm vô giá.
Hà Nội có Tràng An, Hải Dương có làng gốm Chu Đậu. Gốm Chu Đậu có một nét rất riêng. Bởi nếu là người sành gốm sứ, bạn có thể nhận thấy những kiệt tác Chu Đậu như có hồn từ những chi tiết nhỏ nhất. Dường như từng tác phẩm người thợ đã rất chăm chút thậm chí thồi hồn thiên nhiên vào đó, làm toát lên một phong vị Chu Đậu có 1-0-2.
Xem thêm: Top 12 Địa Điểm Du Lịch Tại Hải Dương Thu Hút Khách Ghé Thăm
Tông màu chủ đạo của làng gốm Chu Đậu
Gốm Chu Đậu có điểm khác biệt lớn với các dòng gốm khác. Bởi màu men trắng, kết hợp với hoa văn tinh xảo. Có một điều đáng chú ý và phân biệt rõ nhất đó là nét hoa văn màu xanh chủ đạo, pha chút đỏ nâu.
Chính vì vậy mà dù đã bị chôn vùi vào quá khứ rất lâu giống như chìm dưới đáy biển qua nhiều thập kỷ vẫn còn giữ được nguyên kiểu dáng và màu sắc riêng biệt.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Đảo Bạch Long Vĩ: Thời Gian, Di Chuyển, Ăn Gì, Lưu Trú
Gốm Chu Đậu được lưu giữ ở đâu?
Với sự kỳ công cùng những giọt mồ hôi của những người thợ cuối cùng họ cũng được hưởng trái ngọt. Làng Gốm Chu đậu đã có tới hàng ngàn tác phẩm được lưu hành rộng khắp các tỉnh thành trong nước và quốc tế.
Chỉ riêng bảo tàng Hải Dương quê nhà đã có tổng cộng 22.000 cổ vật được lưu giữ. Hơn hết có tới gần 50 bảo tàng quốc gia trên thế giới đang lưu giữ những cổ vật này.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Đảo Bạch Long Vĩ: Thời Gian, Di Chuyển, Ăn Gì, Lưu Trú
Gốm Chu Đậu có gì đặc biệt?
Gốm Chu Đậu được coi là gốm Đạo vì những hoa văn trên gốm đều mang đậm giá trị nhân văn của Phật Giáo và Nho giáo. Mỗi sản phẩm đều toát lên vẻ đẹp dung dị của người dân Việt Nam.
Nguyên liệu để làm gốm Chu Đậu là đất sét trắng được lấy từ vùng Trúc Thôn (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, chịu được lửa ở khoảng 1650 độ C.
Đất sét sau khi lấy về sẽ được hòa trong nước, sau đó lọc qua hệ thống bể chứa để loại bỏ tạp chất. Quá trình lắng lọc sẽ tạo ra hai hợp chất gồm lỏng và nhuyễn, thêm chất phụ gia rồi phối luyện thành hồ gốm. Gốm được lắng lọc càng lâu thì màu gốm càng bóng, đẹp và trong. Đất sau khi đạt được độ dẻo, mịn cần thiết sẽ được người thợ chuốt nặn trên bàn xoay.
Xem thêm: Làng Nón Chuông Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Nón Truyền Thống
Đặc điểm của gốm Chu Đậu
Sản phẩm gốm Chu Đậu từ xưa đến nay, từ khâu nặn, đúc đến trang trí hoa văn đều được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm. Cách trang trí gốm Chu Đậu rất phong phú, từ đắp nổi, khắc chìm, vẽ công phu, phóng bút và thần bút thật phóng khóang và điêu luyện nhưng luôn được đặt trong một chuẩn mực nghiêm ngặt về thẩm mỹ.
Một trong những điểm nổi bật của gốm Chu Đậu là các đường nét hoa văn phản ánh đời sống, tín ngưỡng, triết lý và tâm hồn người Việt. Người thợ vẽ xưa đã phản ánh sinh động khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống dân giã của người Việt, hoa sen, hoa cúc, hình lá chuối, vịt trời bay trên sông, chích chòe tìm sâu trong vườn, những nét vẻ sóng nước hình thang tạo hình như vương miện vua Hùng đính những lông chim lạc việt… đều thể hiện vẻ đẹp thuần khiết Việt Nam.
Xem thêm: Cốm Làng Vòng – Đặc Sản Bậc Nhất Của Người Hà Thành
Đặc điểm của gốm Chu Đậu
Đặc biệt, hoa văn trên gốm Chu Đậu được trang trí theo phương pháp vẽ dưới men. Màu vẽ dưới men chủ yếu là Oxy cơ bản, phủ ngoài men tro và ngọc chảy đọng hoặc nét khắc tô nâu nền men trắng đục mờ. Men gốm Chu Đậu được làm từ vỏ trấu, đa phần là men trắng trong, hoa lam, men lục, xanh nâu, tam thái.
Sản phẩm gốm Chu Đậu từ xưa đến nay chỉ làm thủ công với đôi bàn tay tài hoa của những nghệ nhân, những người thợ, từ khâu nặn, đúc đến trang trí hoa văn. Chính những đều khác biệt này đã tạo nên những điểm rất riêng trong gốm sứ Chu Đậu không thể lẫn lộn với các loại gốm khác.
Sự phát triển của gốm Chu Đậu
Sau gần 4 thế kỷ bị mai một, làng gốm Chu Đậu đang dần hồi sinh. Các sản phẩm gốm Chu Đậu hiện đại đã học hỏi, kết tinh những tinh hoa của gốm Chu Đậu cổ làm nên các sản phẩm tinh tế về nghệ thuật. Các sản phẩm được bán trong nước và xuất khẩu đến nhiều thị trường khác ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á… đặc biệt, gốm Chu Đậu có mặt tại gần 50 bảo tàng trên thế giới. Dù ở bất cứ nơi đâu gốm Chu Đậu cũng làm say mê lòng người bởi hình dáng, lớp men và hoa văn đậm đà bản sắc Việt Nam.
Xem thêm: Làng Gốm Bát Tràng Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Làm Gốm Truyền Thống
Liên hệ
Trên đây là thông tin về làng gốm Chu Đậu mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
fb.com/groups/diadiemvietnam.vn
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!