Thành Cổ Hoàng Đế Ở Đâu? Khám Phá Thành Cổ Nghìn Năm Tuổi

5/5 - (1 bình chọn)

Vùng đất võ Bình Định nổi tiếng với các địa điểm du lịch mang đậm nét lịch sử truyền thống vẫn còn nguyên vẹn giá trị đến ngày nay. Trong đó phải kể đến điểm tham quan thành cổ Hoàng Đế được du khách trong và ngoài nước chú ý và đặt nhiều tình cảm cho điểm đến này. Cùng Địa Điểm Việt Nam khám phá thành cổ nghìn năm tuổi này nhé!

Thành cổ Hoàng đế
Thành cổ Hoàng đế

Sơ lược lịch sử thành cổ Hoàng Đế

Thành cổ Hoàng Đế là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng tại Bình Định, nơi đây trong lịch sử đã gắn liền với ba thời kỳ lịch sử: Vương quốc Chămpa – Nhà Tây Sơn – Nhà Nguyễn. Khu thành tọa lạc trên địa bàn xã Nhơn Hậu và thị trấn Đập Đá – Thị xã An Nhơn cách Tp.Quy Nhơn chừng 20km về hướng Tây Bắc.

Di tích Thành Cổ Hoàng Đế đã tồn tại và trải qua 3 thời kỳ lịch sử vang dội nhất. Đó chính là Vương Quốc Chăm Pa, Nhà Tây Sơn và Nhà Nguyễn cách nhau khoảng hơn 300 năm lịch sử. Đây là khu kinh đô xa nhất của người Việt tại phương nam.

Nơi đây được các nhà lịch sử học ví như 1 quyển sách cổ về lịch sử dân tộc. Ghi lại tất cả những dòng lịch sử giá trị nhất. Từ năm 1982, Thành Hoàng Đế đã được bộ văn hóa – thông tin và du lịch công nhận đây là một di tích lịch sử cấp quốc gia.

Bản đồ di chuyển đến thành cổ


Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Eo Gió Quy Nhơn Từ A – Z Mới Nhất 2023

Lịch sử thành cổ Hoàng Đế

Thành cổ Hoàng Đế có từ bao giờ? Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu nhé!

Vương quốc Chăm Pa

Thời kỳ đầu tiên hình thành nên di tích thành Hoàng Đế Bình Định chính là vương quốc Chăm Pa. Được biết, Kinh đô hoàng đế ban đầu có tên là kinh thành Đô Bần, do vua Yangpuku Vijaya ban lệnh xây dựng từ cuối thế kỷ 10. Và trở thành kinh đô lớn nhất của vương quốc Chăm Pa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15.

Xem thêm: Tìm Hiểu Lịch Sử Tàn Khốc Của Khu Chứng Tích Sơn Mỹ

Kinh đô mang tên thành Hoàng Đế

Vào cuối thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông đã tiến hành đem quân đến sát nhập mảnh đất vùng đất Bình Định vào lãnh thổ của nước Đại Việt, kinh thành Đô Bần không còn. Từ năm 1775, triều đại Tây Sơn lên ngôi, Nguyễn Nhạc đã quyết định lựa chọn và cho mở rộng thêm 15 dặm về phía đông. Trở thành kinh đô chính thức của chính quyền trung ương thời đó với tên thành Hoàng Đế.

Lăng mộ Võ Tánh
Lăng mộ Võ Tánh

Năm 1778, sau khi đánh bại chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế nhà Tây Sơn và cho xây dựng kinh đô tại vị trí cũ của thành Đồ Bàn vương quốc Chăm Pa, đây là nơi của Hoàng đế Thái Đức Nguyễn Nhạc ở nên gọi là thành Hoàng Đế

Khi xây dựng trên nền cũ của kinh đô Đồ Bàn xưa, qua hơn 300 năm bỏ hoang nên các dấu tích còn lại của thành Đồ Bàn không còn nhiều, chỉ còn sót lại đôi sư tử đá của các vua Chăm Pa mà Nguyễn Nhạc tiếp tục sử dụng trang điểm cho tử cấm thành của mình

Xem thêm: Top 9 Địa Điểm Du Lịch Tại Quảng Ngãi Hot Nhất 2023

Lịch sử thành Hoàng Đế

Từ năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế đặt kinh đô tại Phú Xuân, kinh đô Hoàng Đế chỉ còn trên danh nghĩa. Năm 1793, nhà Tây Sơn suy yếu, thành Hoàng Đế đã thuộc về Nguyễn Ánh do tướng Võ Tánh đánh chiếm. Sau khi chiếm được thành Hoàng Đế, Nguyễn Ánh đã đổi tên là thành Bình Định.

Thành Hoàng Đế (tức thành Bình Định cũ) do Võ Tánh trấn giữ được 3 năm thì bị nhà Tây Sơn chiếm lại, Võ Tánh phải tự thiêu trong thành. Năm 1802, nhà Nguyễn tiêu diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn thì thành Hoàng Đế trở lại thuộc nhà Nguyễn. Tới năm 1814 vua Gia Long Nguyễn Ánh cho chuyển thủ phủ Bình Định từ thành Hoàng Đế về vị trí mới là thành Bình Định sau này, nằm cách thành cũ khoảng 6 km về hướng đông nam. Thành Hoàng Đế suy tàn.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Đảo Lý Sơn Quảng Ngãi Mới Nhất 2023

Tham quan thành cổ Hoàng Đế

Những di tích còn sót trong thành cổ
Những di tích còn sót trong thành cổ

Kiến trúc nơi đây mang đậm các nét Chăm Pa nên tạo dựng được ấn tượng cho du khách ngay từ lần đầu. Ngay khi vào cổng tham quan Thành Hoàng Đế, chào đón chúng ta sẽ là 2 chú voi đá nhìn theo 2 hướng ngược nhau. Qua tiếp cổng thành là sân có đặt những tượng lân đá vô cùng sinh động. Đây cũng là nơi để đi ra thành nội, thành ngoại và tử cấm thành.

Tử cấm thành

Khi tham quan Tử Cấm Thành du khách sẽ cảm nhận được không gian mát mẻ. Rợp bóng các cây cổ thụ đứng vững vàng như những người lính. Phía sau những tán cây cổ thụ cả nghìn năm đó là ngọn tháp cánh tiên đừng vững trãi từ thời Chăm pa. Tử Cấm Thành – một trong những điểm thu hút khách du lịch khi đến với Thành Cổ Hoàng Đế!

Xem thêm: Top 10 Địa Điểm Du Lịch Tại Quảng Nam Thu Hút Khách Nhất

Lầu Bát giác và hồ bán nguyệt

Lầu bát giác là nơi thờ 2 viên tướng lớn thuộc nhà Nguyễn. Hồ bán nguyệt phần bố đối nhau 2 bên lầu bát giác. Được xây dựng từ những viên đá ong và đất sét. Nhìn vô cùng độc đáo, đẹp mắt và đầy nét tinh xảo. Tạo nên vẻ đẹp huyền bí, thu hút người nhìn!

Giếng cổ 

Giếng lá đề cách hồ bán nguyệt 50m, là nơi lấy nước để tắm cho vua ngày xưa. Ngoài ra, còn có một giếng vuông đá ong vẫn có nước trong xanh đến tận bây giờ. Đến với Thành Hoàng Đế bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cũ nhưng đầy tính nhân văn mà giếng cổ mang lại!

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Hòn Kẽm Đá Dừng Chi Tiết Mới Nhất

Liên hệ

Trên đây là thông tin về thành cổ Hoàng Đế mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan