Thanh tra Chính phủ: Nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức, liên hệ

5/5 - (2 bình chọn)

Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Vậy nhiệm vụ quyền hạn cũng như cơ cấu tổ chức của cơ quan này là gì? Hãy cùng Địa điểm Việt Nam giải đáp những thắc mắc này nhé.

Lịch sử hình thành Thanh tra Chính phủ

Tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 4/10/1945, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Nội vụ lập một Ủy ban Thanh tra hành chính để đi điều tra công việc hành chính ở các địa phương, làm nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý các thư từ, đơn kiện hoặc gặp gỡ trực tiếp bày tỏ nguyện vọng cần sớm chấm dứt các hiện tượng, việc làm sai trái của một số nhân viên trong bộ máy chính quyền các cấp, nhất là ở các địa phương. Từ đó đến này, cơ quan này đã nhiều lần được đổi tên cũng như được sắp xếp lại về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn.

thanh-tra-chinh-phu
Trụ sở Thanh tra Chính phủ

1. Ban Thanh tra đặc biệt

Ngày 13 tháng 11 năm 1945, Hội đồng Chính phủ giao cho ông Phạm Ngọc Thạch dự thảo một đề án về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra của Chính phủ, đồng thời quyết định thành lập ở mỗi bộ một Ban Thanh tra đặt dưới quyền viên Thanh tra hành chính do Bộ Nội vụ cử. Một ngày sau, ngày 14 tháng 11, Hội đồng Chính phủ đã họp và thông qua quyết định thành lập một Ban Thanh tra Đặc biệt của Chính phủ. Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban Thanh tra Đặc biệt. Đây chính là tổ chức tiền thân của Thanh tra Chính phủ sau này và ngày 23 tháng 11 trở thành ngày truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam.

Tiếp theo đó, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 80-SL cử các ông Bùi Bằng Đoàn và Cù Huy Cận vào Ban Thanh tra đặc biệt. Ông Bùi Bằng Đoàn được cử giữ chức Trưởng ban Thanh tra đặc biệt, trở thành vị Tổng thanh tra đầu tiên của Việt Nam.

2. Ban Thanh tra Chính phủ

Giữa tháng 12 năm 1949, Hội đồng Chính phủ ra quyết nghị giải thể Ban Thanh tra Đặc biệt và thành lập Ban Thanh tra Chính phủ. Ngày 18 tháng 12 năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138 B-SL thành lập Ban Thanh tra Chính phủ, ông Hồ Tùng Mậu được cử làm Tổng Thanh tra.

Do điều kiện chiến tranh và đặc điểm lãnh đạo, nên mặc dù đã được thành lập và có một văn phòng riêng, nhưng Ban Thanh tra Chính phủ vẫn gần như là một cơ quan chung với Ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Ông Trần Đăng Ninh, Trưởng ban kiểm tra Trung ương Đảng, đồng thời kiêm giữ chức Tổng Thanh tra phó. Nhiều cán bộ trong Ban kiểm tra Trung ương đều được Chính phủ bổ nhiệm làm phái viên của Ban Thanh tra Chính phủ.

3. Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ

Sau khi kiểm soát được miền Bắc, ngày 28 tháng 3 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 261/SL thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ. Ông Nguyễn Lương Bằng được cử làm Tổng Thanh tra, các ông Nguyễn Côn và Trần Tử Bình làm Phó Tổng Thanh tra.

4. Ủy ban Thanh tra của Chính phủ

Ngày 29 tháng 9 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 136/CP quyết định thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ thay cho Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của cơ quan này.

Sau 4 năm hoạt động, ngày 11 tháng 10 năm 1965, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc giải thể Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. Do đó, trong 4 năm (1965-1968), hệ thống Thanh tra Nhà nước từ Trung ương đến cấp khu, tỉnh, thành phố bị giải thể, chỉ còn các Ban Thanh tra của các Bộ, ngành hoạt động. Các Ban Thanh tra ngành do nhiều nguyên nhân đã không hoạt động đúng chức năng thanh tra mà chỉ dừng lại ở việc xét khiếu tố, và trong công tác này cũng còn nhiều hạn chế.

Mãi đến ngày 11 tháng 8 năm 1969, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra Nghị quyết số 780/NQ-TVQH, tái thành lập Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, cơ cấu tổ chức ngành Thanh tra cũng thống nhất trên toàn quốc.

5. Ủy ban Thanh tra Nhà nước

Ngày 15 tháng 2 năm 1984, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị quyết số 26/HĐBT, trong đó còn đổi tên gọi chính thức của hệ thống thanh tra là Ủy ban Thanh tra Nhà nước. Ông Bùi Quang Tạo, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ, giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước.

6. Thanh tra Nhà nước

Ngày 1 tháng 4 năm 1990, Pháp lệnh Thanh tra được ban hành. Ủy ban Thanh tra Nhà nước được chuyển đổi thành một cơ cấu ngành dọc với tên gọi Thanh tra Nhà nước. Ông Nguyễn Kỳ Cẩm, Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước, giữ chức vụ Tổng Thanh tra Nhà nước.

7. Thanh tra Chính phủ

Ngày 25 tháng 4 năm 2005, Nghị định 55/2005/NĐ-CP ban hành, thay thế Nghị định 46/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003. Theo đó, ngành Thanh tra Nhà nước đổi tên thành Thanh tra Chính phủ và chức vụ Tổng Thanh tra Nhà nước cũng được đổi thành Tổng Thanh tra Chính phủ.

Cơ cấu tổ chức Thanh tra Chính phủ

Cơ cấu tổ chức gồm ban lãnh đạo và các đơn vị trực thuộc như các đơn vị tham mưu, các đơn vị thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp.

ong-doan-hong-phong
Ông Đoàn Hồng Phong – Tổng Thanh tra Chính phủ hiện tại

1. Ban lãnh đạo

Tổng Thanh tra Chính phủ: Đoàn Hồng Phong, Ủy viên Trung ương Đảng

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ:

  • Lê Sỹ Bảy
  • Đặng Công Huẩn
  • Bùi Ngọc Lam
  • Trần Ngọc Liêm
  • Trần Văn Minh

2. Các đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp 

  • Văn phòng
  • Vụ Tổ chức cán bộ
  • Vụ Pháp chế
  • Vụ Hợp tác quốc tế
  • Vụ Kế hoạch – Tổng hợp

3. Các đơn vị chức năng quản lý Nhà nước

  • Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra
  • Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I)
  • Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II)
  • Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III)
  • Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I)
  • Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II)
  • Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III)
  • Cục Phòng, chống tham nhũng (Cục IV)
  • Ban Tiếp công dân Trung ương

4. Các đơn vị sự nghiệp

  • Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
  • Báo Thanh tra
  • Tạp chí Thanh tra
  • Trường Cán bộ Thanh tra
  • Trung tâm Thông tin

Tổng Thanh tra Chính phủ qua các thời kỳ

STT Tên Thời gian tại nhiệm Chức vụ

Ban Thanh tra đặc biệt

1 Bùi Bằng Đoàn 31/12/1945 – 9/11/1946 Trưởng ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ
2 Tôn Đức Thắng 4/8/1947 – 18/12/1949 Thanh tra đặc biệt toàn quốc

Ban Thanh tra Chính phủ

3 Hồ Tùng Mậu 18/12/1949 – 23/7/1951 Tổng Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ
4 Nguyễn Văn Trân 9/9/1952 – 20/9/1955 Tổng Thanh tra Ban Thanh tra Chính phủ

Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ

5 Nguyễn Lương Bằng 25/4/1956 – 29/9/1961 Tổng thanh tra Ban Thanh tra trung ương của Chính phủ

Ủy ban Thanh tra của Chính phủ

(5) Nguyễn Lương Bằng 29/9/1961 – 11/10/1965 Tổng thanh tra Ủy ban Thanh tra của Chính phủ
6 Nguyễn Thanh Bình 11/8/1969 – 14/6/1973 Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ
7 Nguyễn Văn Lộc 28/3/1974 – 3/7/1976 Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ
8 Trần Nam Trung 3/7/1976 – 23/4/1982 Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ
9 Bùi Quang Tạo 23/4/1982 – 15/2/1984 Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra của Chính phủ

Ủy ban Thanh tra Nhà nước

(9) Bùi Quang Tạo 15/2/1984 – 16/2/1987 Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước
10 Nguyễn Văn Chính 16/2/1987 – 10/5/1988 Phó Chủ tịch HĐBT kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước
11 Huỳnh Châu Sổ 10/5/1988 – 26/4/1989 Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước
12 Nguyễn Kỳ Cẩm 26/4/1989 – 1/4/1990 Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Nhà nước

Thanh tra Nhà nước

(12) Nguyễn Kỳ Cẩm 1/4/1990 – 3/10/1995 Tổng Thanh tra Nhà nước
13 Tạ Hữu Thanh 3/10/1995 – 8/8/2002 Tổng Thanh tra Nhà nước
14 Quách Lê Thanh 8/8/2002 – 25/4/2005 Tổng Thanh tra Nhà nước

Thanh tra Chính phủ

(14) Quách Lê Thanh 25/4/2005 – 27/6/2006 Tổng Thanh tra Chính phủ
15 Trần Văn Truyền 27/6/2006 – 3/8/2011 Tổng Thanh tra Chính phủ
16 Huỳnh Phong Tranh 3/8/2011 – 8/4/2016 Tổng Thanh tra Chính phủ
17 Phan Văn Sáu 9/4/2016 – 25/10/2017 Tổng Thanh tra Chính phủ
18 Lê Minh Khải 26/10/2017 – 7/4/2021 Tổng Thanh tra Chính phủ
19 Đoàn Hồng Phong 8/4/2021 – nay Tổng Thanh tra Chính phủ

Thông tin tuyển dụng Thanh tra Chính phủ năm 2022

Trường Cán bộ Thanh tra thông báo về việc tuyển dụng viên chức sự nghiệp năm 2022 như sau:

truong-can-bo-thanh-tra
Trường Cán bộ Thanh tra

1. Điều kiện dự tuyển

Điều kiện chung: 

  • Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam
  • Từ đủ 18 tuổi trở lên
  • Có đơn dự tuyển
  • Có lý lịch rõ ràng
  • Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp
  • Chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt
  • Đủ sức khỏe

Điều kiện chuyên môn:

– Phòng Quản trị – Tài vụ: Tuyển dụng 1 chỉ tiêu vào vị trí công tác quản trị cơ sở vật chất, vận hành kỹ thuật tòa nhà. Yêu cầu bằng Đại học trở lên chuyên ngành Kinh tế, Kế toán, Tài chính, Quản trị kinh doanh…

– Trung tâm Tư liệu, Khoa học và Dịch vụ: Tuyển dụng 1 chỉ tiêu vào vị trí Quản lý hoạt động thông tin truyền thông; quản trị, duy trì hoạt động trang website. Yêu cầu bằng Đại học trở lên chuyên ngành Báo chí, Triết học, Kinh tế chính trị, có kĩ năng viết tin và quản lý website.

2. Nội dung và hình thức xét tuyển viên chức

Xét tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng sau đây:

Vòng 1: 

  • Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển đăng ký tại Phiếu đăng ký dự tuyển
  • Chậm nhất 5 ngày, Hội đồng sẽ lập danh sách và triệu tập những người đủ điều kiện tham dự vòng 2

Vòng 2: 

  • Phỏng vấn kiểm tra năng lực
  • Thời gian phỏng vấn là 30 phút
  • Điểm phỏng vấn tính theo thang điểm 100

3. Tiếp nhận Hồ sơ đăng kí dự tuyển

Chuẩn bị hồ sơ: Phiếu đăng kí dự tuyển, 2 phong bì dán tem, 2 ảnh 4×6

Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng Hành chính – Tổ chức, Trường Cán bộ Thanh tra, đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Thời gian nộp hồ sơ: Từ 22/7/2022 đến hết 1/9/2022

Lệ phí: 500.000 đ/người

Thời gian dự tuyển xét tuyển: Dự kiến tháng 9/2022

Thông tin liên hệ Thanh tra Chính phủ

Địa chỉ: Lô D29 khu đô thị mới đường Phạm Văn Bạch – Phường Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội

Điện Thoại: 08048114

Email: banbientap@thanhtra.gov.vn

Website: https://thanhtra.gov.vn/

Như vậy, Địa điểm Việt Nam đã chia sẻ một số thông tin hữu ích nhằm giải đáp thắc mắc về Thanh tra Chính phủ đến với các bạn. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Địa điểm Việt Nam giải đáp những thắc mắc của bạn. Hãy truy cập Website: https://diadiemvietnam.vn để biết thêm nhiều bài viết hay về các địa điểm tại Việt Nam.

Để cộng đồng Địa điểm Việt Nam được phát triển, Ban quản trị xin phép mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẽ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan