Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Hương: Thời Gian, Chi Phí, Ăn Uống, Di Chuyển

5/5 - (1 bình chọn)

Chùa Hương là một trong những danh thắng quốc gia thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan nhiều nhất ở Hà Nội. Sức hút của khu du lịch chùa Hương không chỉ nằm ở sự linh thiêng nổi tiếng mà còn là vẻ đẹp tựa chốn bồng lai tiên cảnh. Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu kinh nghiệm tham quan chùa Hương để chuẩn bị cho mình một chuyến đi nhé!

Chùa Hương
Chùa Hương

Giới thiệu về du lịch chùa Hương

Chùa Hương còn được biết đến với tên gọi Hương Sơn. Và có vị trí thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội. Quần thể chùa Hương ở Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa – tôn giáo nổi tiếng ở Việt Nam.

Bản đồ chùa Hương


Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Địa Tạng Phi Lai Tự Từ A – Z

Du lịch chùa Hương có những địa điểm tham quan nào?

Chùa Hương có gì đẹp, tham quan chùa Hương thì đi những đâu? Tham khảo những địa điểm dưới đây nhé!

Du lịch chùa Hương – Đền Trình

Đi khoảng hơn nửa cây số, bạn sẽ gặp đền Trình – ngôi đền thờ Sơn Thần. Vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm, đền mở lễ khai sơn nhằm xin phép thần rừng được vào rừng bái lễ và làm ăn sinh sống.

Ngồi thuyền ở chùa Hương

Suối Yến
Suối Yến

Rời đền Trình, bạn lên thuyền tiếp tục ngược dòng suối Yến hướng về phía chùa Hương. Mùa xuân, nước suối trong, mát lạnh, lòng suối bằng phẳng, mực nước chỉ đến bụng hay ngực với rất nhiều cỏ nước mọc cao. Ngồi trên thuyền, khách sẽ có được khoảng thời gian tận hưởng bầu không khí se lạnh và tĩnh mịch; hai bên không thấy bờ mà chỉ là những ruộng lúa nước mênh mông; mưa xuân lất phất khiến khung cảnh Hương Sơn mờ mờ ảo ảo. Tiếp tục hành trình, du khách đến bến Trò, tức là bến đò chùa Thiên Trù, nằm lọt giữa một thung lũng xinh đẹp.

Xem thêm: Thành Cổ Quảng Trị: Nơi Ghi Dấu Một Thời Lịch Sử Của Dân Tộc

Suối Giải Oan – chùa Giải Oan

Xuống thuyền, du khách lần bước theo một con dốc không cao lắm nhưng hơi trơn trượt khoảng 50m thì đến một con đường lớn, lát đá xanh xám, hai bên cây cối xanh tươi, dẫn đến chùa Thiên Trù. Thế nhưng hãy cứ thong thả, đến trước cổng chùa, bạn rẽ phải để đi viếng chùa Tiên Sơn, thăm suối Giải Oan và chùa Hương Tích.

Tháng 3, tháng 4 Âm lịch, những cây gạo cổ thụ bung nở dọc hai bên suối Yến, lối vào Chùa Thiên Trù và Động Hương Tích

Chùa Tiên Sơn

Chùa Tiên Sơn
Chùa Tiên Sơn

Tiếp tục cuộc hành trình khoảng vài trăm mét; bạn sẽ thấy chùa Tiên Sơn nằm trên dốc núi cao phía bên phải. Chùa Tiên Sơn có chánh điện tựa lưng bên sườn núi; khoảng sân phía trước rất thoáng mát và có thể bao quát cả một vùng rừng núi xanh thẳm. Bên trái chính điện là thạch động với những pho tượng Phật cao gần nửa mét bằng thạch nhũ trắng trong, nhìn thấu từ truớc ra sau. Ngoài ra, thạch động còn có những phiến đá khi gõ vào phát ra tiếng vang như chuông, trầm như trống và cốc cốc như mõ.

Xem thêm: Thành Cổ Quảng Trị: Nơi Ghi Dấu Một Thời Lịch Sử Của Dân Tộc

Động Hương Tích

Rời thạch động, có lẽ lúc này, đôi chân du khách đã bắt đầu thấm mệt nhưng cảnh trí lôi cuốn trước mặt và không khí trong lành của núi rừng như nâng bước bạn tiến về phía trước. Tiếp tục leo thêm hai cái dốc rồi thong thả trên một đoạn đường bằng, vòng theo bên tay phải là động Hương Tích (chùa hương). Thả dốc qua trên trăm bậc thang xuống động, cái mệt nhọc suốt quãng đường đi dần dịu lại.

Động Hương Tích
Động Hương Tích

Ở lối vào động Hương Tích, trên vách đá cao bên trái có khắc năm chữ Nam thiên đệ nhất động của chúa Tĩnh Đô Vương – Trịnh Sâm đặt bút đề tháng ba năm Canh Dần (1770) khi nhà Chúa tuần du Sơn Nam.

Trên trần động Hương Tích rủ xuống chín nhũ đá hình chín con rồng chầu một khối thạch nhũ dưới nền động, gọi là “Cửu Long Tranh Châu”. Ngoài ra còn có núi Đụn Gạo, cây vàng, cây bạc, con trâu, con lợn, ao bèo, buồng tằm, né kén, núi Cô, núi Cậu và cả bầu sữa mẹ thánh thót nhỏ giọt như đếm nhịp thời gian mà du khách đến đây ai cũng mong mình may mắn có được một giọt lấy khước.

Xem thêm: Hồ Na Hang Ở Đâu? Vẻ Đẹp Của Sự Đa Dạng Màu Sắc Văn Hóa

Chùa Thiên Trù

Làm lễ xong, bạn hãy quay về chùa Thiên Trù để nghỉ chân và dùng cơm trưa. Chùa Thiên Trù tọa lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ năm 1467, đời vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa là một công trình thể hiện nét kiến trúc văn hóa; nghệ thuật thời Lê – Nguyễn. Chùa được thiết kế hài hòa với tam bảo, tiền đường; nhà thờ tổ; nhà thờ mẫu, nhà khách; các nhà kho,… và có đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm người nghỉ lại lễ Phật qua đêm.

Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù

Đây là ngôi chùa nổi tiếng cuổi thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trải qua hai thập niên qua, chùa Thiên Trù vẫn luôn giữ vị trí tô điểm thêm những nét vẽ cho bức tranh thiên nhiên của vùng Hương Sơn linh thiêng.

Hành trình đi lễ chùa Hương là sự thành kính của các bậc cao niên, là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là ước vọng của mỗi người thông qua những lời nguyện ước. Lễ hội chùa Hương còn là nơi hội tụ nét sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như ơi thuyền, leo núi, hát chèo, hát văn,… Trẩy hội chùa hương không chỉ là một cuộc hành trình về đất Phật mà còn thể hiện sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên trong lành.

Xem thêm: Ải Chi Lăng Ở Đâu? Lịch Trình Di Chuyển, Giá Vé, Tham Quan

Di chuyển du lịch chùa Hương như thế nào?

Có nhiều phương tiện cho bạn chon như: ô tô, xe máy, xe bus.

Di chuyển bằng ô tô

Lên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

Di chuyển bằng xe máy

Đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương.

Lưu ý

Để chuyến đi của bạn suôn sẻ không gặp rắc rối thì khi đi bằng xe máy hay cả ô tô thì bạn cũng nên mang theo đầy đủ giấy tờ đầy đủ, gương xe, và mũ bảo hiểm đối với xe máy để không may bị cảnh sát giao thông kiểm tra sẽ không bị bắt lỗi và cũng đảm bảo an toàn cho chính bạn.

Xem thêm: Vườn Quốc Gia Ba Bể Có Gì Đẹp? Ở Đâu, Chi Phí, Vui Chơi

Di chuyển bằng xe bus

Xe 211 , Lịch trình: Bến xe Mỹ Đình-Phạm Hùng-Khuất Duy Tiến –Nguyễn Trãi- Trần Phú- Quang Trung- Quốc lộ 6-Ngã ba Ba La-Quốc lộ 21B-Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa). Bạn có thể bắt được xe 211 tại bến Mỹ Đình hoặc đi tuyến 01, 02, 39, 27.. ra điểm bus ở Ba La hoặc đường Trần Phú để bắt xe.  Nếu bạn không có smart phone để xem điểm bus thì hãy nhớ lắng nghe xe đọc điểm hoặc hỏi các phụ xe cho chắc chắn nhé.

Xe 78: Bạn cũng có thể bắt xe 78: Tế Tiêu-Bến xe Mỹ Đình và ngược lại.

Xe 75 : Bến xe Yên Nghĩa – Tế Tiêu

Khi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng, đò chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò khoảng 60.000/người với vé thông thường, 90.000/người với vé thăm quan thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông thì thuế thuyền to 15-20 người ngồi. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng thuyền máy. Đến nơi, bạn đi bộ 1 đoạn là tới chùa Thiên Trù. Sau đó là khám phá động Hương Tích-chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Tới đây, bạn có thể chọn hình thức leo núi, nói leo núi nhưng đường đi có bậc cho bạn di chuyển khá dễ dàng, đó cũng là một trải nghiệm thú vị vì cảnh 2 bên đường đi rất đẹp. Nhưng nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể đi cáp treo với giá 90.000/ngưởi với 1 chiều-140.000/người với 2 chiều đi.

Xem thêm: Hồ Ba Bể Ở Đâu? Lịch Trình Checkin, Ăn Uống, Vui Chơi

Thời gian thích hợp nên đi du lịch chùa Hương?

Thời điểm thích hợp du lịch chùa Hương
Thời điểm thích hợp du lịch chùa Hương

Hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lich. Đây là lễ hội lớn nhất của Du Lịch Hà Nội hay có thể coi là lớn nhất Việt Nam. Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch. Đây là dịp đầu xuân năm mới nên số lượng người đi bái Phật khá đông, do vậy, lượng khách du lịch đổ dồn về đây vô cùng lớn, các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trạng chen lấn. Tuy nhiên, đến đây vào dịp này bạn có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đầu nă cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…

Lễ hội Chùa Hương diễn ra vào ngày nào?

Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương

Ngày mùng 6 tháng giêng là ngày khai hội Chùa Hương 2020. Lễ hội Chùa Hương 2020 được tổ chức từ ngày mùng 6 đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. Đây là thời điểm rất nhiều phật tử gần xa trở về hành hương, lễ phật để cầu mong một năm thuận lợi cho bản thân và gia đình. Tới Chùa Hương dịp lễ hội, du khách sẽ có dịp thưởng thức các chương trình văn nghệ như hát văn, hát chèo hay các cuộc thi chèo thuyền, leo núi,….Ý nghĩa lễ hội Chùa Hương trước đây là khai sơn, mở rừng. Tuy nhiên ngày nay còn có ý nghĩa là khai chùa, mở chùa.

Giá vé du lịch chùa Hương

Bạn có thể tham khảo giá vé tham quan chùa Hương bằng bảng dưới đây

Stt Tên dịch vụ Mô tả Đơn giá/ khách Đvt Diễn giải chi tiết
 

1

Vé thắng cảnh Cho 1 khách, 1 lần vào cửa  

80.000đ

 

Cho toàn khu vực di tích thắng cảnh chùa Hương
 

2

Vé thuyền, đò

(Tuyến chính)

Cho 1 khách

( vé vào và ra)

 

50.000đ

 

Tuyến chính

(Tuyến Hương tích)

 

3

Vé đò thuyền

( Tuyến phụ)

Cho 1 khách

(vé vào và ra )

 

35.000đ

 

Tuyến chùa( Thanh Sơn, Long Vân, Tuyết Sơn)

 

Lưu ý: Vé tham quan thắng cảnh và thuyền, đò. Do ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn phát hành và tổ chức bán vé, người chở thuyền, đò được trả công từ việc trích tiền từ vé thuyền, đò của BTC

+    Vé thăm quan trên đã có bảo hiểm

+  Người già trên 60 tuổi được giảm 50% giá vé thăm quan (khi mua vé tại các cổng trạm phải xuất trình CMT và thẻ hội viên người cao tuối

+  Trẻ em dưới 5 tuổi miễn phí hoặc cao dưới 1,1m không phải mua vé

+  Trẻ em cao trên 1.1m phải mua vé như người lớn

Xem thêm: Khám Phá Cao Nguyên Sìn Hồ: Bức Tranh Tuyệt Tác Từ Thiên Nhiên

Đặc sản du lịch chùa Hương

Đến với chùa Hương là không thể bỏ qua những món ăn đặc sản như dê núi, bò rừng, ngựa,…và có rất nhiều nhà hàng cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm du lịch chùa Hương, đi vào mùa cao điểm bạn sẽ bị “chặt chém” nên nhớ hỏi giá trước xem nhà hàng nào hợp lý nhất hoặc hỏi những người đã từng đi chùa Hương trước đó để tham khảo nhé.

Ngoài ra, chùa Hương còn có các món ăn chế biến từ rau sắng – loại rau chỉ có ở Hương Sơn, chè lam, chè củ mài, bánh củ mài mà bạn nhất định phải thử. Mùa hè đến với chùa Hương còn có mơ rừng rất ngon và ngọt, có thể mua về làm quà.

Xem thêm: Khám Phá Hang Múa Ninh Bình – Vẻ Đẹp Của Chốn Bồng Lai

Đi du lịch chùa Hương cần chuẩn bị những gì?

*Chuẩn bị tư trang:

-Quần áo, ô mũ những ngày mưa nắng.

-Dép hoặc giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại và leo núi

-Đồ ăn

*Chuẩn bị đồ lễ: Vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ

Tới đó bạn hoàn toàn có thể mua được những đồ trên nhưng do đặc thù sông nước vận chuyển khó khăn nên giá sẽ cao hơn bình thường do vậy để tiết kiệm lại được đồ ngon tốt nhất bạn nên đem từ nhà.

Xem thêm: Du Lịch Tam Cốc – Bích Động – Thắng Cảnh Say Đắm Lòng Người

Lưu ý khi đi du lịch chùa Hương

Xung quanh khu vực suối Yến có rất nhiều cò mồi bám theo bạn giới thiệu đi đò nhưng bạn không nên theo họ mà đi thẳng tới bến Đục, vào phòng bán vé vè mua vé. Khi mua cũng nên hỏi số lượng tối đa khách trên 1 thuyền để tránh tình trạng thuyền bị cò nhồi nhét khách. Các bạn cũng nên bồi dưỡng cho lái thuyền một ít tiền.

Giá cáp treo: 100.000/1 người với 1 chiều và 160.000/1 người với 2 chiều. Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với giá trên trời

Đối với hàng lưu niệm và đặc sản bạn nên mặc cả giá, khi mua kiểm tra số lượng và hạn dùng.

Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi mua bởi đồ ở đây chưa được qua kiểm nghiệm đâu.

Kinh nghiệm nhỏ du lịch chùa Hương

– Khi đi cũng nên đem theo một ít đồ để vào chùa làm lễ. Xong có thể dùng chính những lộc bạn vừa làm lễ xong để làm đồ ăn. Tránh ăn uống ở đây bị đắt.

– Mặc đồ kín đáo, không làm ổn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật

– Đi giày, quần áo không quá bó để dễ dàng di chuyển cũng như hoạt động.

– Quá trình di chuyển dù bằng đò hay khi leo núi cũng nên cẩn thận bảo đảm an toàn cho bản thân để chuyến đi được vui trọn vẹn.

– Đi bằng phương tiện riêng thì mang theo giấy tờ, gương, mũ bảo hiểm đầy đủ.

– Vứt rác đúng nơi quy định để bảo vệ môi trường và cảnh quan.

– Khi ở chỗ đông đúc hãy bảo vệ tài sản và tư trang cẩn thận tránh bị móc túi, ăn cắp đồ của bạn.

– Đi theo nhóm vừa vui lại an toàn tiết kiệm tiền đò.

– Không tham gia các trò như: tôm cua cá, đỏ đen, chiếc nón kỳ diệu,.. vì đó là lừa đảo chứ không hề do vận may như bạn nghĩ.

Xem thêm: Thác Bản Giốc Cao Bằng – Kiệt Tác Thiên Nhiên Lay Động Lòng Người

Liên hệ

Trên đây là thông tin về kinh nghiệm du lịch chùa Hương mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục kinh nghiệm du lịch của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan