Nhà Thờ Đức Bà Ở Đâu? Khám Phá Kiến Trúc Nhà Thờ Hơn Trăm Tuổi

5/5 - (2 bình chọn)

Nằm ở trung tâm Quận 1 (TP. Hồ Chí Minh), nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nổi bật với kiến trúc Pháp cổ, không gian rộng thoáng từ bên ngoài tới bên trong thánh đường. Đây là địa điểm mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm thành phố Hồ Chí Minh hoa lệ. Cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu về nhà thờ Đức Bà nhé!

Nhà thờ Đức Bà
Nhà thờ Đức Bà

Giới thiệu nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ Đức Bà là cách gọi ngắn gọn của Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, có tên chính thức là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội. Nhà thờ Đức Bà ở quận mấy? Nhà thờ Đức Bà địa chỉ tại Công trường Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Nhà thờ có tổng chiều dài là 91m, chiều rộng 35,5m, vòm mái chính cao 21m và 2 tháp chuông 2 bên cao gần 57m. Kiến trúc nhà thờ Đức Bà mang đậm lối kiến trúc cổ của Pháp, xây dựng theo đồ án của kiến trúc sư J.Bourard. Với không gian rộng, thoáng từ bên ngoài tới bên trong thánh đường, nơi đây trở thành biểu tượng của Sài Gòn, là điểm du lịch cho du khách trong và ngoài nước khi đặt chân đến thành phố mang tên Bác.

Lịch sử của Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ 19, vào thời thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam. Khi đó thực dân Pháp xây dựng để làm nơi hành lễ cho các tín đồ theo đạo Công giáo của họ. Tiền thân của nhà thờ vốn là một ngôi chùa bị người Việt bỏ hoang, đã được ông cố đạo Lefebvre tiến hành xây dựng. Sau đó dù Đô đốc Bonard có tu sửa lại vào năm 1863 nhưng cũng không tránh bị hư hỏng theo thời gian.

Phải đến tháng 8 năm 1876, công trình này mới chính thức được lưu tâm đặc biệt. Cụ thể Thống đốc Nam kỳ ông Duperré đã tổ chức một cuộc thi thiết kế nhà thờ. Vượt lên 17 tác phẩm dự thi, bản thiết kế kiểu kiến trúc Gothic pha trộn với Roman độc đáo của kiến trúc sư J. Bourard đã được chọn. Sau đó hơn một năm, ngày 7/10/1877 công trình nhanh chóng được thi công và hoàn thành sau 3 năm. Vào tháng 4 năm 1880, sau khi chi ra 2,5 triệu Franc, công trình đã chính thức khai trương và mở cửa đón bà con Công giáo.

Sau khi tiếp nhận Sài Gòn từ đế quốc Mỹ, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần tu sửa nhà thờ. Hiện nay, nơi đây vẫn là dịp để bà con Công giáo lui tới vào cuối tuần cũng như làm lễ cưới, lễ rửa tội cho các em bé… Ngoài ra, hoạt động du lịch, tham quan nhà thờ diễn ra hết sức sôi nổi, dần dần biến nhà thờ Đức Bà trở thành một biểu tượng của thành phố này.

Di chuyển đến nhà thờ

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ chính tòa Đức Bà

Sau hơn 1 thế kỷ xây dựng, nhà thờ này vẫn giữ được nét cổ kính vốn có của nó và mang một vẻ đẹp khác biệt giữa thành phố Sài Gòn xa hoa, nhộn nhịp. Chính vì nơi này luôn là điểm đến hàng đầu của nhiều du khách khi ghé thăm TP.Hồ Chí Minh. Cùng Traveloka khám phá xem công trình này có những đặc điểm kiến trúc độc đáo nào nhé!

Nét kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà
Nét kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà

Tòa thánh đường bên trong nhà thờ

Công trình đầu tiên phải kể đến là tòa thánh đường bên trong nhà thờ chính tòa. Nơi đây có thiết kế vô cùng đặc biệt với khả năng chịu lực gấp 10 lần toàn bộ kiến trúc của nhà thờ. Tòa thánh đường gồm 1 lòng chính, 2 lòng phụ và 2 dãy nhà nguyện, với tổng chiều dài là 93m, chiều rộng lên tới 35m và chiều cao của phần mái vòm là 21m. Với diện tích như vậy, tòa thánh đường có thể tiếp đơn 1.200 du khách đến tham quan và cầu nguyện cùng lúc.

Tòa thánh đường bên trong nhà thờ
Tòa thánh đường bên trong nhà thờ

Tháp chuông

Khi vừa bước đến nhà thờ, du khách sẽ choàng ngợp trước sự đồ sộ của tháp chuông, công trình được ví như linh hồn của nhà thờ. Ban đầu, công trình chỉ bao gồm 2 tháp chuông cao 36,6m và không có mái chóp. Đến năm 1895, người ta mới xây dựng thêm phần mái để che gác chuông với chiều cao là 21m. Như vậy, tổng thể thiết kế của tháp chuông sẽ có chiều cao lên đến 57m. Tính đến nay, trên 2 tháp chuông này đang treo tổng cộng 6 quả chuông đại diện 6 âm sắc (đồ, rê, mi, son, la, si) với những họa tiết khắc vô cùng tinh xảo.

Khu vực các bàn thờ

Khu vực đặt bàn thờ phía trong nhà thờ chính tòa Đức Bà cũng là một điểm nhấn thu hút sự chú ý của du khách. Được làm từ đá cẩm thạch nguyên khối, các bàn thờ tại đây có kích thước khá đồ sộ. Ngoài ra, vật liệu đều được chạm khắc tinh tế kết hợp với 56 ô cửa kính nhiều sắc màu được ghép cùng với nhau tạo thành một tổng thể kiến trúc độc đáo. Nếu để ý kĩ, bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả các đường nét, gờ chỉ và hoa văn ở khu vực bàn thờ đều mang nét tôn nghiêm, trang nhã đặc trưng của phong cách thiết kế Roman và Gothic.

Khu vực công viên phía ngoài

Khu vực công viên nằm ở mặt trước của tòa thánh đường. Ở khu vực trung tâm của công viên có đặt một bức tượng Đức Mẹ Hòa Bình, được nhà điêu khắc G.Ciocchetti dày công thực hiện vào năm 1959. Tổng thể công trình cao 4.6m và nặng 8 tấn, được coi là biểu tượng của nhà thờ Đức Bà.

Bức tượng được làm bằng đá cẩm thạch trắng của Ý, mô phỏng hình ảnh Đức Mẹ trong tư thế đứng thẳng và tay cầm trái địa cầu có đính cây thánh giá. Đặc biệt, hình ảnh đôi mắt của Đức Mẹ đăm chiêu nhìn lên trời như đang cầu nguyện hòa bình cho đất nước Việt Nam khiến nhiều du khách không khỏi xúc động.

Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà
Kiến trúc độc đáo của nhà thờ Đức Bà

Giờ mở cửa nhà thờ Đức Bà Thành Phố Hồ Chí Minh 

Giờ lễ nhà thờ Đức Bà: 

  • Từ thứ 2 đến thứ 7: 5h30; 17h30
  • Chủ Nhật: các giờ gồm: 5h30; 6h45; 8h00; 9h30 (thánh lễ bằng tiếng Anh); 16h00; 17h15; 18h30.

Cụ thể, theo lịch lễ nhà thờ Đức Bà, ngày thường nhà thờ sẽ có 2 thánh lễ diễn ra, 1 thánh lễ bắt đầu lúc 5h30 sáng và 1 thánh lễ buổi chiều lúc 17h30. Riêng ngày Chúa Nhật sẽ có 7 thánh lễ, diễn ra lúc 5h30 sáng, 6h45 sáng, 8h sáng, 9h30 sáng (thánh lễ bằng tiếng Anh), 16h chiều, 17h30 chiều và 18h30 chiều.

Hướng dẫn tham quan nhà thờ Đức Bà

Tham quan tòa thánh đường

Sẽ thật thiếu sót nếu tới đây mà chỉ chụp ảnh check in bên ngoài. Hãy mạnh dạn bước chân vào bên trong để chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo và những ô cửa đầy sắc màu. Từ đó các bạn có thể hiểu hơn về văn hóa cũng như lịch sử của tòa thánh này. Chỉ sau một cánh cửa, Sài Gòn hiện lên khác hẳn, rất đẹp, rất tinh xảo và mang đậm hơi thở thời trung cổ tại châu Âu.

Cho bồ câu ăn trước Nhà thờ

Cho bồ câu ăn trước Nhà thờ Đức Bà là một trải nghiệm tựa trời Tây. Tại đây, những chú bồ câu béo múp được thành phố nuôi dưỡng rất thân thiện với con người. Các bạn đừng quên chuẩn bị một ít vụn bánh mì hoặc hạt để tiếp cận và cho những chú bồ câu đáng yêu này nhấm nháp nhé!

Thưởng thức cà phê “bệt”, tại sao không?

Thưởng thức cà phê “bệt”
Thưởng thức cà phê “bệt”

Cà phê bệt nức tiếng Sài Gòn không ai là không biết tọa lạc tại vườn hoa cạnh nhà thờ Đức Bà. Hãy thử tưởng tượng xem, ngồi trên các bãi cỏ mát lành ngắm nhìn thánh đường uy nghi, tâm trạng bạn sẽ thoải mái tới cỡ nào?

Liên hệ

Trên đây là thông tin về nhà thờ Đức Bà mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan