Xung quanh Hà Nội có khá nhiều ngôi chùa vừa nổi tiếng về sự tâm linh, thanh tịnh, vừa là cảnh đẹp đáng ghé thăm như chùa Hương, chùa Yên Tử, chùa Bái Đính… Thế nhưng bạn đã biết về Địa Tạng Phi Lai Tự ở Hà Nam chưa? Cùng Địa Điểm Việt Nam tìm hiểu về Địa Tạng Phi Lai Tự nhé!
Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự ở đâu?
Địa Tạng Phi Lai Tự – chùa Địa Tạng Phi Lai – còn có tên trước đây là chùa Đùng, nằm ở thôn Ninh Trung, thuộc xã Liêm Sơn, huyện Liêm Sơn, tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội chỉ khoảng 70km theo đường cao tốc Hà Nội – Ninh Bình. Thời gian cả đi và về chỉ khoảng 3 tiếng, thêm cả thời gian tham quan nữa cũng vẫn đủ để đi về trong ngày. Quá hợp lý cho một chuyến du lịch tâm linh trong ngày, về vẫn kịp nghỉ ngơi để ngày hôm sau lại đi làm, đi học rồi phải không!
Bản đồ di chuyển tới chùa
Xem thêm: Đền Thờ Phạm Ngũ Lão Ở Đâu? Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Tướng Phạm Ngũ Lão
Giới thiệu về Địa Tạng Phi Lai Tự
Khi đến một ngôi chùa, dù là du khách thôi thì có lẽ bạn cũng sẽ muốn hiểu thêm về nơi mình đến tham quan, chiêm bái. Vậy Địa Tạng Phi Lai Tự được hình thành như nào?
Vào thế kỷ thứ 10, chùa có tên cổ là chùa Đùng. Thời kỳ đó chùa có quy mô rộng lớn đến hơn 120 gian. Rất nhiều vua chúa đã từng ghé đến đây.
Tới thế kỷ 17, vua Tự Đức tới đây cầu con. Đến chân núi, người đã nói 2 từ “Phi Lai”. Điều thú vị là từ này vừa có ý nghĩa “quay trở lại”, vừa có nghĩa là “không bao giờ trở lại”. Nơi này lại thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát. Đó cũng là khởi nguồn tên gọi mới Địa Tạng Phi Lai.
Tuy nhiên, nằm giữa núi non khuất lấp, kiến trúc hao mòn dần theo thời gian, chùa dần bị lãng quên. Tới tháng 12/2015, Đại đức Thích Minh Quang bắt đầu tiếp nhận, cho tu sửa và đổi tên chùa Đùng thành chùa Địa Tạng Phi Lai Tự.
Trên đỉnh Phi Lai còn có tháp Phổ Đồng được dựng lên vào thời Lý – Trần. Tháp là nơi an nghỉ của 40 đời tổ sư. Khi có nắng chiếu vào, bóng tháp đổ dài từ làng Đùng ra tới tận làng Tháp.
Do được các tù binh Chiêm Thành dựng lên nên phần gạch ngói của chùa mang đậm nét Champa. Nhiều mẫu gạch cổ phát lộ do mưa gió vẫn được sư thầy và những chú tiểu bảo quản rất cẩn thận.
Xem thêm: Phố Hiến Hưng Yên Ở Đâu? Khám Phá Một Vùng Đô Thị Cổ
Vẻ đẹp chốn thanh tịnh của Địa Tạng Phi Lai Tự
Ngoài vị trí gần Hà Nội, có thể đi về trong ngày thì chùa Địa Tạng Phi Lai còn có rất nhiều điều đáng để tham quan đấy!
Không gian yên bình thanh tịnh
Đi chùa thì yếu tố đầu tiên là phải chọn nơi yên bình, thanh tịnh rồi. Ngôi chùa này dù quanh năm luôn có đông khách du lịch và Phật tử ghé thăm nhưng chùa khá rộng, người đến đây có thể đi rải rác nhiều địa điểm nên bạn sẽ vẫn cảm nhận được sự yên tĩnh, thanh bình, không đông đúc chật chội.
Chùa nằm trên một quả đồi, nhìn ra phía trước là ruộng lúa mênh mông bát ngát, sau lưng chùa tựa vào đồi thông và rừng cây xanh rì. Du khách đến đây chiêm bái luôn có thể cảm nhận được không khí trong lành, thoát tục. Tuy nhiên cũng vì thế tựa núi, 2 bên Chùa tựa lưng vào núi, góc 2 bên cây cối rậm rạp um tùm khiến nơi này như bị lãng quên trong suốt nhiều năm vậy.
Xem thêm: Ao Dong – Hang Luồn Ở Đâu? Khám Phá Vịnh Hạ Long Thu Nhỏ Giữa Lòng Hà Nam
Nơi cầu an linh thiêng
Sau sự yên tĩnh thì yếu tố tâm linh cũng khiến nhiều người quan tâm tới chùa. Chùa Địa Tạng Phi Lai tự là nơi linh thiêng, là điểm đến tâm linh không chỉ của người dân địa phương mà còn có du khách, Phật tử trong nước hay du khách nước ngoài. Người dân thường đến đây để cầu bình an, sức khỏe vào mỗi mùng 1, ngày Rằm, các ngày Lễ của Phật giáo hay dịp Tết, đầu xuân.
Xem thêm: Chùa Bà Đanh Ở Đâu? Tìm Hiểu Sự Tích Chùa Bà Đanh
Những góc chụp hình cực đẹp
Với cách bài trí cổ kính, không quá đông người, Chùa Địa Tạng Phi Lai cũng là một ngôi chùa khiến du khách tốn kha khá thời gian để chụp ảnh khắp các ngóc ngách đấy. Đặc biệt, nếu bạn diện những bộ trang phục áo dài truyền thống, nhật bình, hay áo dài cách tân chụp ảnh ở đây cũng đủ tạo nên một bộ ảnh đẹp để đời rồi. Nếu không tin thì cùng ngắm nhìn những bức ảnh dưới đây nhé!
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Làng Vũ Đại Từ A – Z
Kiến trúc chùa Địa Tạng Phi Lai có gì đặc biệt?
Địa Tạng Phi Lai Tự thu hút nhiều khách du lịch tham quan. Vậy kiến trúc của chùa có gì đặc biệt?
Khổ Hải và 12 vòng tròn
Chùa Địa Tạng Phi Lai nằm trên thế phong thủy rất đẹp. Chùa tựa lưng vào núi tạo thế ngai vàng, bên trái Thanh Long, bên phải Bạch Hổ. Nếu nhìn từ trên cao sẽ thấy chùa như nằm trên lưng rồng, đầu rồng hướng về thành Thăng Long, đuôi hướng về Cố đô Hoa Lư. Bao quanh chùa là bóng cây thông cao vút.
Cách bài trí của Địa Tạng Phi Lai Tự cũng khác biệt khá nhiều so với chùa ở Việt Nam. Ngay khi bước vào sân chùa, bạn sẽ phải ồ lên bất ngờ với cảnh nền trải sỏi trắng thay vì lát gạch đỏ. Cạnh sân đề chữ “Khổ hải (biển khổ). Vì là biển nên xin hãy đi trên bờ”. Vì vậy đừng quên chú ý việc chỉ đi trên đá lát bạn nhé.
12 vòng tròn trên nền sỏi trắng trước khu Tổ đường biểu trưng cho 12 nhân duyên. Những viên sỏi tượng trưng cho sự thiền định. Chỉ cần nhìn vào khung cảnh này thôi cũng đủ thấy tâm hồn thanh tịnh hơn nhiều rồi.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Chùa Tam Chúc Hà Nam: Di Chuyển, Thời Gian, Chi Phí
Các khu bên trong chùa
Tương tự như những ngôi chùa khác, tòa Tam Bảo là tòa lớn nhất. Tượng Đức Địa Tạng vừa hiền từ vừa uy nghiêm được đặt ở đây. Mái chùa được lợp ngói đỏ quen thuộc với người Việt Nam. Bên phải tòa Tam Bảo là nhà thờ Tổ – nơi thờ tự 42 sư tổ trụ trì chua.
Quần thể này còn có nhiều kiến trúc như tòa điện Phật Bà Quan Thế Âm, Đức Ông, Đức Thánh Hiền; khu nhà ở cho tăng ni – Phật tử; khu giảng đường cho tăng ni – Phật tử; khu nhà khách cho người tới trải nghiệm.
Để trưng bày cổ vật quý giá, sư thầy trụ trì còn sử dụng gian trà thất nhỏ cho người có duyên vừa thưởng trà vừa chiêm ngưỡng cổ vật.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Đỉnh Mẫu Sơn: Ăn Gì, Ở Đâu, Lịch Trình Di Chuyển
Những cổ vật từ thời Lý – Trần
Dấu tích trên những bia đá hay cổ vật đã hé lộ khá nhiều điều thú vị về chùa Địa Tạng Phi Lai hơn ngàn năm tuổi này. Theo cuốn “Dư địa chí”, mảnh đất Hà Nam này được ví như phên dậu phía Nam của Thăng Long nhờ vào địa thế núi non trùng điệp đột khởi ở vùng đồng bằng.
Trong chùa, các mẫu gạch ngói được tìm thấy có rất nhiều kiểu hoa văn như hình hoa sen, rồng, thần chim Garuda,… cổ vật thực tế đều tái hiện lịch sử từ thời Lý – Trần. Các cánh hoa sen có mũi nhọn hất lên là biểu hiện cho hoa văn thời Lý Trần khoảng thế kỷ 11-14. Chúng khác hẳn với cánh sen ngang hoặc chúc xuống vào thời Lê.
Sau chiến thắng Chiêm Thành thì những tù binh được đưa về chùa để xây dựng tháp nên những viên gạch mang phong cách kiến trúc Champa rõ rệt.
Ngoài ra, hình rồng bên trong tượng lá đề phía trước gian thờ Đức Thánh Hiền và ốp trên tường còn minh chứng một điều rất quan trọng: Đạo Phật luôn luôn đồng hành với vận mệnh của đất nước.
Xem thêm: Chùa Tam Thanh Ở Đâu? Lịch Trình Di Chuyển, Tham Quan
Di chuyển đến chùa Địa Tạng Phi Lai như nào?
Tùy vào vị trí của bạn mà sẽ có nhiều cách để dễ dàng đến viếng chùa:
– Từ trung tâm huyện Thanh Liêm – Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự: quãng đường chỉ tầm 13km theo lộ trình trung tâm huyện Thanh Liêm – Quốc lộ 1A – Thanh Phong – Thanh Lưu – Liêm Sơn. Sau đó, bạn cứ hỏi người dân địa phương vị trí chùa là được.
– Từ Hà Nội – Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự: bạn ra bến xe Giáp Bát (Quận Hoàng Mai) đi tuyến Hà Nội – Ninh Bình theo quốc lộ 1A cũ, điểm xuống xe của bạn sẽ là cây Xăng Kim Cường ở ngã tư Xuân Trường. Giá vé chuyến đi này dao động tầm 60 – 80k, sau đó tiếp tục đi xe ôm vào chùa thêm 7km nữa (25 -30k tuỳ trình mặc cả của mình).
Xem thêm: Vườn Quốc Gia Ba Bể Có Gì Đẹp? Ở Đâu, Chi Phí, Vui Chơi
Thời điểm tốt nhất để đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự?
Với ngôi chùa bình yên này thì mỗi mùa sẽ cho bạn mỗi cảm xúc và trải nghiệm khác nhau. Tuỳ thuộc vào nhu cầu và sự sắp xếp thời gian của mình mà bạn có thể chọn thời điểm cho phù hợp.
Đặc trưng của chùa vào các mùa thường là: xuân với muôn sắc hoa tươi mới, nhiều không gian mang hình ảnh của Tết cổ truyền; mùa hè với không khí mát mẻ, cây cối xanh mướt; mùa thu là mùa của các lễ hội lớn như Vu Lan, lễ Vía Đức Địa Tạng Bồ Tát, Trung Thu,….; cuối cùng là mùa đông với các buổi trồng cây xanh quanh chùa.
Xem thêm: Hồ Ba Bể Ở Đâu? Lịch Trình Checkin, Ăn Uống, Vui Chơi
Một số lưu ý khi đến chùa Địa Tạng Phi Lai Tự
– Chọn thời điểm có các sự kiện tại chùa nếu bạn muốn: Tết Nguyên Đán, Chợ Quê trưng bày các mặt hàng và ẩm thực (9 – 10/1 âm lịch), khoá tu mùa hè (tháng 6 – 7 AL), lễ Vu Lan, lễ Vía ngài Địa Tạng Bồ Tát (30/7 AL), Tết Trung Thu, tham gia gói bánh chưng (trước Tết).
– Mang giày thể thao hoặc giày đế mềm vừa chân để thoải mái khi di chuyển vì không gian bên trong chùa rất rộng.
– Diện những bộ đồ lịch sự, kín đáo, phù hợp khi đến chốn tâm linh.
– Tránh bỏ tiền lên các tượng phật làm mất mỹ quan khu chùa mà thay vào đó bạn nên để đúng vào các hòm công đức nơi đây.
– Khi gặp quý sư thầy, sư cô, bạn nên chắp tay hình búp sen ngang ngực và cúi người chào “A Di Đà Phật, con kính chào thầy ạ” hoặc gặp các bạn đồng tu khác hãy mỉm cười để trao cho nhau những tình yêu thương khi đến chùa.
Xem thêm: Khám Phá Cao Nguyên Sìn Hồ: Bức Tranh Tuyệt Tác Từ Thiên Nhiên
Liên hệ
Trên đây là thông tin về kinh nghiệm tham quan Địa Tạng Phi Lai Tự mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục kinh nghiệm du lịch của Địa Điểm Việt Nam.
Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:
Địa Điểm Việt Nam ra đời là kênh thông tin cơ sở dữ liệu về du lịch, các cơ quan tổ chức, địa điểm, dịch vụ, thương hiệu tại Việt Nam. Cung cấp thông tin cập nhật, hình ảnh, đánh giá trung thực và khách quan dựa trên đóng góp của cộng đồng. Địa Điểm Việt Nam chúc các bạn có những trải nghiệm tìm kiếm thông tin tuyệt vời cùng chúng tôi.!