Văn Miếu Quốc Tử Giám – Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Nổi Tiếng

5/5 - (1 bình chọn)

Văn miếu Quốc Tử Giám là ngôi trường Đại học đầu tiên ở nước ta – nơi lưu giữ những dấu ấn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô nghìn năm văn hiến. Hiện nay, khu di tích này trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu về di tích lịch sử này nhé!

Văn miếu Quốc Tử Giám
Văn miếu Quốc Tử Giám

Giới thiệu về Văn Miếu Quốc Tử Giám 

Địa chỉ: Số 58 phố Quốc Tử Giám, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Giờ mở cửa: 8:00 – 17:00 hàng ngày

Giá vé: 30.000 VNĐ/người

Quốc Tử Giám nằm trong quận Đống Đa và ngay giữa 4 tuyến phố nhộn nhịp: Nguyễn Thái Học, Văn Miếu, Quốc Tử Giám và Tôn Đức Thắng. Bạn cần lưu ý vì xung quanh Văn Miếu có rất nhiều đường một chiều.

Văn miếu Quốc Tử Giám là trường Quốc học đầu tiên tại Việt Nam. Tại đây đã đào tạo ra rất nhiều thế hệ hiền tài cho đất nước. Văn Miếu thờ 3 vị vua anh minh của dân tộc: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.

Khu di tích là “tấm gương” phản chiếu tinh thần hiếu học, coi trọng người tài và truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Quốc Tử Giám là di tích Nho học nổi tiếng, tiêu biểu, có giá trị lớn về nghệ thuật – thẩm mỹ – kiến trúc.

Khi ghé thăm nơi đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều tư liệu, hiện vật quý giá. Đặc biệt là 82 tấm bia tiến sĩ – hiện vật từng được UNESCO công nhận là “Di sản tư liệu thế giới”.

Hiện nay, Văn miếu Quốc Tử Giám trở thành điểm du lịch văn hóa vô cùng thú vị. Với những giá trị văn hóa, lịch sử, năm 1962, nơi đây đã được xếp hạng là Di tích quốc gia.

Di chuyển đến Văn miếu


Xem thêm: Hồ Hoàn Kiếm Ở Đâu? Tìm Hiểu Kinh Nghiệm Khám Phá Hồ Hoàn Kiếm

Lịch sử Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn miếu Quốc Tử Giám là hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

Có thể nói, thời Lý là giai đoạn giáo dục Việt Nam phát triển nhất trong các thời đại vua chúa phong kiến và công trình Quốc Tử Giám chính là minh chứng rõ nét nhất cho quyết tâm nâng cao học thức của vua Lý Nhân Tông.

Đây là công trình được xây nên nhằm cổ vũ tinh thần hiếu học của nhân dân cũng như tìm kiếm nhân tài phục vụ đất nước. Sau khi được xây dựng, việc học tập ở Quốc Tử Giám bắt đầu vào năm 1076.

Giám sinh (học trò) Quốc Tử Giám là những sĩ tử đã đỗ kì thi Hương, vượt qua kỳ kiểm tra ở Bộ Lễ sẽ được vào Quốc Tử Giám học tập, nghe giảng sách, làm văn để chuẩn bị thi Hội, thi Đình. Rất nhiều học giả nổi tiếng có công cho triều đình đã học tập tại Quốc Tử Giám.

Nhà Thái học ngày nay trong khu văn miếu Quốc Tử Giám vốn là Quốc Tử Giám xưa để các giám sinh học tập, bình văn học. Có thể xem đây là ngôi trường đại học quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nơi sinh ra hiền tài cho đất nước.

Xem thêm: Cầu Long Biên Ở Đâu? Khám Phá Cây Cầu Chứng Nhân Lịch Sử, Văn Hoá

Khám phá kiến trúc Văn miếu Quốc Tử Giám

Văn Miếu – Quốc Tử Giám thuộc hệ thống các Di tích Quốc gia đặc biệt của Việt Nam. Với bề dày lịch sử – văn hóa, khu di tích là điểm đến hấp dẫn với nhiều tọa độ tham quan.

Cổng tam quan Văn Miếu Môn

Văn Miếu Môn
Văn Miếu Môn

Cổng Tam Quan Văn Miếu Môn là là cổng bên ngoài khu di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám. Văn Miếu Môn được xây dựng với ba cửa chính, 2 tầng cao to và tầng trên có khắc 3 chữ đại tự là Văn Miếu Môn theo chữ Hán cổ xưa và trên cùng là họa tiết lưỡng long chầu nguyệt tạo nên nét độc đáo và tinh tế cho công trình kiến trúc. Ở phía trước của Văn Miếu Môn là tứ trụ nghi môn nằm ở giữa, cùng với hai tấm bia Hạ mã nằm hai bên. 

Xem thêm: Chùa Một Cột Ở Đâu? Khám Phá Ngôi Cổ Tự Nghìn Năm Tuổi

Hồ Giám

Hồ Giám
Hồ Giám

Hồ Giám còn được biết đến với tên gọi khác là hồ Văn hay hồ Đường Minh, nằm ngay phía trước cổng Văn Miếu. Theo sử sách, hồ Văn là một công trình có quy mô rộng lớn với diện diện tích lên tới một vạn chín trăm thước. Nằm giữa lòng hồ Văn là gò Kim Châu, trên đó được xây dựng Phán Thủy Đường. Phán Thủy Đường ngày xưa là nơi bình thơ văn của các nho sĩ. 

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Hoàng Thành Thăng Long Mới Nhất 2023

Đại Trung Môn

Đại Trung Môn
Đại Trung Môn

Qua cổng Văn Miếu Môn, bạn sẽ được chào đón bởi một không gian vô cùng tươi đẹp, thoáng đạt và đầy uy nghiêm tại Đại Trung Môn. 

Cửa Đại Trung có kiến ​​trúc đặc trưng của một ngôi đình truyền thống Việt Nam, gồm 3 gian được lợp ngói mũi hài. Trên đỉnh cổng có hình cá chép, được cho là tượng trưng cho học trò. Học sinh phải chăm chỉ học tập để vượt qua các kỳ thi cũng giống như việc cá chép phải vượt qua những sóng lớn để trở thành một con rồng vĩ đại và mạnh mẽ.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Việt Phủ Thành Chương Chi Tiết Mới Nhất 2023

Khuê Văn Các

Khuê Văn Các
Khuê Văn Các

Khuê Văn Các được xây dựng vào năm 1805 dưới thời vua Gia Long, đã gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc vô cùng độc đáo. 

Khuê Văn Các được thiết kế với lầu vuông 8 mái, cao gần 9 thước. Kiến trúc gồm 4 trụ gạch vuông bên dưới được trạm hoa văn tinh xảo, làm bệ đỡ cho tầng gác bên trên. 

Tầng trên với lời bình là một “viên ngọc sáng” của di tích Văn Miếu Quốc Tử Giám được thiết kế nổi bật với 4 ô cửa hình mặt trời đang tỏa sáng cùng với mái ngói đỏ chồng 2 lớp tạo nên công trình mái đặc biệt. Hai bên Khuê Văn Các là 2 cửa mang tên Bí Văn và Súc Văn dẫn vào từng khu nhà bia Tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

 Xem thêm: Phố Hàng Mã Ở Đâu? Khám Phá Chốn Vui Chơi Hot Nhất Dịp Lễ Tết

Giếng Thiên Quang

Giếng Thiên Quang có hình dáng rất đặc biệt là hình vuông và được bao quanh bởi hành lang. Theo quan niệm xưa, hình vuông của giếng Thiên Quang có ý nghĩa tượng trưng cho đất và ô tròn trên Khuê Văn Các tượng trưng cho trời. Hai công trình này đại diện cho tất cả mọi tinh hoa đất trời tụ họp tại Trung tâm văn hóa – giáo dục lớn nhất tại kinh đô Thăng Long. 

82 bia Tiến sĩ

82 bia Tiến sĩ
82 bia Tiến sĩ

2 dãy bia đá lớn hay được gọi là bia Tiến sĩ nằm ở 2 bên giếng Thiên Quang. 82 tấm bia Tiến sĩ đặt trên lưng của 82 con rùa bằng đá xanh được điêu khắc tinh xảo với các phong cách khác nhau và có ý nghĩa tâm linh to lớn. Và trên các bia đá này vinh danh 82 thủ khoa trong các kỳ khoa cử của triều đại phong kiến Việt Nam ngày xưa.

Xem thêm: Top 41 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Tại Hà Nội Hot Nhất 2023

Đại Thành Môn

Đại Thành Môn có kiến trúc giống với Đại Trung Môn được xây dựng dựng theo phong cách thời Hậu Lê với kiến trúc 3 gian, mỗi gian có cửa sơn đỏ có họa tiết rồng mây và 2 hàng cột hiên trước sau, 1 hàng cột giữa. Phía trên giáp nóc, ở chính giữa treo một bức hoành khắc 3 chữ Hán “Đại Thành Môn” với ý nghĩa là sự thành đạt lớn lao. 

Đại Bái Đường

Đại Bái Đường
Đại Bái Đường

Du khách đi qua Đại Thành Môn và một khoảng sân rộng được lát bằng gạch Bát Tràng sẽ tới khu vực trung tâm của Quốc tử Giám là điện thờ Đại Bái Đường trang nghiêm. Đại Bái Đường có 9 gian, 2 bức tường hồi 2 bên. Trong số các gian này, chỉ có gian chính giữa được sử dụng để đặt án hương thờ, các gian còn lại đều bỏ trống. Khu điện thờ này là nơi tổ chức hành lễ trong các kỳ tế tự xuân thu thời xưa.

Xem thêm: Review Ghost Town Gastrobar – Quán Nhậu Chuẩn Hàn Hot Nhất Hà Đông

Đền Khải Thánh

Đền Khải Thánh
Đền Khải Thánh

Đền Khải Thánh là khu cuối cùng của di tích. Đây là nơi thờ phụng phụ mẫu của Khổng Tử (Thúc Lương Ngột và Nhan Thị). Đền Khải Thánh xưa vốn là là Quốc Tử Giám, nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại Đất Việt. Nhưng nơi này đã bị đại bác của Pháp phá hủy vào năm 1946. Sau đó, Đền Khải Thánh đã được xây dựng lại là được bảo tồn đến ngày nay.

Phương tiện và cách di chuyển đến Văn miếu Quốc Tử Giám

Quần thể di tích nằm ngay giữa 4 con phố chính là Tôn Đức Thắng, Văn Miếu, Quốc Tử Giám và Nguyễn Thái Học. Để đến được đây, du khách có thể lựa chọn một trong các loại phương tiện sau:

Xe buýt

Ở Hà Nội có rất nhiều tuyến xe buýt có trạm dừng gần với Văn Miếu. Tùy theo nơi ở mà bạn có thể bắt các tuyến xe như: số 02 (Bác Cổ – Bến xe Yên Nghĩa), số 23 (tuyến vòng khép kín Nguyễn Công Trứ), số 32 (Bến xe Giáp Bát – Nhổn), số 38 (Nam Thăng Long – Mai Động) hoặc số 41 (Nghi Tàm – Bến xe Giáp Bát).

Xe buýt 2 tầng hoặc xe đạp theo tour

Xe buýt 2 tầng là một loại phương tiện khá mới mẻ tại Hà Nội, phù hợp cho các chuyến tham quan Văn miếu và nhiều địa điểm khác ở Thủ đô. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn tour du lịch nội thành bằng xe đạp của các đơn vị lữ hành để có trải nghiệm thú vị hơn.

Xem thêm: Phố Đi Bộ Carnaby 214 Ở Đâu? Khám Phá Phố Đi Bộ Mới Tại Hà Nội

Liên hệ

Trên đây là thông tin về Văn miếu Quốc Tử  Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợap. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan