Kinh Nghiệm Tham Quan Chùa Tam Chúc Hà Nam: Di Chuyển, Thời Gian, Chi Phí

5/5 - (1 bình chọn)

Quần thể du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam là điểm du lịch tâm linh đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ và Phật tử trên cả nước. Cùng Địa Điểm Việt Nam tham khảo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất thế giới được mệnh danh “Hạ Long trên cạn” trong bài viết sau nhé!

Chùa Tam Chúc
Chùa Tam Chúc

Giới thiệu chùa Tam Chúc Hà Nam

Khu Du lịch Tâm linh Chùa Tam Chúc là Quần thể du lịch tâm linh trọng điểm nối liền 4 tỉnh: Hà Nội – Hà Nam – Hòa Bình – Ninh Bình.

Chùa Tam Chúc là một trong những ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng nhất ở Việt Nam, đây cũng là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới. Ngôi chùa tọa lạc trong một khung cảnh thơ mộng, với trước mặt là hồ nước bát ngát, bao quanh là những dãy núi đá vôi và những khu rừng tự nhiên, mang đến bầu không khí thanh bình, tĩnh lặng cho mọi du khách ghé thăm. Đây cũng là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam.

Quần thể chùa Tam Chúc Ba Sao Hà Nam thuộc thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 12km, cách chùa Hương (Hà Nội) khoảng 4,5km và cách chùa Bái Đính (Ninh Bình) khoảng 30km.

Bản đồ di chuyển tới chùa Tam Chúc


Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Chùa Tam Chúc Hà Nam: Di Chuyển, Thời Gian, Chi Phí

Chùa Tam Chúc thờ ai? Chùa Tam Chúc thờ gì?

Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chùa Tam Chúc thờ phật. Chùa Ngọc thờ tượng A Di đà bằng ngọc nặng 1,5 tấn. Điện Tam Thế: Tam Thế tam thiên Phật” – Quá Khứ, Hiện Tại, Vị Lai. Điện Pháp chủ thờ tượng Thích Ca Mâu Ni. Điện Quan Âm thờ Quan Âm Bồ Tát.

Xem thêm: Đèo Thung Khe Ở Đâu? Khám Phá Vẻ Đẹp Hùng Vĩ Của Đèo Thung Khe

Diện tích chùa Tam Chúc

Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á
Ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á

Quần thể chùa Tam Chúc có diện tích gần 5.100 ha, với gần 1.000 ha hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên…, cùng nhiều thung lũng, 3 mặt bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, trước là hồ Tam Chúc với 6 quả núi.

Mặt bằng chùa Tam Chúc rộng tới 144 ha, với nhiều công trình như chùa Ngọc, điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng Tam Quan, Trung tâm Hội nghị quốc tế…

Xem thêm: Vườn Quốc Gia Ba Bể Có Gì Đẹp? Ở Đâu, Chi Phí, Vui Chơi

Lịch sử chùa Tam Chúc

Ngôi chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh cách đây khoảng 1.000 năm. Chính bởi vị trí đặc biệt được bao bọc bởi hồ Tam Chúc phía trước và dãy núi Thất Tinh phía sau, nên ngôi chùa gắn liền sự tích “Tiền Lục Nhạc – Hậu Thất Tinh”.
Tương truyền, khi xưa có 7 ngôi sao sáng trên 7 ngọn núi ở vùng Tam Chúc, hiện thân của 7 nàng tiên nữ giáng trần ngao du. Vì quá si mê cảnh đẹp nơi chốn sơn thủy hữu tình, các nàng mải chơi không về. Thế nên, nhà trời đã cử người mang binh khí là quả chuông xuống để gọi các nàng về 6 lần, nhưng lần nào cũng vô ích. 6 hòn đảo nhỏ nổi lên giữa hồ được ví như là 6 quả chuông mà nhà trời để lại, tức là Lục Nhạc; còn 7 ngọn núi kia là Thất Tinh.
Sau đó, một số người đã đến Núi Thất Tinh để đục đẽo, đốt lửa, hòng lấy đi 7 ngôi sao đó. Tuy nhiên, lửa lớn đã khiến 4 ngôi sao bị mờ dần đi, và chỉ còn lại 3 ngôi sao. Ngôi chùa Thất Tinh trong ở làng Tam Chúc từ đó có tên là Chùa Ba Sao, và thị trấn Ba Sao cũng được tên theo tích ấy.

Đi du lịch chùa Tam Chúc mùa nào đẹp nhất?

Rõ ràng du lịch chùa Tam Chúc hay đi vãn cảnh chùa Tam Chúc đẹp nhất là vào mùa thu và mùa xuân, khí hậu mát mẻ. Do đó, bạn có thể lựa chọn ghé thăm chùa Tam Chúc nhất vào khoảng tháng 9 – tháng 11 và tháng 1 – tháng 3.

Bởi lẽ tháng 9 – tháng 11 là khoảng thời gian thiên nhiên Tam Chúc đẹp nhất. Cây cối đang ngả dần sang màu vàng, tiết trời dễ chịu, đi xe điện hay, du thuyền ngắm hồ đều rất tuyệt.

Du lịch chùa Tam Chúc
Du lịch chùa Tam Chúc

Khi đến chùa Tam Chúc và mùa hè và mùa đông bạn cần chuẩn bị kỹ trang phục. Mùa hè cần thêm mũ nón, áo chống nắng, chai nước cá nhân. Mùa Đông mặc ấm, nên có mũ, khăn, áo dày vì chùa Tam Chúc có hồ và khi lên núi cao nhiệt độ sẽ lạnh hơn ở đồng bằng.

Bạn cũng có thể lựa chọn những ngày lễ quan trọng của Phật giáo để đến chùa Tam Chúc làm lễ như: Ngày Phật Đản (15/4 âm lịch), lễ Vu Lan (15/7 âm lịch), lễ Trung Thu (15/8 âm lịch), lễ Phật thành đạo (8/12 âm lịch).

Xem thêm: Hồ Ba Bể Ở Đâu? Lịch Trình Checkin, Ăn Uống, Vui Chơi

Chi phí đi chùa Tam Chúc Hà Nam

Chi phí đi chùa Tam Chúc sẽ bao gồm:

– Xe khách, tàu hỏa, máy bay, xăng xe máy… tùy vị trí bạn xuất phát

– Vé gửi xe

– Đi xe điện hoặc vãn cảnh trên tàu

– Chi phí ăn uống

– Công đức tùy tâm

Như vậy, Chi phí đi chùa Tam Chúc tiết kiệm nhất sẽ khoảng 500.000 đ – 1.500.000 đ.

Xem thêm: Khám Phá Cao Nguyên Sìn Hồ: Bức Tranh Tuyệt Tác Từ Thiên Nhiên

Giá vé thuyền, xe điện ở chùa Tam Chúc Hà Nam

Vé vào chùa Tam Chúc hoàn toàn miễn phí, nhưng du khách sẽ lựa chọn một trong những dịch vụ dưới đấy để vãn cảnh chùa.

Gói dịch vụ Giá
Gửi xe máy 5.000 vnđ – 10.000 vnđ/ 1 lượt
Đi thuyền 200.000 vnđ/ 1 người/ 1 lượt
Xe điện 90.000 vnđ/ 1 người/ 1 lượt

Lưu ý:

– Trẻ em dưới 1m miễn phí dịch vụ

– Trẻ em cao trên 1m tính giá như người lớn

Gửi xe máy : 5k/xe ( bãi xe ở cổng khu du lịch )

Vé Chùa Tam Chúc 2 lựa chọn

– Đi thuyền: 200k/người/ lượt

– Đi xe điện: 90k/người/ lượt

Ngay cạnh bãi đỗ xe có các quầy bán đồ ăn nhẹ ( nước uống, mì tôm, xúc xích, bánh kẹo… giá cũng vừa phải, mn tốt nhất nên lên đây rồi mua ăn ko phải mang theo đâu, xách theo lỉnh kỉnh mà ko rẻ hơn được mấy, nước lọc 10.000 vnđ/chai, kem 15.000 vnđ/cái …).

Xem thêm: Cao Nguyên Đá Tủa Chùa: Một Vẻ Đẹp Nguyên Sơ Của Điện Biên

Di chuyển đến Tam Chúc

Từ trung tâm Hà Nội, du khách có thể đến chùa Tam Chúc bằng phương tiện cá nhân theo tuyến đường quốc lộ 1A – quốc lộ 12A (Phủ Lý) – thị trấn Ba Sao.

Ngoài ra bạn có thể đi xe khách, xe bus Hà Nội – Phủ Lý, tuyến 206. Các phương tiện này không đưa khách tới chùa Tam Chúc, do đó bạn phải đi tiếp bằng taxi hoặc xe ôm. Bạn có thể bắt xe ở Giáp Bát hoặc bến xe Nước Ngầm.

Xem thêm: Sông Nho Quế: Tuyệt Tác Thiên Nhiên Giữa Núi Rừng Tây Bắc

Đường đi chùa Tam Chúc Hà Nam

Từ Hà Nội có 3 hướng để bạn đi đến chùa Tam Chúc:

– Hướng 1: Bạn đi theo hướng đường như xe máy nêu trên

– Hướng 2: Bạn chạy ra Giải Phóng – Đến BX nước Ngầm rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ . Sau khi đến Cầu Giẽ bạn quẹo vào đường 1 cũ rồi rẽ vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là tới.

– Hướng 3: Bạn đi theo hướng Pháp Vân – Cầu Giẽ. Tuy nhiên, khi lên cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình đến nút giao Liêm Tuyền thì thoát và rẽ về Phủ Lý. Sau đó, bạn chạy vào quốc lộ 21 khoảng 10km nữa là đến nơi.

Cách tiện lợi nhất để đi chùa Tam Chúc

– Với những tỉnh/thành phố lân cận hoặc có tuyến xe khách đến Hà Nam: Đi xe khách đến Hà Nam, hoặc xe limousine đến Hà Nam là nhanh và thuận tiện nhất. Sau khi đến Hà Nam, bắt taxi đến chùa Tam Chúc. Với các bạn yêu thích phượt thì thuê xe máy và dựa vào bản đồ di chuyển đến Hà Nam.

Vẻ đẹp của chùa Tam Chúc về đêm
Vẻ đẹp của chùa Tam Chúc về đêm

– Với những tỉnh/ thành phố không có tuyến xe khách đến Hà Nam: Ở phía Bắc, bạn nên qua 1 trạm trung chuyển tại Hà Nội, từ Hà Nội xe khách lẫn limousine về Hà Nam rất nhiều. Ở các tỉnh phía Nam, nên mua vé máy bay đến sân bay Nội Bài rồi bắt đầu hành trình như trên.

Một số lưu ý khi du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam

Khi đến tham quan chùa, du khách lưu ý mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, không thắp hương quá nhiều và xả rác bừa bãi. Dịp đầu năm, người đến hành hương đông, du khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc đồ

Có 2 phương tiện giúp bạn tham quan chùa Tam Chúc (đến cổng Tam Quan nội):

– Nếu đi thuyền, bạn sẽ mất khoảng 20 – 25 phút vì thuyền đi khá chậm. Nhưng bù lại bạn sẽ có thể ngắm cảnh quan hồ nước mênh mông, chim muông bay rợp trời, và tham quan đình Tam Chúc ở giữa hồ. Ngồi trên thuyền cảm giác sẽ khá thi vị.

– Trong khi đi xe điện thì chưa đến 10 phút là đến đến trước cổng Tam Quan nội. Tuy nhiên, nếu đi xe điện bạn sẽ không tham quan được đình Tam Chúc.

Để tiết kiệm chi phí những vẫn được trải nghiệm 2 loại hình di chuyển này thì bạn có thể đi thuyền và về bằng xe điện.

Liên hệ

Trên đây là thông tin về kinh nghiệm tham quan chùa Tam Chúc Hà Nam mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục kinh nghiệm du lịch của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan