Kinh Nghiệm Tham Quan Lăng Bác Từ A – Z Chi Tiết Nhất

5/5 - (5 bình chọn)

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch bậc nhất tại Hà Nội. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ thời gian, quy định chung, cách ăn mặc khi đến tham quan Lăng Bác. Để chuyến đi của bạn được suôn sẻ, hãy tham khảo những kinh nghiệm tham quan Lăng Bác Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp dưới đây nhé!

Lăng Bác
Lăng Bác

Giới thiệu về lăng Bác

Từ lâu, hình ảnh Lăng Bác đã gắn liền với tâm trí người Hà Nội. Họ kể với tất cả niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Đến với Lăng Hồ Chủ Tịch, không ai tránh khỏi tâm trạng bồi hồi, xúc động. Du khách đến đây với 2 mục đích chính. Thứ nhất là viếng thăm hình ảnh Bác Hồ nằm trong lăng. Thứ hai là nghe chuyện, xem phóng sự về cuộc đời của Bác. Thứ ba là vãn cảnh, thăm thú những cảnh đẹp ở trong lăng.

Xung quanh lăng – nơi đặt thi hài của Bác có nhiều cột vuông, cao và chắc chắn. Chúng được xếp thành những dãy dài, tạo vẻ uy nghi tráng lệ cho Lăng Bác. Ngay tại cửa chính của Lăng, luôn có đội cảnh vệ canh gác suốt ngày đêm. Nhằm đảm bảo an ninh trật tự cho Lăng.

Đường di chuyển đến lăng


Xem thêm: Làng Rèn Đa Sỹ Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nghề Rèn Dao Kéo

Lăng Bác được xây dựng từ nào?

Lăng được chính thức khởi công vào ngày 2/9/1973 và hoàn thành vào ngày 19/8/1975. Đây là nơi lưu giữ thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kiệt xuất của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Lăng Bác nằm trong quần thể lăng bao gồm cả quảng trường Ba Đình, phủ Chủ tịch, nhà sàn bác Hồ…

Mặt chính của lăng hướng về phía đông là Quảng trường Ba Đình. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6m. Lớp dưới có kết cấu bậc nhiều cấp, có lễ đài dành cho đoàn chủ tịch khi diễn ra hoạt động mít tinh. Phần giữa là kết cấu trung tâm của lăng bao gồm phòng thi hài, hành lang, cầu thang lên xuống. Phần trên là mái lăng được cách điệu hình bông sen nở. Trước mặt chính lăng có dòng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín.

Xem thêm: Làng Lụa Vạn Phúc Ở Đâu? Tìm Hiểu Về Nét Đẹp Truyền Thống Qua Từng Dải Lụa

Lăng Bác – nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa về kiến trúc

Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp, được cách điệu hình bông sen nở. Hình ảnh mang vẻ đẹp thuần khiết và ý chí vươn lên của con người Việt Nam. Ở mặt chính có dòng chữ: “CHỦ TỊCH HỒ-CHÍ-MINH” bằng đá hồng màu mận chín. Dòng chữ không quá chói mắt nhưng vẫn nổi bật nhẹ nhàng, hài hòa trong không gian.

Kiến trúc đặc biệt của lăng
Kiến trúc đặc biệt của lăng

Đặc biệt, thiết kế Lăng Bác có độ cực bền vững cao, chống được lũ lụt, bom đạn và động đất cường độ 7 richter.

Thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt trang trọng trong hòm kính. Qua lớp kính trong suốt, thi hài Hồ Chí Minh nằm trong bộ quần áo kaki bạc màu, dưới chân có đặt một đôi dép cao su. Trong những dịp có người viếng lăng, sẽ có bốn người lính đứng gác. Chiếc hòm kính đặt thi hài là một công trình kỹ thuật và nghệ thuật do những người thợ bậc thầy của hai nước Việt – Xô chế tác.

Giường được chế tác bằng đồng, có dải hoa văn bông sen được cách điệu, ba mặt giường lắp kính có độ chịu xung lực cao. Trong căn phòng yên tĩnh và trang nghiêm ấy, hình ảnh Bác Hồ bằng da bằng thịt hiện lên sáng ngời, luôn dẫn đường chỉ lối cho con dân nước Việt Nam chúng ta.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Tham Quan Làng Văn Hóa – Du Lịch Các Dân Tộc: Ở Đâu, Chơi Gì, Thời Gian, Chi Phí

Lịch mở cửa Lăng Bác

Nhiều người thắc mắc: Lăng Bác mở cửa những ngày nào? Rồi giá vé vào Lăng Bác bao nhiêu tiền. Dưới đây là lịch thăm Lăng cụ thể, bạn có thể tham khảo:

– Vào những tháng mùa hè: Lăng mở cửa bắt đầu từ tháng 4 đến hết tháng 10 hàng năm. Thời gian mở cửa:

Không mở cửa vào buổi chiều, tối.Thứ bảy, chủ nhật: Lăng Bác mở cửa muộn hơn 30 phút. Bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.

– Vào mùa đông: Lịch mở cửa Lăng bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Giờ mở cửa Lăng Bác như sau:

Từ thứ hai đến thứ sáu: Lăng Bác mở cửa lúc 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa các ngày. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.Thứ bảy, chủ nhật: Lăng Bác mở cửa lúc 8 giờ sáng đến 11h30 phút. Đóng cửa muộn hơn so với ngày thường 30 phút. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.

Giá vé vào Lăng Bác áp dụng như sau: Miễn phí hoàn toàn đối với người Việt Nam. Thu 25 nghìn đồng đối với người ngoại quốc.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Núi Hàm Lợn: Ăn Gì, Ở Đâu, Di Chuyển, Chi Phí

Quy định khi viếng thăm Lăng Bác Hồ

Nếu như đến các khu vui chơi, hay danh lam thắng cảnh khác, du khách tự do ăn mặc, nói năng hay hành xử theo ý muốn. Thì với Lăng Bác Hồ, du khách phải thực hiện quy định nghiêm ngặt.

– Về trang phục: Theo quy định của Ban quản lý Lăng; du khách phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Không mặc trang phục hở hang, phản cảm. Bạn không nên mặc váy ngắn, áo cổ sâu, hay áo sát nách khi viếng thăm lăng.

Đường dẫn vào lăng
Đường dẫn vào lăng

– Không mở cửa vào buổi chiều, tối.Thứ bảy, chủ nhật: Lăng Bác mở cửa muộn hơn 30 phút. Bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 11 giờ trưa. Không mở cửa vào buổi chiều, tối.

– Về các vật dụng mang vào trong lăng: Du khách có thể đem theo điện thoại, Ipad, máy quay, máy ảnh vào trong Lăng. Xong không được sử dụng các phương tiện này tại 1 số khu vực nhất định.

– Về đối tượng thăm lăng: Lăng Bác đón tiếp du khách từ 3 tuổi trở lên. Điều này đồng nghĩa với việc: Trẻ em dưới 3 tuổi không được vào Lăng Bác.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Hương: Thời Gian, Chi Phí, Ăn Uống, Di Chuyển

Đường dẫn vào thăm Lăng Bác

Hành trình thăm Lăng Bác được mô tả như sau:

– Du khách xếp hàng ở Cổng số 19, Phố Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội. Sau đó đi vào bên trong theo sự chỉ dẫn. Có 1 lối đi nhỏ dành cho dòng người đi bộ. Thông thường, mọi người xếp thành hàng 1 (hoặc hàng 2 là cùng).

– Những ngày hè oi bức, lượng người trong này khá đông. Bạn phải xếp hàng, di chuyển theo dòng người. Phải mất 25-30 phút, may ra mới vào đến Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời tiết nắng nóng, có thể khiến bạn mệt mỏi và khát nước. Tốt nhất hãy chuẩn bị 1 chai nước và chiếc quạt giấy. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Chùa Một Cột
Chùa Một Cột

– Trên đường dẫn vào Lăng Bác, có rất nhiều bảng biểu chỉ dẫn. Bạn chỉ việc làm theo những chiếc bảng đó. Nó rất đơn giản và dễ hiểu. Nếu có gì thắc mắc, khó hiểu, bạn nên hỏi nhân viên làm việc tại Lăng Bác. Họ sẽ chỉ dẫn bạn nhiệt tình và chu đáo nhất có thể.

– Chỉ vất vả ở con đường dẫn vào Lăng Bác (nơi đặt thi hài của Bác Hồ). Còn lại những con đường khác như: dẫn đến nhà sàn, ao cá, vườn cây, hay chùa Một Cột,… đều mát mẻ, dễ chịu.

Xem thêm; Khu Di Tích Tân Trào Nằm Ở Đâu? Ghé Thăm Những Địa Danh Trong Di Tích

Hành trình tham quan lăng Bác.

Thông thường, du khách sẽ được tham quan hết khu theo trình tự: Lăng Bác đến Nhà sàn, ao cá Bác Hồ, sau đó đi thăm bảo tàng Hồ Chí Minh và cuối cùng là Chùa Một Cột.

Từ cổng vào Bảo tàng Hồ Chí Minh số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, các bạn đi theo hướng dẫn của ban quản lý lăng hoặc theo dòng người vào viếng lăng Bác. Những ngày hè, hay dịp lễ dòng người sẽ khá dài và đông nên các bạn nhớ xếp hàng nhé. Khi vào bên trong lăng, cứ đi theo hướng dẫn của biển chỉ dẫn và theo dòng người phía trước.

Con đường từ lăng dẫn đến nhà sàn Bác Hồ rất đẹp, có hồ nước và vườn cây nên không khí vô cùng mát mẻ. Du khách có thể tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác hoặc thăm ngôi nhà nhỏ bé, đơn sơ để biết thêm về cuộc sống bình dị của người. Sau khi thăm nhà sàn,phủ Chủ tịch và bảo tàng sẽ đến quầy giải khát và bán đồ lưu niệm.

Cuối cùng các bạn có thể ghé thăm Chùa Một Cột – công trình kiến trúc vô cùng đặc sắc của nước ta với kỉ lục đã được xác lập: Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất. Chùa Một Cột được mệnh danh là đoá sen nghìn tuổi của thủ đô Hà Nội, là một trong những biểu tượng của thủ đô, vì thế các bạn đã đến đây thì nhớ ghé qua ngôi chùa này để được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó nhé.

Xem thêm: Hồ Na Hang Ở Đâu? Vẻ Đẹp Của Sự Đa Dạng Màu Sắc Văn Hóa

Những nơi nên quá khi tham quan lăng Bác

Trong quần thể lăng Bác có rất nhiều địa điểm thú vị, hãy ghé thăm nhé!

Nhà sàn và ao cá Bác Hồ

Nhà sàn và ao cá Bác Hồ
Nhà sàn và ao cá Bác Hồ

Từ trong Lăng Bác bước ra, các bạn được nói chuyện thoải mái rồi. Con đường hướng vào khuôn viên nhà sàn, ao cá của Bác vô cùng xanh mát, trong lành. Các bạn tha hồ hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn cảnh vật. Ở đây các bạn có thể tìm hiểu thêm về cuộc sống bình dị và không gian làm việc của Người. Nghỉ xả hơi tại quán giải khát và ghé qua ngắm nghía quán đồ lưu niệm.

Xem thêm: Ải Chi Lăng Ở Đâu? Lịch Trình Di Chuyển, Giá Vé, Tham Quan

Bảo Tàng Hồ Chí Minh

Bảo Tàng Hồ Chí Minh
Bảo Tàng Hồ Chí Minh

Đây là bảo tàng lớn nhất của Việt Nam, là nơi lưu giữ, trưng bày những kỷ vật, tài liệu quý giá về cuộc đời của Bác. Những dẫn chứng, dấu mốc lịch sử của Người và của dân tộc được lưu giữ ở đây, các bạn sẽ được thỏa mãn cơn tò mò về con người vĩ đại nhất Việt Nam từ trước đến nay. Hãy nhớ yên lặng, không làm ảnh hưởng đến người khác và không động chạm vào những hiện vật bị nghiêm cấm đấy nhé.

Chùa Một Cột

Ra ngoài khuôn viên Lăng Bác, gần gần đó chúng ta có Chùa Một Cột. Công trình đã từng được tổ chức Kỷ lục châu Á xác nhận là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất. Mọc giữa hồ, chùa Một Cột được coi như đóa sen ngàn năm tuổi của thủ đô Hà Nội. Sau khi ghé thăm Lăng Bác, đừng quên đến chiêm ngưỡng “đóa sen” độc nhất vô nhị đó nhé!

Xem thêm: Chùa Tam Thanh Ở Đâu? Lịch Trình Di Chuyển, Tham Quan

Các nghi lễ điển hình tại Lăng Bác Hồ

Nhắc đến Lăng Bác, hầu hết mọi người nghĩ đến: hình ảnh Bác Hồ trong lăng, nhà sàn, ao cá hay 2 hàng tre ngà 2 bên lăng . Ít ai nghĩ đến hai nghi lễ nổi tiếng ở Lăng Bác và Quảng Trường Ba Đình đó là lễ thượng cờ và hạ cờ.

Như một quy định bất di bất dịch, mỗi ngày ở Lăng Bác đều diễn ra 2 nghi lễ, đó là: Lễ Thượng cờ vào buổi sáng, và Lễ Hạ cờ vào buổi tối. Nghi lễ này diễn ra trước Quảng trường Ba Đình, bất kể trời nắng hay mưa.

Cảnh đẹp trong Quảng trường Ba Đình

Sau khi viếng thăm Lăng Bác – nơi đặt thi hài của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Du khách sẽ tiến hành thăm quan tự do. Lúc này, mọi người không phải xếp hàng, hay đi theo dòng người nữa. Bạn sẽ bất ngờ về cảnh tượng xung quanh. Khung cảnh nơi đây bình yên, mộc mạc đến bất ngờ. Mô phỏng đúng cuộc sống của Bác Hồ khi xưa.

Mọi sự vật, hiện tượng như còn nguyên so với thời Bác sống. Từ chiếc giường, bàn làm việc, tủ sách, cho đến chiếc bút, quyển sách. Tất cả đều được lưu giữ cẩn thận, chu đáo. Du khách có thể chụp ảnh, quay phim trong khu vực này.

Hình ảnh ao cá, nhà sàn, vườn cây gắn liền với Bác Hồ. Đến đây, du khách có cảm giác như Bác vẫn còn sống. Bạn sẽ thấu hiểu phần nào cuộc đời của Bác. Chăm chỉ, cần mẫn, tiết kiệm, đơn giản là đức tính đặc trưng của Bác Hồ. Điều đó thể hiện rõ nét qua cách bày trí nhà cửa, hay các vật dụng của Bác.

Liên hệ

Trên đây là thông tin về kinh nghiệm tham quan lăng Bác mà Địa Điểm Việt Nam đã tổng hợp. Nếu có dịp hãy một lần đặt chân đến đây nhé. Để chuẩn bị tốt cho những chuyển đi, hãy khám phá danh mục kinh nghiệm du lịch của Địa Điểm Việt Nam.

Để cộng đồng Địa Điểm Việt Nam được phát triển, ban quản trị mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẻ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm, để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa Điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan