Đài Truyền hình Việt Nam: địa chỉ, cổng thông tin, tuyển dụng

5/5 - (3 bình chọn)

Đài Truyền hình Việt Nam (Vietnam Television, viết tắt: VTV), là đài truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là Đài Truyền hình lớn nhất Việt Nam, phát sóng rất nhiều chương trình thuộc về các chủ đề khác nhau từ thời sự, chính luận đến giải trí, kiến thức tổng hợp trên nhiều nền tảng khác nhau. Hãy để Địa điểm Việt Nam chia sẽ bạn những kiến thức về cơ quan này nhé.

Khái quát về Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Television), là đài truyền hình quốc gia trực thuộc Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đài có nhiệm vụ “tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Quốc hội, góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân”. Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam đang có 11 kênh truyền hình quảng bá và hệ thống kênh truyền hình cáp được phủ sóng toàn quốc.

vtv-co-them-trung-tam-truyen-hinh-tai-nha-trang
Trung tâm truyền hình của VTV tại Nha Trang

Đài Truyền hình Việt Nam hiện đã phủ sóng được qua rất nhiều nền tảng khác nhau, phát sóng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước như Lào, Trung Quốc, Thái Lan,… và các nước trên thế giới qua vệ tinh và các ứng dụng xem trực tuyến của Đài.

Tên viết tắt chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam là VTV, được sử dụng từ năm 1990. 3 chữ cái in hoa VTV đè lên nhau được dùng làm biểu tượng của Đài từ năm 1995, lần lượt được thiết kế và thể hiện bằng 3 màu đỏ, xanh lá, xanh lam, tượng trưng cho 3 màu cơ bản trên màn hình máy truyền hình màu. Biểu trưng này đã được thiết kế lại vào các năm 2010 và 2012. VTV là viết tắt tên gọi tiếng Anh của “Vietnam Television” và cũng là viết tắt tên gọi tiếng Việt của “Vô tuyến Truyền hình Việt Nam”.

Cơ cấu tổ chức Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam gồm Ban giám đốc chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của Đài và các đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

1. Ban giám đốc

Ban giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam gồm Tổng giám đốc và 3 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc hiện tại là ông Lê Ngọc Quang – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam. Các Phó Tổng giám đốc bao gồm: bà Nguyễn Thị Thu Hiền (Nguyên Trương ban Thời sự), ông Đinh Đắc Vĩnh (Nguyên Giám đốc Trung tâm Tin học & Công nghệ Truyền hình), ông Đỗ Thanh Hải (Nguyên Giám đốc Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình).

 2. Các đơn vị trực thuộc

Các đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam bao gồm: tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn, đơn vị giúp việc Ban Lãnh đạo Đài, đơn vị nội dung, các đơn vị sự nghiệp khác, các doanh nghiệp do VTV quản lý, hệ thống các Trung tâm thường trú, mạng lưới cơ quan thường trú tại nước ngoài, các cơ quan báo chí trực thuộc.

Tổ chức Đảng, Đoàn

  • Đảng ủy Đài Truyền hình Việt Nam – Bí thư: Lê Ngọc Quang.
  • Đoàn Thanh niên Đài Truyền hình Việt Nam.

Đơn vị giúp việc Ban Lãnh đạo Đài

  • Văn phòng.
  • Ban Tổ chức cán bộ.
  • Ban Kế hoạch – Tài chính.
  • Ban Kiểm tra.
  • Ban Hợp tác quốc tế.
  • Ban Thư ký biên tập.

Đơn vị biên tập, sản xuất & phát sóng (Đơn vị nội dung)

  • Ban Thời sự (VTV1) – Trưởng ban: Đỗ Đức Hoàng.
  • Ban Khoa giáo (VTV2) – Trưởng ban: Lê Hải Anh.
  • Ban Sản xuất các Chương trình Giải trí (VTV3) – Trưởng ban: Tạ Bích Loan.
  • Ban truyền hình Đối Ngoại (VTV4 – VTV International) – Trưởng ban: Tào Thị Thanh Xuân.
  • Ban Truyền hình tiếng dân tộc (VTV5) – Trưởng ban: Nguyễn Văn Hợp.
  • Ban thanh thiếu niên (VTV6) – Trưởng ban: Đặng Diễm Quỳnh.
  • Trung tâm Sản xuất các Chương trình Giáo dục (VTV7) – Giám đốc: Nhật Hoa.
  • Ban sản xuất các chương trình Thể thao (S-VTV) – Trưởng ban: Phan Ngọc Tiến.
  • Ban Văn nghệ – Trưởng ban: Nguyễn Vọng Ngàn.
  • Ban Thư ký biên tập – Trưởng ban: Hoàng Thanh Mai.
  • Ban Biên tập Truyền hình cáp – Trưởng ban: Trịnh Long Vũ.
  • Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTV Digital) – Quyền Giám đốc: Đinh Trần Việt
  • Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam (VFC) – Giám đốc: Đặng Diễm Quỳnh
  • Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự – Giám đốc: Nguyễn Đăng Học.
  • Trung tâm Tư liệu – Giám đốc Nguyễn Xuân Công.
  • Trung tâm Kỹ thuật sản xuất chương trình – Giám đốc: Nguyễn Văn Chung.
  • Trung tâm Kỹ thuật truyền dẫn phát sóng – Giám đốc: Trần Quang Hưng.
  • Trung tâm Mỹ thuật – Giám đốc: Đặng Anh Minh.

Các đơn vị sự nghiệp khác

  • Trung tâm Tin học & Công nghệ truyền hình – Giám đốc: Nguyễn Trường Giang.
  • Trung tâm Đào tạo & Bồi dưỡng nghiệp vụ truyền hình – Giám đốc: Ngô Hồng Thắng.
  • Trung tâm Quảng cáo & Dịch vụ truyền hình (TVAd) – Giám đốc: Đỗ Lan Hương.
  • Trường Cao đẳng Truyền hình (VTV College, tên cũ là CTV) – Hiệu trưởng: Trần Phúc Trung.

Các doanh nghiệp do VTV quản lý/đồng quản lý

  • Công ty Cổ phần Tổng Công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab) – Chủ tịch HĐQT: Hoàng Ngọc Huấn; Tổng Giám đốc: Bùi Huy Năm.
  • Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV, liên doanh với Saigontourist) – Tổng Giám đốc: Trần Văn Úy.
  • Công ty TNHH Truyền hình số Vệ tinh Việt Nam (VSTV – K+ liên doanh với hãng truyền thông Canal+ của Pháp) – Chủ tịch HĐTV: Nguyễn Thành Lương; Tổng Giám đốc: Lê Chí Công.
  • Công ty Cổ phần Dịch vụ Truyền hình – Viễn thông Việt Nam (VTV Broadcom).
  • Công ty TNHH Mua sắm tại nhà VTV – Hyundai (liên doanh với tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc).

Hệ thống các Trung tâm thường

  • Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Miền Trung – Tây Nguyên (VTV8) – Giám đốc Nguyễn Lâm Thanh.
  • Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Nam Bộ (VTV9) – Giám đốc Lâm Văn Tư.

Mạng lưới cơ quan thường trú tại nước ngoài

  • Cơ quan thường trú tại Los Angeles – Mỹ (PV chính: Lê Minh).
  • Cơ quan thường trú tại New York – Mỹ (PV chính: Lê Anh Tuyển).
  • Cơ quan thường trú tại Washington D.C – Mỹ (PV chính: Nguyễn Thái Thanh).
  • Cơ quan thường trú tại London – Anh (PV chính: Vũ Phương Huyền).
  • Cơ quan thường trú tại Paris – Pháp (PV chính: Nguyễn Mỹ Linh).
  • Cơ quan thường trú tại Brussels – Bỉ (PV chính: Lê Hồng Quang).
  • Cơ quan thường trú tại Moskva – Nga (PV chính: Phan Vũ Nhật Linh).
  • Cơ quan thường trú tại Dubai – UAE (PV chính: Lê Anh Phương).
  • Cơ quan thường trú tại Bắc Kinh – Trung Quốc (PV chính: Châu Thái Bình).
  • Cơ quan thường trú tại Tokyo – Nhật Bản (PV chính: Long Nguyễn).
  • Cơ quan thường trú tại Viêng Chăn – Lào. (PV chính: Ngọc Phương)
  • Cơ quan thường trú tại Phnôm Pênh – Campuchia (PV chính: Thạch Thông).
  • Cơ quan thường trú tại ASEAN (Singapore) (PV chính: Nguyễn Hữu Hưng).

Các cơ quan báo chí trực thuộc

  • Báo điện tử VTV News (http://vtv.vn) – Tổng Biên tập Vũ Thanh Thủy.
  • Tạp chí Truyền hình VTV – Tổng Biên tập Nguyễn Thị Mỹ Hạnh.

Các kênh truyền hình của Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trên nhiều kênh truyền hình, mỗi kênh truyền hình có nội dung hướng đến các đối tượng người xem khác nhau, bao gồm: các kênh truyền hình quảng bá, các kênh truyền hình trả tiền và một số kênh cũ đã ngừng phát sóng.

Các kênh truyền hình quảng bá

Tên kênh Nội dung hiện tại
VTV1 Kênh thời sự – chính luận – tổng hợp
VTV2 Kênh khoa học – giáo dục
VTV3 Kênh thể thao – giải trí tổng hợp
VTV4 Kênh truyền hình đối ngoại
VTV5 Kênh truyền hình tiếng dân tộc
VTV6 Kênh truyền hình thanh thiếu niên
VTV7 Kênh truyền hình giáo dục quốc
VTV8 Kênh truyền hình quốc gia khu vực Miền Trung – Tây
VTV9 Kênh truyền hình quốc gia khu vực Nam Bộ
VTV5 Tây Nguyên Kênh truyền hình tiếng dân tộc khu vực Tây Nguyên
VTV5 Tây Nam Bộ Kênh truyền hình tiếng dân tộc khu vực Tây Nam Bộ

Các kênh truyền hình trả tiền

Hiện nay, Đài Truyền hình Việt Nam có 52 kênh truyền hình trả tiền thuộc các hệ thống VTVCab, K+ và SCTV.

Các kênh cũ

  • VTV Cần Thơ 1 & VTV Cần Thơ 2: Phát sóng lần đầu năm 1968 dưới tên gọi Đài Truyền hình Cần Thơ (CTV); phát sóng trở lại từ ngày 2 tháng 5 năm 1975, sau khi Việt Nam tái thống nhất.  Từ 1 tháng 1 năm 2016, VTV Cần Thơ 1 và VTV9 (cũ) trở thành kênh VTV9 (mới), còn VTV Cần Thơ 2 chuyển đổi thành VTV5 Tây Nam Bộ.
  • VTV Đà Nẵng: Phát sóng từ năm 1977 với tên gọi Đài Truyền hình Đà Nẵng trên kênh 9 VHF. Từ năm 1994, Đài Truyền hình Đà Nẵng được chuyển cho VTV quản lý, lấy tên là TĐN. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2016, VTV Đà Nẵng ngừng phát sóng và trở thành kênh VTV8.
  • VTV Phú Yên: Phát sóng từ năm 1989, tiền thân là Đài Truyền hình Phú Yên. Năm 2001, Đài Truyền hình Phú Yên được bàn giao về VTV, trở thành Đài Truyền hình khu vực Phú Yên (PTV), sau là Trung tâm THVN tại Phú Yên (PVTV – 2004). Từ ngày 1/1/2016, VTV Phú Yên ngừng phát sóng và trở thành kênh VTV8.
  • VTV Huế: Phát sóng từ trước năm 1975 với tên gọi ban đầu là Đài Truyền hình Huế. Từ sau 1975 đến 1998, Đài Truyền hình Huế đóng vai trò là cơ quan truyền hình của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Từ 00h00 ngày 1 tháng 1 năm 2016, VTV Huế ngừng phát sóng và trở thành kênh VTV8.

Các ứng dụng trực tuyến của Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam cung cấp cho người dùng 5 ứng dụng trực tuyến trong đó có 3 ứng dụng đang hoạt động và 2 ứng dụng đã dừng hoạt động. Các ứng dụng đều được phát hành rộng rãi trên cửa hàng CH Play và App Store, đáp ứng nhu cầu giải trí trên các thiết bị thông minh của người xem.

Các ứng dụng đang hoạt động

  • VTVGo: Hệ thống truyền hình trực tuyến chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam cho phép khán giả xem trực tiếp, xem lại, xem theo chủ đề các chương trình truyền hình cũng như kho video độc quyền lớn nhất Việt Nam trên các lĩnh vực Thời sự, Kinh tế, Văn hóa, Giải trí, Thể thao, Quốc tế, Phim truyện.
  • VTVCab ON: Ứng dụng truyền hình trực tuyến của Đài Truyền hình Việt Nam do Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam vận hành, cung cấp hơn 200 kênh truyền hình trong nước và quốc tế. Ứng dụng cho phép xem trực tuyến, xem lại các nội dung theo chủ đề cùng với kho nội dung độc quyền lớn tại Việt Nam.
  • VTV Giải Trí: Ứng dụng cung cấp các chương trình phim truyện truyền hình dài tập, phim ngắn, các chương trình giải trí,… do VTV & Dotmark (ADT Group) hỗ trợ & thực hiện.

Các ứng dụng cũ

  • VTV Sports: Ứng dụng chuyên đăng tải tin tức về các chương trình thể thao. Từ ngày 9 tháng 6 năm 2021, ứng dụng được chuyển thành một chuyên mục của ứng dụng VTVGo.
  • Alo! VTV: Kênh thông tin chính thức của Đài Truyền hình Việt Nam trên di động, hoạt động đến hết năm 2016.

Những chương trình nổi bật của Đài Truyền hình Việt Nam

Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng nhiều chương trình với những chủ đề khác nhau, trong đó có những chương trình được phát sóng đặc biệt hằng năm, các giải đấu, các cuộc thi, các chương trình hợp tác quốc tế hay chương trình phát sóng thường xuyên như Thời sự, Chuyển động 24h…

Các chương trình đặc biệt hằng năm

Các chương trình đặc biệt hằng năm của VTV được phát sóng vào những dịp đặc biệt trong năm như Tết Nguyên Đán, Trung Thu, Tết Dương lịch…. Trong đó có những chương trình vẫn đang phát sóng thường niên, song cũng có những chương trình đã ngừng phát sóng.

chuong-trinh-tao-quan-cua-vtv
Chương trình Gặp nhau cuối năm của VTV

Đang phát sóng

  • Chào – VTV New Year Concert (từ 2011): Chương trình đại hội ca vũ nhạc do VTV sản xuất.
  • Gặp nhau cuối năm (từ 2003): Chương trình nghệ thuật đặc biệt, được phát sóng vào lúc 20h ngày Tất niên âm lịch hàng năm trên các kênh sóng của VTV.
  • Hòa ca (từ 2019): Chương trình nghệ thuật ca múa nhạc học đường của VTV.
  • Tết Hòa ca nhí (từ 2021): Phiên bản thứ hai của chương trình Hòa ca dành cho các em nhỏ từ 8 đến 15 tuổi.
  • Đón Tết cùng VTV (từ 2013): Chương trình chào năm mới (Âm lịch).
  • Ấn tượng VTV (VTV Awards, từ 2014): Giải thưởng truyền hình thường niên của VTV nhằm vinh danh các sản phầm truyền hình, gương mặt MC, biên tập viên, diễn viên, ca sĩ ấn tượng.
  • Vũ khúc ánh sáng – Countdown (từ 2018): Chương trình đón giao thừa Tết dương lịch do VTV và Viettel thực hiện.
  • Chiều cuối năm (từ 2007): Chương trình đặc biệt thường niên vào mỗi dịp Tết do Ban Thời sự thực hiện.
  • Quê hương mùa đoàn tụ (2020)/ Mùa đoàn tụ (từ 2021): Chương trình đón Giao thừa Tết Âm lịch do VTV và Viettel thực hiện.
  • Liên hoan thiếu nhi quốc tế VTV (từ 2018): Chương trình đón ngày Quốc tế Thiếu nhi do VTV và Vinpearl thực hiện.
  • Cảm hứng bất tận (từ 2021): Chương trình đại nhạc hội chào năm mới (Âm lịch) đặc biệt do Ban Văn nghệ thực hiện.
  • VTV True Concert (từ 2019): Chương trình nghệ thuật đặc biệt kết hợp với âm nhạc

Đã từng phát sóng

  • Gặp gỡ VTV (2013–2015): Chương trình ca nhạc – talkshow đặc biệt nhìn lại những dấu ấn của VTV năm vừa qua và chào đón năm mới.
  • Tết nghĩa là hy vọng (2016–2019): Được tổ chức và phát sóng lần đầu tiên năm 2016. Từ 2017, chương trình phát sóng vào ngày 30 Tết sau chương trình Gặp nhau cuối năm trên tất cả các kênh sóng của VTV (trừ VTV9). Từ 2020 chương trình đã ngừng phát sóng và được thay thế bằng chương trình Quê hương, mùa đoàn tụ (từ năm 2021 có tên gọi là Mùa đoàn tụ).
  • Đêm thu cổ tích (2018–2020): Chương trình nghệ thuật chào đón Tết Trung thu lớn nhất của VTV. Năm 2021, do thành phố Hà Nội đang trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch bệnh COVID-19, chương trình tổ chức theo hình thức trực tuyến với tên gọi “Chia sẻ để gần nhau hơn – Lớp học diệu kỳ”.

Các giải đấu

  • VTV Cup (từ 2004): Giải bóng chuyền nữ quốc tế do Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam và VTV tổ chức, với sự tham dự của đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Việt Nam và các đội bóng mạnh hàng đầu khu vực và châu lục.
  • Giải đua xe đạp VTV Cup Tôn Hoa Sen (từ 2016): Giải đua xe đạp quốc tế do VTV & Unic Group tổ chức, Tôn Hoa Sen là nhà tài trợ chính.
  • Robocon Việt Nam (từ 2002): Tên đầy đủ là “Cuộc thi sáng tạo Robot Việt Nam”, được tổ chức hằng năm cùng với Cuộc thi sáng tạo Robot châu Á – Thái Bình Dương (ABU Robocon). Đội chiến thắng vòng chung kết của Robocon Việt Nam sẽ tham dự ABU Robocon được tổ chức cùng năm (nếu là chủ nhà thì 2 đội lọt vào trận chung kết sẽ tham gia).

Các cuộc thi

  • Liên hoan tiếng hát truyền hình toàn quốc (từ 1997): Cuộc thi ca nhạc truyền hình được đánh giá là quy mô và danh giá nhất của VTV, được tổ chức định kì 2 năm 1 lần.
  • Cầu vồng/Đường tới cầu vồng (2007-2015, trở lại năm 2020): Cuộc thi tìm kiếm và tuyển chọn MC, biên tập viên, dẫn chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam.
  • Đường lên đỉnh Olympia (từ 1999): Cuộc thi kiến thức trên truyền hình dành cho học sinh lớp 11 Trung học phổ thông.

Các chương trình hợp tác quốc tế

  • Đại nhạc hội Việt – Nhật “Giấc mơ về một nền hoà bình” (24/5/2008): Chương trình kỷ niệm 35 ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Bản – Việt Nam (21.9.1973 – 21.9.2008), do VTV và Đài Truyền hình Quốc gia Nhật Bản phối hợp thực hiện.
  • Cầu truyền hình “Chung một con đường” (18/7/2017): Cầu truyền hình kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam – Lào, do VTV và Đài Truyền hình Quốc gia Lào phối hợp thực hiện.
  • Cầu truyền hình đặc biệt Giao lưu Việt – Trung “Láng giềng gần” (2011) và Chương trình giao lưu nghệ thuật hữu nghị Việt Nam – Trung Quốc “Dòng sông thơ mộng” (2017), do VTV và Đài PT-TH tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) phối hợp thực hiện.
  • Cầu truyền hình xuyên quốc gia Việt Nam – Hàn Quốc “Người bạn lâu năm” (2012), do VTV và Đài Truyền hình KBS (Hàn Quốc) phối hợp thực hiện.
  • Chương trình “Sự khởi nguồn của Nhật Bản” (2018, 2019, 2020): Chương trình phim tài liệu khám phá cố đô Nara (Nhật Bản), do VTV và Đài Truyền hình Nara (Nhật Bản) phối hợp thực hiện.

Các chương trình đặc biệt

  • Cầu Truyền hình “Bài ca kết đoàn” (01/9/2019): Cầu Truyền hình kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức ở 4 điểm cầu: Hà Nội, Nghệ An, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh, truyền hình trực tiếp trên VTV1.
  • Cầu Truyền hình “Ánh sáng niềm tin” (03/2/2020): Cầu Truyền hình kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức ở 4 điểm cầu: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Long, Côn Đảo, truyền hình trực tiếp trên VTV1.
  • Cầu Truyền hình “Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam” (18/5/2020): Cầu Truyền hình kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức ở 5 điểm cầu: Hà Nội, Tuyên Quang, Nghệ An, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, truyền hình trực tiếp trên VTV1.
  • Cầu Truyền hình “Khúc tráng ca hòa bình” (27/7/2022): Cầu Truyền hình kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sỹ, tổ chức ở 6 điểm cầu: Hà Nội, Hà Giang, Quảng Nam, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, truyền hình trực tiếp trên VTV1.

Các chương trình phát sóng thường xuyên

  • Thời sự (từ 1970): Chương trình tin tức chính do Ban Thời sự sản xuất.
  • VKT (1989–1995): Chương trình tạp kỹ đầu tiên của VTV.
  • Những bông hoa nhỏ (1970–1997; 2012–2017): Chương trình thiếu nhi đầu tiên của VTV.
  • SV (từ 1996): Trò chơi truyền hình đầu tiên của VTV, phát sóng trên VTV3 4 năm 1 lần.
  • Trò chơi liên tỉnh (1996–1997): Trò chơi truyền hình mua bản quyền từ nước ngoài đầu tiên của VTV.
  • Ai là triệu phú (từ 2005): Trò chơi truyền hình về kiến thức, mua bản quyền từ hãng Sony Pictures.
  • VTV – Bài hát tôi yêu (từ 2002): Chương trình chuyên biệt về âm nhạc.
  • Giai điệu tự hào (2014–2020): Chương trình âm nhạc chuyên về dòng nhạc cách mạng, mua bản quyền từ Nga.
  • Chiếc nón kỳ diệu (2001–2016): Trò chơi truyền hình mua bản quyền từ chương trình Wheel of Fortune của Mỹ.
  • Chuyển động 24h (từ 2014): Bản tin cập nhật tin tức mới nhất của Việt Nam & thế giới.
  • Chào buổi sáng (từ 1995): Bản tin đầu tiên trong ngày mới được phát sóng trên VTV1.

Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam qua các thời kì

ong-le-ngoc-quang-tong-giam-doc-dai-truyen-hinh-viet-nam
Ông Lê Quang Ngọc – Tổng giám đốc hiện tại của VTV

Danh sách Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam qua các thời kì:

  • Trần Lâm: Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh – Truyền hình.
  • Lê Quý:Trưởng Ban biên tập Vô tuyến truyền hình năm 1971; 1975–1978; Tổng Biên tập Đài Truyền hình Trung ương (1980–1984).
  • Huỳnh Văn Tiểng: Trưởng Ban biên tập Vô tuyến truyền hình (1971–1975).
  • Lý Văn Sáu:Tổng biên tập Đài Truyền hình Trung ương (1978–1980).
  • Nguyễn Văn Hán: Tổng biên tập Đài Truyền hình Việt Nam kiêm Giám đốc Trung tâm Nghe nhìn (1984–1988).
  • Phạm Khắc Lãm: Tổng Giám đốc kiêm Tổng Biên tập Đài Truyền hình Việt Nam (1988–1993).
  • Hồ Anh Dũng: Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (1994–2001).
  • Vũ Văn Hiến: Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (2001–2011).
  • Trần Bình Minh: Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (2011–2021).
  • Lê Ngọc Quang: Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam (2021–nay).

Thông tin tuyển dụng Đài Truyền hình Việt Nam mới nhất

Vtv.vn – Chương trình “Chuyện đêm muộn” phát sóng trên kênh VTV3 bắt đầu tìm kiếm thêm những gương mặt người dẫn chương trình mới, tiềm năng. “Chuyện đêm muộn” là một trong những chương trình talkshow thú vị trên kênh VTV3. Nơi các nghệ sĩ có thể trải lòng những điều khó nói, những bí mật chưa bao giờ tiết lộ. Sau một thời gian phát sóng, “Chuyện đêm muộn” nhận được nhiều sự quan tâm và ủng hộ của các khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ mong muốn thử sức vai trò MC chương trình. Để có thể tiếp cận nhiều hơn với các chủ đề mới mẻ, cũng như tìm kiếm những gương mặt tài năng phù hợp, “Chuyện đêm muộn” tổ chức casting MC dự kiến ngày 31/08/2022.

Mọi thông tin chi tiết và nộp hồ sơ, mời các bạn theo dõi qua Fanpage: Official Fanpage of Chuyện Đêm Muộn hoặc liên hệ theo số điện thoại: 0965778558, Email : hoangson287@gmail.com

Thông tin liên hệ Đài Truyền hình Việt Nam


Trụ sở: 43 Nguyễn Chí Thanh – Ba Đình – Hà Nội.

Tel: (024) 3.8355931

Fax: (024) 3.7714353

Website: http://vtv.gov.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/VTVtoiyeu/

Như vậy, Địa điểm Việt Nam đã chia sẻ một số thông tin hữu ích nhằm giải đáp thắc mắc về Đài Truyền hình Việt Nam đến với các bạn. Hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để Địa điểm Việt Nam giải đáp những thắc mắc của bạn. Hãy truy cập Website: https://diadiemvietnam.vn để biết thêm nhiều bài viết hay về các địa điểm tại Việt Nam.

Để cộng đồng Địa điểm Việt Nam được phát triển, Ban quản trị xin phép mời các bạn đọc tham gia Group Facebook chính thức của cộng đồng để theo dõi thêm nhiều những địa điểm lý tưởng, hấp dẫn, mới lạ khác của Việt Nam, và cùng các thành viên của cộng đồng chia sẽ những địa điểm hấp dẫn mà các bạn đã được trải nghiệm để cộng đồng ngày càng phát triển, đưa vẻ đẹp Việt Nam tới nhiều người hơn nữa. Xin trân thành cảm ơn quý bạn đọc! Link tham gia Group Địa điểm Việt Nam:

fb.com/groups/diadiemvietnam.vn

Bài viết liên quan