Làng Lụa Vạn Phúc Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nét Đẹp Truyền Thống Qua Từng Dải Lụa

5/5 - (1 bình chọn)

Nghề dệt lụa có từ xa xưa trên đất Việt Nam. Thế kỷ 15, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bè du khách xa gần bốn phương. Nghề dệt lụa ở Việt Nam có ở nhiều nơi, nhưng không thể không nói tới Vạn Phúc – một vùng dệt lụa thủ công lâu đời và lừng danh của Việt Nam. Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về làng lụa Vạn Phúc nhé!

Làng lụa Vạn Phúc
Làng lụa Vạn Phúc

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc

Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Là một trong hơn 1.000 làng nghề truyền thống đã và đang tồn tại ở Việt Nam, song ít có làng nào có truyền thống văn hoá lịch sử đẹp như làng lụa Vạn Phúc.

Qua các thư tịch cổ cho thấy, mảnh đất Vạn Phúc ngày nay đã được hình thành phát triển từ năm 865 sau Công nguyên. Thủa ấy, trong một lần di kinh lý trên sông, khi đậu thuyền sát bên dòng sông Nhuệ, Cao Biền phải thốt lên: “Đất Vạn Bảo (tức Vạn Phúc) núi sông uốn khúc, long hổ ôm quanh, hai bên hai giếng nước nuôi dưỡng tụ khí rồng xanh. Đây thật là cảnh thanh nhàn”. Bà Lã Thị Nga – vợ của Cao Biền – thấy vùng đất này thơ mộng đã về ngụ tại đây, bà dạy dân cách làm ăn. Khi và quan đời, nhớ ơn công đức của bà, dân Vạn Bảo đã tôn bà làm Thành hoàng làng và lập miếu thờ.

Tuy nhiên, một số tài liệu và hiện vật cổ còn giữ lại cho thấy, nghề dệt ở Vạn Phúc ra đời cách đây khoảng 1.000 năm, vào khoảng thế kỷ XIII. Vì thế, bà Lã Thị Nga chưa hẳn là vị tổ nghề như nhiều người từng nói, nhưng bà chính là người có công khuyến khích nhân dân duy trì và phát triển làng nghề, đưa nghề dệt trở thành nghề truyền thống ở Vạn Phúc.

Bản đồ tới làng Vạn Phúc


Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Làng Văn Hóa – Du Lịch Các Dân Tộc: Ở Đâu, Chơi Gì, Thời Gian, Chi Phí

Khám phá Hà Nội phồn hoa đô thị, đừng quên ghé thăm Làng lụa Vạn Phúc – Nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa Việt về một làng nghề truyền thống vốn đã rất nổi tiếng và đã đi vào thơ ca nhạc họa. Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, Làng lụa Vạn Phúc (hay còn gọi là Làng lụa Hà Đông) thu hút khách du lịch không chỉ bởi nghề dệt lụa tơ tằm trứ danh mà còn nhờ sở hữu tiềm năng du lịch to lớn.

Làng lụa Vạn Phúc xưa kia có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Năm 1931 lần đầu tiên lụa Vạn Phúc được giới thiệu ra thị trường quốc tế ở hội chợ Marseille và được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo nhất của vùng Đông Dương. Đến năm 1958, lụa Vạn Phúc xuất sang các nước Đông Âu và đến nay được ưu chuộng tại nhiều nước trên thế giới.

Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt nước ta. Lụa ở làng Vạn Phúc được đánh giá là đẹp và bền. Hoa văn trên lụa rất đa dạng, trang trí đối xứng với nhau, đường nét không rườm ra, phức tạp mà luôn tạo cảm giác phóng thoáng, dứt khoát.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Núi Hàm Lợn: Ăn Gì, Ở Đâu, Di Chuyển, Chi Phí

Nhắc tới nghề dệt lụa, không ai không biết tới Làng lụa Vạn Phúc huyền thoại. Nơi đây nổi tiếng tới mức được đưa vào thơ ca và đồng thời trở thành một đặc sản văn hóa, một nét đẹp của Hà Nội. Làng lụa Vạn Phúc là sự kết hợp hài hòa giữa những giá trị truyền thống và hiện đại. Làng nghề truyền thống này hiện có hơn 800 hộ dân làm nghề.

Lụa Vạn Phúc
Lụa Vạn Phúc

Nhiều gia đình nơi đây vẫn còn giữ lại những khung dệt từ thời cha ông để lại. Bên cạnh đó là những khung dệt cơ khí hiện đại hơn. Tham quan làng, bạn như lạc vào một thế giới khác với bầu không khí cổ kính, dung dị và bình yên. Ngắm nhìn những biểu tượng của một thời vàng son như cây đa, giếng nước, sân đình và những phiên chợ.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Hương: Thời Gian, Chi Phí, Ăn Uống, Di Chuyển

Giá trị của lụa Vạn Phúc

Lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các đời vua nhà Nguyễn, từ vua Khải Định đến vua Bảo Đại đều sai sứ thần ra tận Vạn Phúc mua sa, gấm đem về dùng.

Lụa Vạn Phúc cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa.

“The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.”

Từ sản phẩm của một làng, lụa, gấm Vạn Phúc đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn thuần trở thành một sản phẩm của văn hoá, biểu tượng của cái đẹp, của vùng đất Hà Đông, của quê hương Việt Nam. Điều đó cắt nghĩa tại sao giữa Sài Gòn tân kỳ và hoa lệ, ồn ã với văn hoá ngoại lai tại thời tạm chiếm, sắc áo lụa Hà Đông lại làm dịu mát những tâm hồn đang hướng về dân tộc:

“ Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”
“Áo lụa Hà Đông” – thơ Nguyên Sa.

Đó là nỗi nhớ dai dẳng được phổ thành thơ, thành nhạc, ngân nga trong lòng những người con đất Bắc xa xứ.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Địa Tạng Phi Lai Tự Từ A – Z

Giá trị của lụa Vạn Phúc

Lụa Vạn Phúc bền đẹp, khoác tấm áo lên người sẽ thấy mềm mại và nhẹ nhàng. Cái nét đắc sắc và độc đáo ấy chính là nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện, tinh đời của người dân Vạn Phúc. Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống. Hoa văn bao giờ cũng trang trí đối xứng, đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát. Trong các loại lụa cổ truyền Vạn Phúc, nổi tiếng nhất có lẽ là lụa Vân, một loại lụa tưởng chừng như đã thất truyền nếu không có sự khôi phục của các nghệ nhân làng nghề.

Giá trị của lụa Vạn Phúc
Giá trị của lụa Vạn Phúc

Nét đặc biệt của lụa Vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung là ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý … khiến cho các bộ trang phục trở nên duyên dáng, sống động.

Xem thêm: Thành Cổ Quảng Trị: Nơi Ghi Dấu Một Thời Lịch Sử Của Dân Tộc

Lụa Vạn Phúc – Hơn cả một làng nghề

Bởi vậy, lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà đã vượt ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia… Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước.

Vạn Phúc hiện có gần 800 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại làng nghề. Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề (khoảng 27 tỷ đồng). Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại. Hiện nay, Vạn Phúc có trên 1.000 máy dệt và hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc. Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

Xem thêm: Thành Cổ Quảng Trị: Nơi Ghi Dấu Một Thời Lịch Sử Của Dân Tộc

Lụa Vạn Phúc trong thời hiện đại

Con đường ô tại làng lụa Vạn Phúc
Con đường ô tại làng lụa Vạn Phúc

Hiện nay, Vạn Phúc vẫn còn giữ được phong tục đẹp, hàng năm, mỗi khi làng có các cụ hưởng thượng thọ, đại thọ, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc phường thay mặt dân làng tặng mỗi cụ một mảnh lụa của quê hương. Trong tâm linh của người Vạn Phúc, lụa là kết quả của quá trình trồng dâu nuôi tằm kéo kén, ươm tơ cho đến lúc dệt, là kết tinh sản phẩm của trời – đất, thắm đượm công sức, tài hoa của con người, là sản phẩm quý giá của quê hương; tặng sản vật quý nhất của làng cho các bậc cao niên đáng kính, đáng trọng còn có ý nghĩa nào bằng. Sắc thái văn hoá nghề nghiệp ở làng dệt Vạn Phúc thấm sâu trong tình cảm, trong lối ứng xử của con người Việt Nam.

Xem thêm: Hồ Na Hang Ở Đâu? Vẻ Đẹp Của Sự Đa Dạng Màu Sắc Văn Hóa

Làng lụa Vạn Phúc luôn sẵn sàng tiếp đón du khách ở bất cứ thời điểm nào. Tuy vậy, nếu muốn chiêm ngưỡng khung cảnh đẹp nhất của làng lụa, bạn nên tới đây vào thời điểm tuần lễ văn hóa diễn ra vào khoảng tháng 11 hàng năm. Khi đó không khí tại khu làng vô cùng nhộn nhịp và lung linh.

Nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km nên để tới được nơi đây, bạn có thể di chuyển bằng xe máy với tuyến đường dễ đi bắt đầu từ Trung tâm thành phố – Nguyễn Trãi – Lê Văn Lương – Tố Hữu. Việc tham quan làng lụa Vạn Phúc hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ cần trả phí gửi xe nếu đi xe cá nhân tới đây.

Cách cổng làng vài mét là một điểm trông xe khá rộng với giá gửi xe máy từ 5.000 VNĐ/Xe, xe ô tô từ 30.000 VNĐ/Xe. Du khách nên gửi xe rồi đi tham quan cho tiện mà không làm ảnh hưởng đến khung cảnh chung của làng.

Xem thêm: Ải Chi Lăng Ở Đâu? Lịch Trình Di Chuyển, Giá Vé, Tham Quan

Liên hệ

Trên đây là thông tin về làng lụa Vạn Phúc mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan