Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế Ở Đâu? Khám Phá Nơi Lưu Giữ Cổ Vật Triều Nguyễn

5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến Huế, người ta thường nghĩ đến cầu Tràng Tiền, sông Hương… Huế còn là mảnh đất cố đô của một triều đại phong kiến gần nhất với lịch sử của dân tộc Việt Nam. Đó chính là triều đại nhà Nguyễn trị vì hơn một trăm năm với kinh thành Huế giờ đây trở thành một Di sản Văn hoá được UNESCO công nhận. Tuy rằng triều Nguyễn đã sụp đổ nhưng những cổ vật của triều đại này vẫn còn được lưu giữ và bảo tồn đến ngày nay. Cùng Địa điểm Việt Nam khám phá bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nhé!

Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế
Bảo Tàng Cổ Vật Cung Đình Huế

Giới thiệu bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 

Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế là một viện bảo tàng trực thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. Tòa nhà chính của viện bảo tàng bằng gỗ, có 128 cây cột gỗ quý, trên các cột có hình chạm khắc tứ linh: long – li – quy – phụng và hơn 1000 bài thơ bằng chữ Hán. Tòa nhà này chính là điện Long An xây năm 1845 dưới thời vua Hiến tổ nhà Nguyễn, niên hiệu là Thiệu Trị. Hiện bảo tàng trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn, cho khách tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế.

Xem thêm: Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Ở Đâu? Khám Phá Chốn Bồng Lai Tiên Cảnh

Lịch sử tên gọi của Bảo tàng Cổ vật Cung Đình Huế

Bảo tàng có tên gọi đầu tiên là Musée Khai Dinh và đã nhiều lần được thay đổi tên: Tàng Cổ Viện Huế (năm 1947), Viện Bảo tàng Huế (năm 1958), Nhà trưng bày Cổ vật (năm 1979), Bảo tàng Cổ vật Huế (năm 1992), Bảo tàng mỹ thuật Cung đình Huế (năm 1995) và cuối cùng là Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Di chuyển đến bảo tàng

Khám phá điện Long An – nơi trưng bày cổ vật

Khuôn viên bảo tàng rộng đến 6.330 m2, trong đó có tòa nhà chính ở giữa, có tên là điện Long An với diện tích mặt bằng 1.185m2 và một số nhà phụ dùng làm kho tàng trữ cổ vật, sân vườn,… Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế trưng bày các sưu tập cổ vật Huế xưa, phần lớn có xuất xứ từ cung đình Nguyễn như: sưu tập đồ sứ, sưu tập đồ pháp lam, sưu tập trang phục cung đình, sưu tập ấn triện, sưu tập nhạc khí dùng trong các cuộc lễ tế, sưu tập tranh gương, sưu tập đồ gỗ sơn son thếp vàng và khảm cẩn, sưu tập súng thần công thời chúa Nguyễn và vua Nguyễn.

Điện Long An trước đây là một biệt cung để vua Thiệu Trị thỉnh thoảng đến tiêu khiển và làm chỗ nghỉ chân hàng năm khi ra cày ruộng Tịch điền ở gần đó. Đây là một công trình kiến trúc tuyệt mỹ bằng gỗ được xây dựng theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc” với 128 cột, nhìn từ bên ngoài, hàng cột gỗ lim đặt trên đá tảng cắm xuống mặt sân tạo hiệu ứng chiều cao, tất cả các cột đều được chạm nổi trên gỗ với những hình ảnh hoa lá cách điệu. Bộ mái được lợp ngói âm dương tráng men màu vàng, chia làm nhiều lớp để giảm bớt sự nặng nề.

Khám phá không gian bên trong điện Long An
Khám phá không gian bên trong điện Long An

Điện Long An hiện đang có khoảng 300 cổ vật được chia thành 17 bộ sưu tập khác nhau, được trưng bày theo chuyên đề, theo từng cụm, từng nhóm, và các chuyên đề này có thể thay đổi theo thời gian 3 tháng, 6 tháng. Trong đó có nhiều hiện vật trở thành bảo vật quốc gia, như Áo tế giao, Vạc đồng,… Ngoài ra còn có các cổ vật như Quả cầu chạm lọng hình cửu long, bộ khánh đá, chuông đồng – nhạc khí cho lễ tế đàn Nam Giao; bức phù điêu bằng đá chạm phong cảnh, điển tích, ngự chế vua Minh Mạng, Kiệu vua, bộ phản, bàn làm việc của vua; các loại áo bào của vua, hoàng tử, hoàng hậu, công chúa; các cây cành vàng lá ngọc; bộ sưu tập đồ bạc; ấn ngà; các vạc thời chúa Nguyễn…

Xem thêm: Top 51 Địa Điểm Du Lịch Tại Huế Thu Hút Khách Nhất 2023

Cổ vật được lưu giữ tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế còn lưu giữ khá nhiều những cổ vật từ thời Nguyễn. Cùng Địa điểm Việt Nam tìm hiểu nhé!

Đồ dệt

Trong bảo tàng, đồ dệt có vai trò hết sức quan trọng, phản ánh đời sống, sinh hoạt của người dân thời vương triều và là một minh chứng cho một thời kỳ lịch sử. Nó phản ánh một thời kỳ vàng son của vương triều và là một trong những tiêu bản sống phản ánh nghề dệt truyền thông của người Việt trong một giai đoạn lịch sử.

Trò chơi vương giả

Huế là kinh đô của Việt Nam dưới triều Nguyễn là nơi ăn ở và làm việc của vua quan và là nơi diễn ra những trò chơi tiêu khiển. Trò chơi của vua quan và giới thượng lưu bấy giờ rất phong phú, đến đời vua Bảo Đại xuất hiện thêm rất nhiều trò chơi mang phong cách Tây Âu. Trong đó, Bảo Đại và Tự Đức có một trò chơi rất đặc biệt và hai ông rất giỏi trò chơi đầu hồ này.

Ở Huế hiện còn lưu giữ ít nhất 5 bộ đầu hồ. Trong đó, 4 bộ là cổ vật thuộc Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; bộ còn lại là trân bảo của phủ thờ Ngọc Sơn công chúa, con vua Đồng Khánh. Đáng chú ý là sưu tập các bộ đầu hồ ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, bởi chúng rất đa dạng về chất liệu và hình dáng.

Xem thêm: Kinh Thành Huế Ở Đâu? Khám Phá Di Sản Hơn 200 Năm Triều Nguyễn

Trang phục vua chúa triều Nguyễn

Trang phục vua chúa triều Nguyễn
Trang phục vua chúa triều Nguyễn

Trang phục của các bậc vua chúa nhà Nguyễn cũng có nhiều loại và mỗi loại lại có tên gọi riêng, màu sắc riêng và chỉ mặc trong những dịp cụ thể. Các thứ ấy có thể phân thành các nhóm: trang phục thiết đại triều, trang phục thiết thường triều, trang phục nghi lễ và thường phục. Mỗi nhóm bao gồm: áo, mũ, đai, quần, hốt, giày ủng, hia hài… được may theo cách thức riêng, có tên gọi riêng và có màu sắc hoa văn khác nhau. Hiện nay trong Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế còn khá đầy đủ về các trang phục của vua chúa triều Nguyễn. Khoảng 100 bộ áo quần của các vua chúa, hoàng hậu, hoàng tử, quan lại, lính tráng cũng đang còn được lưu giữ ở kho đồ vải.

Cổ vật trong các di tích triều Nguyễn

Ngoài Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, Huế là nơi tập trung nhiều nhất những cổ vật của triều Nguyễn, các di tích như: lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức, lăng Đồng Khánh, lăng Khải Định, Thế Tổ miếu, điện Thái Hòa, điện Huệ Nam, Nhà lưu niệm bà Từ Cung… là những nơi đang thờ tự và trưng bày những cổ vật quý giá nhất của triều đại này.

Bộ sưu tập gốm sứ

Đồ gốm sứ
Đồ gốm sứ

Với hơn 3700 hiện vật, bộ sưu tập gốm sứ của Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế (BTMTCĐ Huế) tương đối phong phú về thể loại và đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ đồ gốm sứ còn được bảo tồn tại Việt Nam. Sưu tập gốm sứ tại Bảo tàng này rất đa dạng, bao gồm các loại gốm mộc, gốm men ngọc và gốm hoa nâu thời Lý-Trần (thế kỷ XI-XIV), gốm hoa lam thời Lê (thế kỷ XVI-XVII), gốm thời Mạc (thế kỷ XVI), gốm trang trí thời Nguyễn (thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX), gốm sứ Trung Hoa thời Minh – Thanh (thế kỷ XIV – đầu thế kỷ XX) và gốm sứ Pháp.

Xem thêm: Chùa Thiên Mụ Ở Đâu? Khám Phá Khu Du Lịch Tâm Linh

Liên hệ

Trên đây là thông tin về bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục địa danh của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan