Phủ Tây Hồ – đến với chốn linh thiêng này, chắc hẳn du khách thập phương sẽ không khỏi trầm trồ thán phục về mảnh đất địa linh nhân kiệt, phong thủy vượng khí của nơi đây. Với chiều dài lịch sự của Hà Nội, Phủ Tây Hồ cũng vậy, mang trong mình những câu chuyện lịch sử, những nét kiến trúc và tâm linh rất riêng. Cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu về phủ Tây Hồ và tín ngưỡng thờ Mẫu nhé!
Vài nét về phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ nằm trên bán đảo lớn giữa Hồ Tây; nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phủ thờ Liễu Hạnh Công chúa, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt. Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng có thể có muộn hơn. Vì trong các sách nói về di tích của Thăng Long – Hà Nội cổ ra đời đầu thế kỷ 20 như Thăng Long cổ tích khảo, Long Biên bách nhị vịnh, Tây Hồ chí, Hà Thành linh tích cổ lục,…đều không ghi chép về di tích này.
Ngày nay, Phủ Tây Hồ mở hội vào 2 ngày lễ chính là mùng 3 tháng 3 âm lịch và 13 tháng 8 âm lịch. Giờ mở cửa Phủ Tây Hồ từ 8h sáng đến 20h tối các ngày thường.
Xem thêm: Văn Miếu Quốc Tử Giám – Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Nổi Tiếng
Sự tích phủ Tây Hồ
Theo những câu chuyện truyền thuyết về lịch sử Phủ Tây Hồ, người con gái thứ hai của Ngọc Hoàng – công chúa Liễu Hạnh hay còn có tên gọi khác là Quỳnh Hoa, khi làm vỡ ly ngọc quý bị đày xuống trần gian. Khi xuống hạ giới, nàng chu du khắp mọi miền để khám phá, đến khi đi ngang qua đảo Tây Hồ, nàng dừng lại vì thấy nơi đây có địa linh sơn thủy hữu tình, sau đó mở quán nước làm cớ vui thú văn chương.
Suốt một thời gian dài ở đây, nàng tiên nữ đã giúp nhân dân quanh vùng lập nghiệp, trừng diệt ma quái. Đến thời triều Nguyễn, nàng được vua phong làm “mẫu nghi thiên hạ”, là một trong 4 vị thần “Tứ bất tử” của Việt Nam.
Trong một lần đi thuyền dạo chơi ngang qua quán Tiên chúa, trạng nguyên Phùng Khắc Khoan đã cùng nàng vịnh bài thơ “Tây Hồ ngự quán” – đến nay, bài thơ này vẫn được lưu truyền. Mãi về sau, khi trở về tìm công chúa, Phùng Khắc Khoan không thấy nàng nữa, vì quá nhớ nhung, ông đã lập đền thờ cho người tri âm của mình.
Xem thêm: Hồ Hoàn Kiếm Ở Đâu? Tìm Hiểu Kinh Nghiệm Khám Phá Hồ Hoàn Kiếm
Tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam hay thường gọi là Đạo Mẫu (道母), thờ Thánh Mẫu, thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ Nữ thần, Thánh Mẫu, Thánh Cô, Mẫu tam phủ, tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất, mà có sự khác biệt về quyền năng, địa vị, phân cấp thứ bậc riêng. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa lâu đời, lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người.
Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ (Mẫu) – Đấng Tối cao trong Đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam.
Di chuyển đến phủ
Xem thêm: Cầu Long Biên Ở Đâu? Khám Phá Cây Cầu Chứng Nhân Lịch Sử, Văn Hoá
Giờ mở của phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ mở cửa từ 5 giờ sáng đến tầm 7 giờ tối. Vào những ngày lễ, rằm, Phủ Tây Hồ sẽ đóng cửa muộn hơn vì rất đông người tới dâng hương tại phủ, đặc biệt vào ngày 13/8 và mùng 3/3 âm lịch, ngày lễ bà chúa Liễu Hạnh. Cũng bởi vẻ đẹp độc đáo và nguồn gốc linh thiêng đó, Phủ Tây Hồ ngày càng nổi tiếng và trở thành điểm đến thường xuyên của người dân Hà thành.
Mang trong mình những giá trị văn hóa, tâm linh, lịch sử to lớn, vào ngày 13/2/1996, Phủ Tây Hồ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa.
Phương tiện di chuyển đến Phủ Tây Hồ Hà Nội
Với những du khách từ tỉnh thành khác, bạn có thể đặt vé máy bay đến với sân bay Nội Bài sau đó di chuyển tham quan Phủ Tây Hồ. Từ trung tâm thành phố, bạn có thể dễ dàng đến với di tích này bằng các phương tiện cá nhân hoặc công cộng:
Xe máy, ô tô
Xe máy, ô tô tự lái là các phương tiện phổ biến được nhiều du khách lựa chọn để làm chủ chuyến đi của mình. Phủ Tây Hồ nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 14km, vì vậy nếu lựa chọn tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân, thời gian sẽ dao động khoảng 30 phút. Bạn có thể tham khảo chi tiết lịch trình trên ứng dụng Google Maps, khi đi qua hồ Tây, du khách có thể dừng lại để check in với khung cảnh tuyệt đẹp và lãng mạn. Mức chi phí gửi xe tại Phủ khoảng 5.000 – 10.000 VNĐ/xe/lượt.
Xem thêm: Chùa Một Cột Ở Đâu? Khám Phá Ngôi Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi
Xe buýt
Đối với phương tiện công cộng, bạn có thể tham khảo một số tuyến buýt có lộ trình gần Phủ Tây Hồ đó là số 13, 51, 33. Hình thức di chuyển này giúp bạn tiết kiệm chi phí, tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng điểm dừng xe buýt gần nhất cách Phủ khoảng 5km, vì vậy, bạn nên ưu tiên chọn xe ôm, xe taxi Hà Nội để đảm bảo lịch trình được thuận lợi nhất.
Khám phá kiến trúc phủ Tây Hồ
Trước khi bước vào Phủ, du khách sẽ qua cổng tam quan 2 tầng, có vọng lâu ở trên với những đường nét chạm khắc tỉ mỉ, cẩn thận, mang đậm những nét văn hóa Việt Nam độc đáo. Du khách khi đến Phủ thường dừng chân chụp một bức ảnh trước cổng để lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp khi đến tham quan Phủ và chia sẻ cho bạn bè.
Phủ Tây Hồ bao gồm Phủ chính, Điện Sơn Trang và lầu Cô, lầu Cậu.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Hoàng Thành Thăng Long Mới Nhất 2023
Phủ chính
Phủ chính bao gồm 3 nếp tương ứng với 3 gian lễ. Điều đặc biệt ở lớp thứ 3 (Hậu cung) là nơi thờ tam tòa Thánh Mẫu. Du khách có thể dễ dàng nhìn thấy theo thứ tự từ trái sang phải là mẫu Thượng Ngàn mặc áo xanh trùm khăn xanh. Tiếp theo là mẫu Liễu Hạnh mặc áo đỏ trùm khăn đỏ. Cuối cùng là mẫu Thoải mặc áo trắng trùm khăn trắng. Tam Mẫu tượng trưng cho bình yên và sự sống của muôn loài.
Điện Sơn Trang
Điện Sơn Trang là nơi thờ riêng của Mẫu Thượng Ngàn cùng 12 cô sơn trang theo hầu. Ở đây còn có tượng Ngũ hổ thể hiện sức mạnh, khí phách và quyền năng trừ tà. Tôn sùng và cung kính Ngũ hổ từ lâu đã là một nét tín ngưỡng có mối quan hệ sâu sắc với văn hóa thờ Mẫu của người dân Việt Nam.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Việt Phủ Thành Chương Chi Tiết Mới Nhất 2023
Lầu Cô, lầu Cậu
Lầu Cô, lầu Cậu được đặt trong sân theo hai hướng tả hữu, là nơi thờ những người hầu cận của Quan trong Phủ.
Kinh nghiệm đi lễ phủ Tây Hồ cần biết
Phủ Tây Hồ là chốn linh thiêng. Do vậy, khi đi lễ phủ Tây Hồ, du khách cần lưu ý một số kinh nghiệm sau đây.
Đi phủ Tây Hồ cầu gì?
Theo quan niệm dân gian, Phủ Tây Hồ là nơi cầu sức khỏe, công danh, tài lộc, may mắn vô cùng linh thiêng. Vào dịp Tết Nguyên Đán, nếu lựa chọn đến Phủ để đi lễ cần chú ý thời gian mở cửa, đóng cửa để không bị lỡ dở công việc.
Hướng dẫn sắm lễ
Để cầu may mắn tại Phủ Tây Hồ, du khách cần chuẩn bị lễ bao gồm:
- Lễ đồ sống: Gạo, muối, trứng, xôi chè…
- Lễ đồ mặn: Thịt gà, thịt heo, giò, chả… nấu chín
- Lễ ban thờ ở lầu Cô, lầu Cậu: Hương, hoa quả, mũ áo, gương lược…
Thứ tự lễ các ban
Thứ tự lễ Phủ Tây Hồ như sau: Phủ chính, Điện Sơn Trang rồi sau đó tới lầu Cô, lầu Cậu.
Xem thêm: Phố Hàng Mã Ở Đâu? Khám Phá Chốn Vui Chơi Hot Nhất Dịp Lễ Tết
Lưu ý khi đi lễ phủ Tây Hồ
Phủ Tây Hồ là nơi linh thiêng, khi đến đây, hãy lưu ý một số điều sau nhé:
– Vì là chốn linh thiêng nên du khách cần mặc trang phục lịch sự, gọn gàng, tránh mặc áo cộc tay và quần, váy ngắn trên đầu gối.
– Du khách lưu ý không đặt tiền, vàng mã, lễ mặn lên bàn thờ Bồ tát, bàn thờ Phật. Thay vào đó là chuẩn bị một chút tiền lẻ để vào hòm công đức.
– Khi hóa tiền, vàng mã, nên hóa theo thứ tự từ ban chính sau đó đến các ban khác.
– Khi hạ lễ nên hạ lễ từ ban ngoài trước, ban chính sau.
– Vào dịp Tết Nguyên đán hay những ngày Rằm, mùng 1 hàng tháng, số lượng người dân tập trung đến Phủ rất đông. Nếu muốn tham quan, ngắm cảnh chùa trong sự bình yên không xô bồ, bạn nên lựa chọn thời gian phù hợp.
Xem thêm: Top 41 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Tại Hà Nội Hot Nhất 2023
Liên hệ
Trên đây là thông tin về phủ Tây Hồ mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợap. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
fb.com/groups/diadiemvietnam.vn
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!