Danh Sách 9 Thư Viện Tại Hà Nội Đọc Sách Miễn Phí Đẹp Và Lớn Nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị quan trọng của đất nước. Nơi đây, tập trung rất nhiều những địa điểm sinh hoạt văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú. Do đó, trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều những thư viện rất lớn và vô cùng nổi tiếng. Cùng Địa Điểm Việt Nam khám phá top 9 thư viện đọc sách miễn phí đẹp và lớn nhất tại Hà Nội nhé!

Thư viện tại Hà Nội
Thư viện tại Hà Nội

Mục Lục

1. Thư viện Quốc Gia Việt Nam

Địa chỉ: Số 31 – Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Thư viện tại Hà Nội đầu tiên mà Địa điểm Việt Nam nhắc đến là thư viện Quốc gia Việt Nam. Thư viện Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: National Library of Vietnam – NLV) là thư viện cấp quốc gia và là thư viện trung tâm của cả nước, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.

1.1. Năm thành lập

Năm 1917, Toàn quyền Đông Dương, chấp nhận kế hoạch của P. Boudet, đã ban hành nghị định ngày 29 tháng 11 năm 1917 thành lập Thư viện Trung ương cho Liên bang Đông Dương. Kế hoạch này được chấp nhận với mục đích củng cố sự thống trị, truyền bá văn hoá Pháp và văn hóa phương Tây, cũng như đưa công tác phát triển văn thư lưu trữ, thư viện của Pháp vào nề nếp ở Đông Dương. Đây chính là văn bản hành chính đầu tiên khi đó và là dấu mốc cho sự ra đời của Thư viện Quốc gia Việt Nam hôm nay. Sau hai năm xây dựng, ngày 1 tháng 9 năm 1919 thư viện đã chính thức mở cửa.

Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Quốc gia Việt Nam

1.2. Mục tiêu của Thư viện quốc gia Việt Nam

Thư viện Quốc gia Việt Nam đã, đang và sẽ phấn đấu không ngừng để trở thành nơi lưu truyền tri thức và khơi nguồn cảm hứng thực sự tin cậy, thân thiện của bạn đọc trong và ngoài nước, có uy tín và vị thế xứng đáng trong cộng đồng thư viện Việt Nam, khu vực và thế giới. Để hoàn thành tốt các mục tiêu này, Thư viện Quốc gia Việt Nam sẽ tập trung thực hiện.

  • Tăng cường công tác thu thập, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa chữ viết và xây dựng Bảo tàng tư liêu Việt Nam (trên các chất liệu: đất nung, đá, gốm, sứ, lá, gỗ, tre, nứa, giấy, đồng… ).
  • Tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn, giáo dục phẩm chất nghề nghiệp, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với công việc cho mỗi viên chức và người lao động.
  • Phát triển theo hướng xây dựng thư viện truyền thống – thư viện hiện đại – thư viện số, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin để lưu giữ, khai thác tài nguyên thông tin là xu hướng quan trọng để phát triển, tiến tới hình thành mạng lưới thư viện truyền thống – thư viện hiện đại – thư viện số rộng khắp trong cả nước.
  •  Xây dựng môi trường đọc thân thiện, sáng tạo, tạo môi trường học, đọc suốt đời cho mọi người dân. Hướng tới mục tiêu chung “Tất cả vì bạn đọc” bằng nhiều phương thức phục vụ, như đọc tại trụ sở thư viện, đọc trên mạng thông qua website của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
  • Phối hợp chặt chẽ với các Ban, Bộ, ngành, với cộng đồng Thư viện, Thông tin trong nước và quốc tế để thực hiện tốt mục tiêu Thống nhất, chuẩn hoá, chia sẻ và hội nhập nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Mở rộng hợp tác quốc tế trong việc trao đổi tài liệu, kinh nghiệm tổ chức và quản lý thư viện hiện đại, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời đại “kinh tế tri thức” hay “tri thức phục vụ phát triển kinh tế – xã hội”.

1.3. Nội quy của thư viện quốc gia Việt Nam

Bạn đọc đến đọc sách, ngoài việc chấp hành các quy định chung của thư viện cần thực hiện các quy định sau đây:

  • Không mang túi xách, cặp, sách, báo – tạp chí in vào phòng đọc (chấp nhận sách, báo dạng photocopy)
  • Xuất trình thẻ đọc, chứng minh thư, giấy giới thiệu tại bộ phận thủ thư
  • Chỉ đọc tại chỗ, không mang tài liệu ra khỏi phòng đọc, ra ngoài thư viện
  • Không cắt xén, xé trang tài liệu, khi phát hiện sách thiếu trang, yêu cầu báo ngay cho thủ thư, nếu không bạn đọc hoàn toàn chịu trách nhiệm
  • Bạn đọc nào vi phạm nội quy, tùy từng mức độ sẽ có hình thức xử lý thích hợp: thu thẻ đọc, bồi thường, thông báo về cơ quan, trường học…hoặc truy tố trước pháp luật
  • Không hút thuốc, chất dễ cháy nổ vào phòng đọc, giữ gìn vệ sinh chung trong thư viện quốc gia Việt nam
  • Không nói chuyện riêng, không nghe điện thoại tại phòng đọc, yêu cầu điện thoại để chế độ rung
  • Khi có nhu cầu photocopy tài liệu, cần liên hệ với thủ thư để được chỉ dẫn cụ thể.

1.4. Lịch làm việc của thư viên quốc gia Việt Nam

Mở cửa từ 8.00 – 20.00, từ Thứ 2 – Chủ Nhật

Nghỉ ngày lễ quốc gia:

  • Tết Dương Lịch (1/1)
  • Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch)
  • Ngày Giải phòng miền Nam (30-4)
  • Ngày Quốc tế Lao động (1-5)
  • Ngày Quốc Khánh (2-9)
  • Ngày Tết Âm lịch

1.5. Đăng ký làm thẻ bạn đọc

– Đối tượng được cấp thẻ đọc: Tất cả các công dân Việt Nam và người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam có CHỨNG MINH THƯ (HOẶC HỘ CHIẾU).

– Điều kiện làm thẻ trong thư viện: Mang theo Chứng minh thư hoặc Hộ chiếu (Xin lưu lý bạn đọc không cần mang theo ảnh, ảnh sẽ được chụp trực tiếp khi đến làm thẻ)

– Thời gian nhận lại thẻ đọc: Bạn đọc có thể nhận lại thẻ 5-10 phút sau khi khai form thông tin người làm thẻ

– Lệ phí:(Áp dụng cho cả việc cấp thẻ mới và đổi thẻ đã hết hạn):

  • Đối với cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam: 120.000đ (Một trăm hai mươi nghìn đồng)/thẻ/năm (12 tháng)
  • Đối với cán bộ hưu trí: 50.000đ (Năm mươi nghìn đồng)/thẻ/năm (12 tháng)
  • Thẻ đọc dành cho Nhà nghiên cứu và Doanh nhân (thẻ vàng): Loại 1 năm: 120.000đ (Một trăm hai mươi nghìn đồng) + 540.000đ lệ phí tham gia Câu lạc bộ Nhà nghiên cứu – Doanh Nhân
  • Thẻ Thư viện Văn hóa Thiếu nhi: 40.000đ/thẻ/năm (12 tháng)
  • Những trường hợp được miễn lệ phí làm thẻ thư viện: Miễn phí làm thẻ với các đối tượng được hưởng  chính sách ưu đãi – hưởng thụ văn hóa, được qui định tại điều 2, quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng chính phủ, Thư viện Quốc gia Việt Nam không thu phí Thẻ bạn đọc.

– Những trường hợp được miễn lệ phí làm thẻ thư viện:

Miễn phí làm thẻ với các đối tượng được hưởng  chính sách ưu đãi – hưởng thụ văn hóa, được qui định tại điều 2, quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng chính phủ, Thư viện Quốc gia Việt Nam không thu phí Thẻ bạn đọc.

1.5. Quy định về bảo vệ tài liệu trong thư viện quốc gia Việt Nam

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt từ 50.000đ đến 200.000đ đối với hành vi làm hư hại, chiếm dụng tài liệu, sách báo và vật mang tin khác có giá trị dưới  200.000đ trong các thư viện.
  • Phạt tiền từ 500.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi làm hư hại, chiếm dụng sách báo có giá trị trên 200.000đ đến 1.000.000đ trong các thư viện.
  • Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với một trong các hành vi sau:
  •  Làm hư hại hoặc chiếm dụng tài liệu, sách báo có giá trị từ 1.000.000đ trở lên trong các thư viện.
  • Sử dụng trái phép tài liệu lưu giữ trong Thư viện thuộc loại sử dụng hạn chế.
  • Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 50.000.000đ đối với hàh vi làm hư hại nặng, hủy hoại tài liệu trong thư viện.

2. Thư viện Tạ Quang Bửu

Địa chỉ: số 1 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội

2.1. Năm thành lập

Thư viện Thư viện Tạ Quang Bửu trực thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, là một trong những trung tâm thông tin thư viện lớn, được thành lập từ năm 1956. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, thư viện đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đông đảo, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – khoa học – kỹ thuật của đất nước.

Thư viện đã từng đi sơ tán ở: Lạng Sơn, Hà Bắc, Hải Hưng, Hà Tây cùng khối lượng lớn sách đem theo để phục vụ đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho đất nước.

Thư viện Tạ Quang Bửu
Thư viện Tạ Quang Bửu

2.2. Sứ mệnh của Thư viện Tạ Quang Bửu

Thư viện lớn tại Hà Nội này là một trong những thư viện lớn của Việt Nam. Cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu sứ mệnh của thư viện Tạ Quang Bửu nhé!

1. Bổ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; thu nhận, lưu trữ và phổ biến các tài liệu của Trường như: đề tài nghiên cứu khoa học đã được nghiệm thu, chương trình đào tạo, giáo trình, tập bài giảng, khóa luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các dạng tài liệu khác thông qua tặng, biếu, trao đổi.

2. Biên mục các tài liệu đã bổ sung, xây dựng hệ thống tra cứu thông tin và tìm kiếm thông tin tự động hóa.

3. Tổ chức hệ thống phòng đọc, phòng mượn, môi trường học tập, cung cấp thông tin, tài liệu đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc trong toàn trường.

4. Tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn bạn đọc tiếp cận, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin và tài liệu, các sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện hiện có.

5. Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, các tiêu chuẩn về xử lý thông tin thư viện và tự động hóa vào công tác thư viện.

2.3. Tra cứu tài liệu trong thư viện

Hiện nay Thư viện có nhiều bộ sưu tập khác nhau, phục vụ nhiều đối tượng bạn đọc. Để truy cập vào nguồn tài nguyên của thư viện, bạn có thể tra cứu trực tuyến tại trang https://libopac.hust.edu.vn/ hoặc tìm hiểu thêm những hướng dẫn tra cứu nâng cao

Bạn có thể tra cứu ngay tại Thư viện hoặc tìm trên hệ thống tra cứu trực tuyến của chúng tôi.

2.4. Tham quan thư viện

Thư viện Bách Khoa đặt tại tòa nhà Thư viện Tạ Quang Bửu trong khuôn viên Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trong đó có các phòng đọc sách tại chỗ và các phòng cho sách mượn về nhà. Bạn có thể được đọc (mượn) các loại sách giáo trình, sách tham khảo, báo, tạp chí, luận văn, luận án, từ điển …

Bạn có nhu cầu đến tham quan tìm hiểu Thư viện chúng tôi, xin liên hệ theo số điện thoại (84-4) 3869 2243 hoặc gửi e-mail đến tvtqb@hust.edu.vn

2.5. Đăng ký làm Thẻ bạn đọc

Thư viện Tạ Quang Bửu mở cửa phục vụ tất cả các đối tượng bạn đọc có nhu cầu. Nếu bạn không phải là cán bộ, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội và muốn sử dụng Thư viện, xin mời bạn đăng ký làm Thẻ bạn đọc để có thể sử dụng các dịch vụ của Thư viện.

Các dịch vụ khác trong thư viện

Bên cạnh việc phục vụ mượn trả tài liệu, Thư viện cung cấp một số dịch vụ khác cho bạn đọc như sao lưu tài liệu, cung cấp thông tin theo yêu cầu, tổ chức các lớp hướng dẫn thư viện, tổ chức hội nghị, hội thảo, …

Bạn đọc có yêu cầu có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số điện thoại (84-4) 38692243 hoặc gửi e-mail đến tvtqb@hust.edu.vn .

3. Thư viện Phạm Văn Đồng

Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thư viện Phạm Văn Đồng
Thư viện Phạm Văn Đồng

3.1. Giới thiệu thư viện Phạm Văn Đồng

Thư viện Phạm Văn Đồng là thư viện lớn tại Hà Nội, là trung tâm thông tin thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Mặc dù mới được đi vào hoạt động từ ngày 24/10/2017 nhưng thư viện đã được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Thư viện Phạm Văn Đồng ược thiết kế với lối kiến trúc độc đáo cùng cơ sở vật chất hiện đại, bắt mắt, đây hứa hẹn là điểm đến không thể bỏ qua của của sinh viên khi học tập tại trường. Đây không chỉ là chỗ học tập lý tưởng mà còn thừa đủ tiêu chuẩn một điểm check-in của các bạn trẻ.

3.2. Tham quan thư viện Phạm Văn Đồng

Mọi ngóc ngách Thư viện Phạm Văn Đồng đều được bài trí cẩn thận, cho đến các sắc màu được phối kết độc đáo nhằm tạo cảm hứng cho người học. Tầng 1 của thư viện được thiết kế là một không gian thư viện mở khi sinh viên có thể tìm đọc tất cả các loại sách khác nhau từ chuyên môn cho đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội,… Trong khi đó, tại tầng 2 chủ yếu là nơi đọc tra cứu, khảo cứu chuyên sâu. Đây là khu tài liệu mà sinh viên có thể mượn về như sách giáo trình, sách tham khảo Việt văn,… Những chiếc sofa được bố trí ngay cạnh các kệ sách rất tiện lợi cho các bạn trẻ, các bạn trẻ được thỏa sức với hàng nghìn đầu sách.

3.3. Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 024 3628 0280
Email: lic@neu.edu.vn
Website: http://lic.neu.edu.vn/
Giờ mở cửa: 8:00 – 20:00 (T2 – T7)

4. Thư viện Viện Goethe

Thư viện Viện Goethe
Thư viện Viện Goethe

Địa chỉ: 56-58 Nguyễn Thái Học, Phường Điện Biên, Quận Ba Đình

4.1. Giới thiệu thư viện Viện Goethe

Đây là địa chỉ thư viện khá được bạn tại trẻ Hà Nội yêu thích vì không gian vừa hiện đại, sang trọng mà vừa ấm cúng mà thư viện mang lại. Tương tự như thư viện Idecaf ở Sài Gòn, thư viện Goethe dành cho những ai yêu thích và tìm hiểu văn hóa Đức với hàng ngàn đầu sách tiếng Đức, các phương tiện phục vụ nghe nhìn,… Các tài liệu ở đây phục vụ cho việc học tiếng Đức từ cơ bản đến nâng cao và bao gồm tất cả mọi lĩnh vực như đời sống chính trị, văn hoá, xã hội của nước Đức. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm thấy những cuốn sách văn học nổi tiếng đạt giải Nobel ở đây.

Ngoài ra, thư viện còn có không gian dành riêng cho việc học nhóm hay không gian trà nước, thư giãn được thiết kế cực kì đẹp phía ngoài. Với chi phí là 250.000 đồng một năm, người đọc có thể thoải mái sử dụng thư viện.

4.2. Thời gian phục vụ

Thứ 2 – thứ 6 | 9h00 – 12h00 và 13h00 – 17h30

Thứ 7 | 9h00 – 12h00 và 13h00 – 17h00

Ghé thăm Viện Goethe
Ghé thăm Viện Goethe

4.3. Thủ tục làm thẻ

– Đối với học viên viện Goethe Hà Nội: thẻ học viên cũng là thẻ thư viện và có giá trị đến khi kết thúc khóa học. (Lưu ý: phải dán ảnh và có dấu giáp lai của phòng ngôn ngữ viện Goethe Hà Nội mới có thể sử dụng trong thư viện).

– Đối với bạn đọc bên ngoài: ngoài khoản hội phí hội viên phải đóng, các bạn cần trình những giấy tờ sau:

  • Chứng minh thư hoặc hộ chiếu
  • 1 ảnh cỡ 4×6
  • Người dưới 18 tuổi phải có cha mẹ hoặc người bảo trợ bảo lãnh khi làm thẻ.

– Trường hợp mất thẻ hay thay đổi địa chỉ cư thú phải thông báo ngay cho thư viện viện Goethe Hà Nội.

– Thẻ thư viện viện Goethe có giá trị 1 năm. Bạn đọc được phép mượn tối đa 4 đơn vị tài liệu trong 1 lần mượn.

– Phí làm thẻ:

  1. Phí hội viên: 250.000 VND/ năm
  • Phí cấp lại thẻ: 50.000 VND/ thẻ
  • Mức phạt trả muộn tài liệu: 10.000 VND/ ngày cho mỗi tài liệu

5. Thư viện Trung tâm văn hoá Hàn Quốc

Địa chỉ: Tầng 6, 329 – 331 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

5.1. Giới thiệu thư viện Trung tâm văn hoá Hàn Quốc

Điều có thể dễ dàng tìm thấy nhất ở thư viện Trung tâm văn hoá Hàn Quốc là sách và DVD về điện ảnh, văn hoá nghệ thuật của Hàn bên cạnh những cuốn giáo trình, truyện tranh, sách truyện Hàn Quốc. Tuy không phong phú nhiều thể loại sách như những thư viện kể trên, nhưng bù lại, khu đọc sách ở đây lại rất rộng rãi và thoáng đãng với rất nhiều bàn ghế cùng dãy cửa kính nhìn ra vườn khá lãng mạn.

Văn hóa đọc sách được mọi người yêu thích
Văn hóa đọc sách được mọi người yêu thích

Đến với thư viện Trung tâm văn hoá Hàn Quốc tại Hà Nội bạn cũng sẽ có dịp hiểu hơn về những nét văn hoá của xứ sở kim chi khi đi vào phòng triển lãm (ngay cạnh thư viện). Những bức tranh tinh tế về văn hoá, ẩm thực xứ Hàn được trưng bày ở đây cũng chính là điểm cuốn hút các bạn học sinh mỗi khi ghé qua thư viện để học bài.

5.2. Thời gian phục vụ

Thứ 2 đến thứ 7: 9h-12h và 13h-17h

5.3. Thủ tục làm thẻ

– Theo thông tin đăng vào tháng 5/2007 trên website của Trung tâm Văn hoá Hàn Quốc, thủ tục để trở thành hội viên của Trung tâm là 2 ảnh 3×4, 01 bản copy chứng minh thư, và khi đến làm bạn mang theo chứng minh thư gốc để đối chiếu. Ngoài ra, bạn không phải làm thêm bất kỳ một thủ tục hay trả một khoản phí hàng năm nào khác.

– Theo thông tin trả lời bạn đọc vào năm 2014, khi đến với Trung tâm, bạn chỉ cần mang theo chứng minh thư của mình là bạn có thể sử dụng bất kỳ một dịch vụ hay trang thiết bị nào như xem phim Hàn Quốc với tiếng bản ngữ hoặc phụ đề tiếng Anh, đọc sách và truyện tiếng Hàn, truy cập internet, v.v..

– Bạn cũng có thể mượn đĩa và sách tại thư viện mang về nhà với chỉ một khoản phí trị giá 200.000 VND/năm và xuất trình thẻ hội viên khi mượn.

6. Thư viện truyện tranh Asianbeat

Địa chỉ: Tầng 6, 329 – 331 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

6.1. Giới thiệu thư viện truyện tranh Asianbeat

Thư viện truyện tranh Asianbeat
Thư viện truyện tranh Asianbeat

Nếu là tín đồ của văn hóa Nhật Bản với các tập truyện manga hấp dẫn thì đây chính là địa điểm bạn không thể bỏ qua. Mặc dù mở cửa từ tháng 1 năm 2015 với hình thức đọc sách miễn phí nhưng Asianbeat lại vô cùng chú ý đến chất lượng với hơn 500 tạp chí, truyện tranh các loại. Chắc rằng không gian thoáng đãng, cách bài trí ấn tượng và đầy đủ tiện nghi sẽ là điểm đến lý tưởng cho bạn. Những bạn trẻ yêu thích văn hóa Nhật Bản có thể ghé thăm thư viện Asianbeat tại Hà Nội để cảm nhận không gian văn hóa vô cùng đặc sắc.

6.2. Thông tin liên hệ

Địa chỉ: Tầng 6, tòa nhà H&N số 329 – 331 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 3767 5560

Email: asianbeatvietnam@gmail.com

Fanpage: www.facebook.com/LoveJapan.asianbeatvn

Giờ mở cửa: Chiều T5 & sáng T3 & T7, từ 8:30 – 11:30 và 13:30 – 16:30

7. Thư viện Hà Nội

Thư viện Hà Nội
Thư viện Hà Nội

7.1. Giới thiệu thư viện Hà Nội

Địa chỉ: Số 47 Bà Triệu, Quận Hoàn Kiếm và Số 2B Quang Trung, Quận Hà Đông

Nhắc đến những thư viện tại Hà Nội thì không thể không nhắc đến thư viện Hà Nội.

Với diện tích khang trang, rộng rãi lên đến 2.500m2 cùng 7 phòng chức năng, Thư viện Hà Nội là một nơi lý tưởng để đọc sách và học cũng như làm việc. Vị trí của thư viện nằm ngay mặt đường lớn, ở trung tâm thành phố Hà Nội nên thuận lợi cho việc di chuyển. Thư viện cung cấp cho độc giả hơn 48 vạn tài liệu, trong đó có 402 đầu báo, tạp chí và khoảng 2 vạn tài liệu địa chí Hà Nội.

Điều đặc biệt là thư viện còn phục vụ cho cả những người khiếm thị với hơn 2 nghìn sách chữ nổi. Thư viện có một lượng sách báo đồ sộ như vậy nhưng được sắp xếp rất khoa học với hệ thống mục lục hoàn chỉnh nên rất thuận lợi cho việc tìm kiếm. Các bạn trẻ đến đây có thể đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu hoặc mang sách vở vào đây tự học trong không gian yên tĩnh, thoáng mát.

7.2. Thời gian phục vụ

Sáng: 08h00 – 12h00

Chiều: 13h30 – 17h00

Áp dụng từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần

Với các ngày trong tuần – từ thứ 2 đến thứ 6 – phòng Đọc Mở và Phòng Mượn người lớn làm việc liên tục từ 8.00 đến 17.00.

Chiều thứ 5 của tuần thứ nhất và tuần thứ ba hàng tháng, thư viện nghỉ vệ sinh kho sách.

7.3. Thủ tục làm thẻ:

  • Đối tượng người lớn

    : Từ 15 tuổi trở lên đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội.

Thẻ đọc (Dùng cho bạn đọc đọc sách tại chỗ).

– Thủ tục: CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.

– Phí làm thẻ: 20.000đ/ thẻ/ năm; 8.000đ/ thẻ/ quý.

– Tiền làm thẻ cứng: 20.000đ/ thẻ.

> Thẻ mượn(Dùng cho bạn đọc mượn sách về nhà).

* Thủ tục: CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu; Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc giấy xác nhận tạm trú có thời hạn ít nhất 1 năm (trường hợp bạn đọc không có CMTND do Công an Hà Nội cấp).

– Phí làm thẻ: 20.000đ/ thẻ/ năm; 8.000đ/ thẻ/quý.

– Tiền làm thẻ cứng: 20.000đ/ thẻ.

– Tiền cược sách: 100.000đ/ thẻ/ năm.

> Thẻ mượn – đọc(Dùng cho bạn đọc đọc sách tại chỗ và mượn sách về nhà).

* Thủ tục: CMT nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu; Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội hoặc giấy xác nhận tạm trú có thời hạn ít nhất 1 năm (trường hợp bạn đọc không có CMTND do Công an Hà Nội cấp).

– Phí làm thẻ: 40.000đ/ thẻ/ năm; 16.000đ /thẻ/ quý.

– Tiền làm thẻ cứng: 20.000đ/ thẻ.

– Tiền cược sách: 100.000đ/ thẻ/ năm.

  • Đối tượng trẻ em: Trẻ em dưới 15 tuổi

– Thủ tụcSổ hộ khẩu (bản photo)

– Phí làm thẻ mượn – đọc: 20.000đ/ thẻ/ năm; 8.000đ/ thẻ/ quý.

– Tiền làm thẻ cứng: 20.000đ/ thẻ.

– Tiền cược sách: 30.000đ/ thẻ/ năm.

8. Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia
Thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia

8.1. Giới thiệu hư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia

Địa chỉ: Số 24-26 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Nếu là người yêu thích tìm hiểu văn hóa, lịch sử hay một vấn đề được trình bày kỹ càng như cấp độ nghiên cứu thì bạn không nên bỏ qua thư viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia tại Hà Nội. Như vậy, thư viện thích hợp cho đối tượng là sinh viên trở lên.

Qua hơn 100 năm thành lập (từ năm 1901), với nhiều lần đổi tên, sáp nhập…, đến nay thư viện có tổng cộng hơn 500.000 đầu sách và vẫn tiếp tục được cập nhật thường xuyên với đủ các lĩnh vực về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội… Đặc biệt, thư viện lưu trữ rất nhiều sách cổ, quý giá về văn hóa người Việt cổ, sách ảnh Việt Nam cũ…

Phí đăng ký sử dụng và khai thác dịch vụ

  • Gói dịch vụ dành cho sinh viên : STD, KQNC (50.000 đ/năm/sinh viên)
  • Gói dành cho học viên cao học, nghiên cứu sinh : STD, KQNC, ProQuest Central (100.000 đ/năm/account)
  • Gói dành cho cán bộ nghiên cứu : Mọi CSDL trừ ScienceDirect (300.000 đ/năm/account)
  • Gói đặc biệt : Mọi CSDL bao gồm cả ScienceDirect (500.000 đ/năm/account)

9. Thư viện Japan Foundation

Thư viện Japan Foundation
Thư viện Japan Foundation

9.1. Giới thiệu thư viện Japan Foundation

Địa chỉ: Thuộc khuôn viên Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam, Số 27 Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thư viện này “đặc sệt” Nhật Bản ngay từ kiến trúc và bài trí đồ đạc. Mọi thứ đều nhỏ, gọn và rất quy củ. Vì lượng bạn đọc tiếng Nhật không thực sự nhiều, nên thư viện cũng không quá đông.

Bên cạnh các đầu sách về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của Nhật Bản như nghệ thuật đương đại, kiến trúc, thiết kế hình ảnh… rồi các loại từ điển sách bài tập về ngữ pháp, thành ngữ, ở Japan Foundation còn có một kệ với toàn những bộ truyện tranh nổi tiếng của Nhật Bản bằng tiếng Việt để phục vụ bạn đọc. Các tạp chí mới nhất của Nhật cũng được cập nhật rất đầy đủ trong một phòng riêng – có thể xem khu này như một quán cafe thu nhỏ.

Tương tự như viện Goethe, Japan Foundation cũng có một khu riêng được trang bị tivi, tai nghe và những đĩa DVD gồm phim truyền hình, âm nhạc, phim hoạt hình phụ đề bằng tiếng Anh cho các bạn đọc có thể giải trí và học tiếng Nhật bằng hình thức trực quan hơn. Đây là một trong những thư viện tại Hà Nội được các bạn trẻ yêu thích.

9.2. Thời gian phục vụ

  • Giờ mở cửa: 09:30 – 12:00/13:00 – 18:00 – từ Thứ Ba đến Thứ Bảy
  • Đóng cửa: Chủ Nhật, thứ Hai, và các ngày nghỉ lễ

9l.3. Thủ tục làm thẻ

  • Đối tượng đăng ký:

– Công dân Việt Nam từ 16 tuổi trở lên

– Người nước ngoài 16 tuổi trở lên đang cư trú tại Việt Nam với thời hạn không dưới 6 tháng

* Trường hợp bạn đọc dưới 16 tuổi muốn làm thẻ yêu cầu có đầy đủ các giấy tờ tuỳ thân thay thế như hộ chiếu hoặc thẻ học sinh của bản thân hoặc chứng minh thư/hộ chiếu của người giám hộ hợp pháp; đối với bạn đọc người Việt Nam cần thêm giấy đồng ý cho làm thẻ thư viện của phụ huynh. 

  • Thủ tục đăng ký:

Bạn hãy điền thông tin vào mẫu đăng ký làm thẻ do thư viện cấp và nộp cho thủ thư cùng những giấy tờ sau:

– 1 bản photo CMTND / Hộ chiếu và chứng nhận cư trú tại Việt Nam (hoặc các giấy tờ tuỳ thân thay thế đối với độc giả dưới 16 tuổi như đề cập ở trên)

* Mang theo bản gốc để đối chiếu

– 2 ảnh 2x3cm (Ảnh không quá 6 tháng gần nhất)

  •  Phí làm thẻ: 260.000 VNĐ/năm

– Phí làm thẻ: 60.000 VNĐ/ năm (không hoàn trả)

– Phí bảo đảm: 200.000 VNĐ (sẽ được hoàn trả khi độc giả huỷ thẻ thành viên)

  • Thời hạn thẻ thư viện:

Mỗi thẻ thư viện có giá trị 1 năm, vì vậy, đề nghị thành viên đăng ký gia hạn thẻ sau 1 năm sử dụng. Nếu không đăng ký, mã thẻ của thành viên đó sẽ bị xóa khỏi hệ thống quản lý thành viên mà không được báo trước. Để tiếp tục trở thành thành viên, bạn cần phải đăng ký gia hạn thẻ.

– Phí gia hạn thẻ: 60.000 VNĐ/ năm

  • Trường hợp mất thẻ:

– Cần nhanh chóng thông báo cho thủ thư và làm thủ tục làm lại thẻ.

– Phí làm lại thẻ: 5000 VNĐ/lần

Liên hệ

Trên đây là thông tin về top 9 thư viện tại Hà Nội thu hút nhiều bạn đọc nhất. Hy vọng những thông tin về thư viện mà Địa Điểm Việt Nam cung cấp sẽ giúp cho bạn đọc khám phá những điều thú vị về kho tàng tri thức.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan